90% các mẹ đều làm sai cách chăm sóc em bé sinh mổ

Trẻ sinh mổ có rất nhiều đặc điểm khác biệt với trẻ sinh thường, cho nên để giúp bé phát triển tốt như sinh thường, các phải phải chăm sóc em bé sinh mổ đúng cách.

Xem thêm: Cẩm nang chăm sóc em bé sau khi sinh tốt nhất

Những “thiệt thòi”  của trẻ sinh mổ

Chắc chắn bạn cũng nhận thấy rằng, việc chăm sóc em bé sinh mổ thường khó khăn hơn rất nhiều so với trẻ sinh thường. Các bé sinh mổ thường dễ mắc các bệnh như dị ứng, hen suyễn, khò khè, chàm sữa… khiến cả nhà lo lắng.

Nhưng năm tháng đầu đời được coi là một khoảng thời gian đặc biệt cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Cho nên, các vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé về lâu về dài.

Việc chăm sóc em bé sinh mổ thường khó khăn hơn rất nhiều so với trẻ sinh thường

Vì sao trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh?

Trẻ sinh mổ có một hệ miễn dịch kém phát triển hơn trẻ sinh lại như vậy?

– Thứ nhất: Hệ vi sinh đường ruột là thành phần cơ bản giúp hình thành hệ miễn dịch đặc biệt cho trẻ, và có đến 70% tế bào miễn dịch của cơ thể có mặt đường ruột. Khi sinh thường, trẻ sẽ nuốt những lợi khuẩn có mặt trên đường sinh tự nhiên của mẹ tức âm đạo. Điều này giúp cho hệ vi sinh ruột kích thích ngay từ khi trẻ chào đời. Ngược lại, trẻ sinh mổ mất đi cơ hội tiếp xúc với những lợi khuẩn, khiến hệ vi sinh được kích hoạt chậm hơn.

– Thứ hai: Nhưng biến đổi của cơ thể bé khi sinh thường cũng “đóng” sớm, làm thúc đẩy tuyến vú tiết sữa nên mẹ có thể cho con bú ngày khi còn trên bàn sinh. Còn khi sinh mổ, mẹ phải chờ 4 – 5 tiếng sau mới được tiếp xúc với bé, nguồn kháng thể trong sữa cũng đến với bé chậm hơn nhiều. Nên hệ miễn dịch của bé sẽ không được hoàn thiện.

Chính những sự chậm trễ này, là nguyên nhân dẫn đến việc hệ miễn dịch của các bé sinh mổ bất ổn. Theo đó, các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sinh thường chỉ mất khoảng 10 ngày sau khí inh để hoàn thiện hệ miễn dịch của mình, còn nếu trẻ sinh mổ thì phải chờ đến 6 tháng sau. Tức là mất thời gian gấp gần 20 lần.

Vì những đặc điểm này mà các bé sinh mổ đòi hỏi cần phải có sự chăm sóc đặc biệt hơn rất nhiều. Cụ thể, chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây:

Chăm sóc trẻ sinh mổ

Cho trẻ bú sữa mẹ: Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Sữa mẹ không chỉ chứa các hợp chất hoàn hảo cho sự phát triển toàn diện của các bé, mà còn chứa các vi khuẩn tốt như: bifidobacteria và lactobacillii giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Các vi khuẩn có lợi này qua sữa mẹ sẽ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể bé, kích hoạt các vi khuẩn trong cơ thể bé, hình thành nên hệ miễn dịch cho trẻ.

Chăm sóc trẻ sinh mổ

Thêm vào đó, trong sữa mẹ còn có các oligosaccharides và các yếu tố khác giúp tăng cường sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột ở trẻ nhỏ. Đó chính là lý do khiến sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh cả sinh mổ và sinh thường.

Cân bằng não: Trong 3 tháng đầu, sáu khi sinh, trẻ cần được bế nhiều, vỗ về hoặc cho trẻ đượcnăm trong nôi để rèn luyện khả năng cân bằng tiền đình. Khi được 7, 8 tháng tuổi, ba mẹ cần phải tập luyện cho trẻ cách bám, vịn, và đi.

Cảm giác bản năng: Cảm giác của trẻ sinh mổ không được nhạy cảm, khả năng điều hòa cơ thể kém, các động tác vùng về. Một số trẻ còn gặp khó khăn trong khả năng ngôn ngữ. Khi trẻ lớn, cha mẹ nên cho trẻ chơi các môn thể thao mang tính vận động nhiều hơn như: chơi bóng, cầu lông, nhảy dây, đá cầu…

Xúc giác: Khi trẻ được 3 tuổi mà vẫn mút tay hoặc cắn các loại đồ chơi của mình thì đó có thể làbphản ứng mẫn cảm của xúc giác khi sinh mổ.  Ba mẹ nên giúp trẻ tăng cường mẫn cảm của xúc giác bằng cách:

– Thường xuyên cho trẻ chơi với cát và nghịch nước… để tăng cường xúc giác.

– Sau khi tắm cho trẻ, các mẹ nên dùng khăn tắm, quấn quanh người bé cho khô để kích thích xúc giác của trẻ.

– Đặc biệt, khuyến khích trẻ chơi trò chơi các các bạn để tăng sự tiếp xúc với các bạn.

Thực tế, trên thế giới tỷ lệ trẻ tử vong ở trẻ sơ sinh vẫn còn cao. Gần 2/3 số trẻ sơ sinh chết trong tuần lễ đầu sau sinh! Ở các nước đang phát triển, số phần trăm trẻ tử vong là do viêm phổi, nhiễm trùng huyết… đặc biệt là trong lúc sinh và thời gian đầu sau sinh. Các mẹ trước khi sinh cần được huấn luyện và trang bị những kiến thức cơ bản chăm sóc trẻ nhỏ sau sinh một cách an toàn, tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Ở các nước Đông Nam Á, 25 – 30% trẻ sơ sinh nhẹ cân (cân nặng dưới 2.500g). Cứ 10 trẻ sơ sinh chết thì trong đó có 7 – 8 trẻ nhẹ cân. Phần lớn các nguyên nhân đều là do viêm phổi, nhiễm trùng huyết, sinh ngạt, hạ thân nhiệt… Các ca tử vong này hầu hết đều có thể tránh được nếu như mẹ biết cách chăm sóc trong thời kỳ sơ sinh. Cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng… trước khi quá muộn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *