10 sự thật về trầm cảm sau sinh các cặp vợ chồng phải biết

Thiên chức làm mẹ là món quà tuyệt diệu mà tạo hóa dành cho người phụ nữ, điều đó thật thiêng liêng và đáng tự hào. Tuy nhiên đi kèm với thiên chức đó, người phụ nữ phải đối mặt với những bệnh lý liên quan đến thời kỳ sinh đẻ. Có khoảng 13% các mẹ sau khi sinh con gặp chứng trầm cảm sau sinh.

Nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh là do cơ thể người mẹ có sự thay đổi lớn về mặt tâm sinh lý. Sự thay đổi hormone sau sinh, sự thay đổi về nội tiết tố sinh dục trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh bé, các mẹ có thể bị stress do chưa có kinh nghiệm chăm con, hoặc không tìm được, thiếu sự trợ giúp từ phía người thân, hoặc có thể do chưa sẵn sàng tâm lý để làm mẹ, …

Các mẹ có thể có những biểu hiện như buồn chán, khó ngủ, dễ bị kích thích, ăn uống không ngon miệng, hoặc gặp phải vấn đề về sự tập trung chú ý. Tuy nhiên, những biểu hiện này thường gặp trong một vài ngày đầu sau sinh và có thể kéo dài tối đa là 2 tuần do có sự thay đổi về hormone. Nếu biểu hiện kéo dài hơn 2 tuần thì các mẹ đã mắc phải căn bệnh trầm cảm sau sinh.

Chứng trầm cảm sau sinh ở mức độ nhẹ có thể chỉ biểu hiện ở việc tâm trạng đau buồn, đánh giá thấp bản thân hoặc suy sụp sau sinh. Nhưng một số trường hợp có những biểu hiện ở mức độ nguy hiểm như có ý định tự sát hoặc có những hành động làm chết đứa trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì chứng trầm cảm sau sinh dễ làm cho các mẹ mất khả năng chăm sóc con trẻ an toàn, đồng thời làm cho diễn biến của bệnh ngày càng trở nên kéo dài và khó khăn trong việc chữa trị. Đối với những bé có mẹ bị chứng trầm cảm sau sinh thường có nguy cơ không phát triển tốt cả về mặt thể chất cũng như tâm lý về sau.

1. 10 sự thật về chứng bệnh trầm cảm sau sinh mà các cặp vợ chồng nên biết đó là:

  1. Người mẹ không còn cảm thấy thích thú với con của mình.
  2. Người mẹ có những cảm xúc tiêu cực như ghét con, không yêu con, …
  3. Người mẹ luôn lo lắng ai đó hoặc thứ gì đó sẽ làm hại con mình.
  4. Người mẹ không còn quan tâm chăm sóc đến bản thân mình.
  5. Người mẹ cảm thấy không hài lòng với cuộc sống xung quanh.
  6. Người mẹ cảm thấy không còn sức lực hay động cơ để tiếp tục sống.
  7. Người mẹ cảm thấy tội lỗi hoặc cảm thấy mọi thứ đều vô giá trị.
  8. Người mẹ ăn không ngon miệng, sút cân nhanh chóng.
  9. Người mẹ thường xuyên nghĩ đến cái chết hoặc có ý định quyên sinh.
  10. Người mẹ có tâm trạng u buồn kéo dài.

Người chồng và những người thân trong gia đình cần phải theo dõi và xem xét thái độ hoặc biểu hiện của các mẹ sau sinh. Bên cạnh đó, tự bản thân các mẹ cũng cần phải tự quan sát bản thân. Nếu nhận thấy những dấu hiệu kể trên kéo dài trong một thời gian dài mà không có sự suy giảm thì cần phải đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lý để có cách điều trị hợp lý. Phát hiện và điều trị sớm sẽ góp phần điều trị bệnh thành công và đẩy lùi chứng trầm cảm sau sinh.

2. Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia giúp các mẹ có thể phòng ngừa chứng trầm cảm sau sinh.

Các mẹ nên tham gia lớp hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh. Đây sẽ là khóa học cung cấp cho các mẹ những kiến thức trong việc chăm sóc các bé, đồng thời hướng dẫn về tâm lý cho các mẹ sau khi sinh. Khi có được những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng sẽ giúp cho chị em tự tin, thoải mái hơn trong việc chăm sóc con nhỏ.

Để không cảm thấy áp lực, căng thẳng sau sinh, các mẹ nên chủ động trong việc đón nhận sự giúp đỡ từ phía những người thân xung quanh, chia sẻ việc chăm sóc em bé mới chào đời, đặc biệt với người bạn đời của mình. Nhờ vậy, các mẹ sẽ không còn cảm thấy lo lắng trong việc chăm sóc bé hoặc cảm giác tủi thân, cô đơn.

Các mẹ cần phải tự tin vào bản thân, nếu có những lo lắng hay bỡ ngỡ trong việc chăm sóc bé, các mẹ có thể trao đổi, chia sẻ với những người có kinh nghiệm. Đồng thời, chị em có thể tham khảo thêm thông tin trên sách báo, mạng xã hội, internet, … để giảm bớt tâm trạng hoang mang, lo âu không cần thiết.

Bên cạnh việc chăm sóc em bé, các mẹ cũng cần chú ý tới việc chăm sóc bản thân. Các mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn như nghe nhạc, đi bộ, đọc sách, tập thể dục nhẹ nhàng, … để giúp cho tinh thần thoải mái, thư thái hơn và làm giảm bớt nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Việc điều trị chứng trầm cảm sau sinh bên cạnh việc sử dụng các liệu pháp tâm lý để giúp giải tỏa tâm lý hoang mang, lo lắng. Trong một số trường hợp cần phải kết hợp với việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh. Chính vì vậy việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng, bởi trị bệnh trong giai đoạn đầu bao giờ cũng dễ dàng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *