11 căn bệnh hậu sản mà phụ nữ sau sinh thường gặp

Hậu sản là thời kỳ kéo dài khoảng 6 tuần, tức là 42 ngày sau khi sinh. Trong giai đoạn này, việc chăm sóc cơ thể là việc cực kỳ quan trọng vì bởi chỉ cần một chút sơ sảy, các mẹ sẽ có thể gặp những biến chứng nguy hiểm. Thông thường, các mẹ sau sinh đều có nguy cơ mắc phải các bệnh hậu sản dưới đây, chúng ta cùng tham khảo thêm để biết cách phòng tránh nhé!

1/ Đau bụng dưới

Sau khi sinh được một tuần, tử cung co lại chỉ bằng một nửa so với lúc mang thai. Một tuần sau đó, khi sờ vào bụng dưới, mẹ sẽ không còn cảm thấy tử cung nữa. Quá trình này sẽ không gây cảm giác đau đớn, nhưng nếu phát hiện thấy cảm giác đau đớn nhiều, mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt để xem mình có mắc các bệnh viêm nhiễm gì không nhé! Bởi đau bụng dưới có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng dạ con, viêm ruột thừa, viêm phần phụ hoặc viêm đại tràng…

2/ Sốt

Nếu sản phụ bị sốt trên 38 độ C trong khoảng 2 – 3 ngày sau sinh có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm tử cung. Trong trường hợp này, mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, bởi nếu bệnh chuyển biến xấu, và nhiễm trùng vào máu. Đặc biệt, sau  khi sinh, nếu mẹ bị sốt cũng không được dùng thuốc kháng sinh bừa bãi, nó sẽ ảnh hưởng đến em bé đang bú mẹ. Các mẹ nên đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị.

11 căn bệnh hậu sản mà phụ nữ sau sinh thường gặp bao gồm sốt

3/ Táo bón thời kỳ hậu sản

Táo bón là hiện tượng thường gặp sau khi sinh, bởi các mẹ thường sợ mỗi lần đi đại tiện vì vết mổ sau sinh hoặc vết rạch tầng sinh môn. Thêm vào đó, thời gian sau sinh, do chế độ ăn nhiều đạm, bổ dưỡng, thiếu chất sơ… cũng làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Để phong trường hợp táo bón sau sinh, mẹ nên uống nhiều nước và vận động nhẹ nhàng sau sinh, ăn nhiều hoa quả, rau củ nhiều chất xơ để kích thích tiêu hóa.

4/ Đau ở vết khâu rạch tầng sinh môn

Trong khi sinh con, rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến mà các mẹ bầu thường phải trải qua. Bởi tầng sinh môn có nhiều mạch máu nên việc rạch và khâu lại thường khiên chị em đau nhức. Nhưng trên thực tế, vết rạch này lại khá mau lành nếu được chăm sóc cẩn thận và giữ vệ sinh sạch sẽ.

Sau khi sinh vài ngày, mẹ sẽ cảm thấy đau và khó chịu mỗi khi vận động, điều này là hết sức bình thường. Tuy mau lành nhưng nếu không chăm sóc tốt, vết thương này thường rất dễ nhiễm khuẩn vì vị trí của nó rất nhạy cảm. Nếu đau nhức nhiều, sưng, phù nè, hoặc có mùi hôi, hay có mủ xuất hiện thì mẹ nên đi khám ngay nhé!

5/ Hiện tượng sản giật sau sinh

Sản giật là một biến chứng nguy hiểm mà sản phụ có thể gặp phải với các triệu chứng bao gồm: Đau đầu, buồn nôn, mờ mắt, ù tai, co giật, cuối cùng thường hôn mê. Các mẹ nên cẩn thận với các dấu hiệu này bởi nó ảnh hưởng đến tính mạng.

6/ Nhiễm trùng đường tiết niệu

11 căn bệnh hậu sản mà phụ nữ sau sinh thường gặp bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu

Tử cung lớn, chèn ép lên bàng quang trong thai  kỳ là một trong những di chứng khiến cho mẹ bầu sau khi sinh bị bí tiểu. Thêm vào đó là nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu với các dấu hiệu như: đái buốt, tiểu dắt nhiều lần. Để phòng bệnh lý này, sản phụ sau sinh nên chịu khó chườm nóng, massage hoặc châm cứu vùng bụng dưới để khai thông đường tiểu.

7/ Hiện tượng rụng tóc sau sinh

Rụng tóc sau khi sinh là một hiện tượng bình thường. Tình trạng này thường kéo dài khoảng 1-2 tháng đầu. Sau đó, tóc sẽ được mọc lại vào khoảng 2- 6 tháng. Mẹ không nên lo lắng quá nhé!

8/ Bệnh trĩ thời kỳ hậu sản

Mẹ bầu thường mắc bệnh trĩ trong khi mang thai. Và hiện tượng này sẽ nặng hơn sau khi sinh. Bởi trong quá trình rặn đẻ, việc dùng sức sẽ làm bệnh trầm trọng hơn. Khoảng 2 – 3 tuần sau sinh, búi trĩ sẽ sưng to lên, làm cho sản phụ cảm giác đau đớn mỗi khi muốn đi đại tiện. Nhiều mẹ bầu vì đau mà nhịn việc đi đại tiện làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

9/ Rối loạn đường tiết niệu

Rối loạn đường tiết niệu như chứng tiểu không kiểm soát là một trong những căn bệnh hậu sản mà sản phụ thường mắc phải bên cạnh dấu hiệu bí tiểu và nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do: Thành âm đạo bị rách vì tác động của các thủ thuật trong khi sinh, và do cổ bàng quang bị tổn thương.

11 căn bệnh hậu sản mà phụ nữ sau sinh thường gặp bao gồm rối loạn đường tiết niệu

10/ Đau đầu thường xuyên

Trong khi sinh, việc dùng thuốc tê, thuốc mê, thiếu máu, huyết áp cao khiến sản phụ bị đau đầu, nặng đầu. Đây là hiện tượng khá bình thường. Để khắc phục hiện tượng này, mẹ nên đi ngủ sớm, ngủ nhiều hơn nhé!

11/ Xuất huyết muộn sau sinh

Trong khoảng 2 – 3 ngày hoặc muộn hơn sau khi sinh, nếu sản phụ vẫn ra sản dịch màu đỏ chứ không phải sản dịch sẫm màu thì đó có thể là dấu hiệu của xuất huyết muộn do sót nhau thai. Trong trường hợp này, mẹ nên đi khám ngay để cầm màu và điều trị kịp thời.

Hướng dẫn cách phòng ngừa các bệnh hậu sản:

Các bác sĩ khuyên rằng: Sau khi sinh, cơ thể người mẹ rất mệt mỏi, yếu, lỗ chân lông giãn ra, khiến cho các cơ quan trong cơ thể đào thải các chất cặn bã ra ngoài và đồng thời, phục hồi chức năng bình thường của bà mẹ đã thay đổi trong thời kỳ mang thai. Cho nên việc chăm sóc cần phải kết hợp cả y học cổ truyền và y học hiện đại để có kết quả tốt nhất.

Sau khi sinh về, nên theo dõi sức khỏe bà mẹ trong 3 ngày đầu tiên bằng các chỉ số: huyết áp, dấu hiệu của choáng, sốc, số lượng nước tiểu, để phòng và cấp cứu kịp thời băng huyết, sản giật. Nên vận động và đi lại nhẹ nhàng để hạn chế liệt ruột và bàng quang. Theo dõi số lượng sản dịch, mùi của sản dịch, sự co giãn của tử cung. Đặc biệt, cần phải theo dõi sắc mặt, màu lưỡi, thể chất và tinh thần của sản phụ. Tất cả những điều này sẽ giúp cho gia đình phát hiện nhứng dấu hiệu nguy hiểm để tránh sót rau, nhiễm trùng hậu sản, sản giật gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng cản sản phụ.

Chuẩn bị tinh thần thoải mái và vui vẻ sau khi sinh, chia sẻ với chồng và gia đình các công việc chăm sóc em bé sau sinh, các công việc nhà… để giảm căng thẳng và mệt mỏi cũng như trầm cảm sau sinh.

Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé sau khi sinh, các mẹ nên nắm rõ các căn bệnh hậu sản như trên để chuẩn bị tốt nhất cho thời  gian sắp tới cũng như cách phòng ngừa các bệnh phụ khoa sau sinh.  Nếu không may mắc phải các bệnh hậu sản thì sản phụ nên đến bệnh viện gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *