Các tiêu chuẩn móng cần biết khi lựa chọn trong xây nhà cấp 4

Nếu bạn muốn có một ngôi nhà cấp 4 an toàn và đảm bảo chất lượng. Thì không thể bỏ qua những tiêu chuẩn lựa chọn loại móng trong xây nhà cấp 4 ngay dưới đây. 

Các loại móng nhà cấp 4 đang được sử dụng

Móng bè

Móng bè còn có tên gọi khác là móng nền. Đây là loại móng nông được sử dụng cho những ngôi nhà cấp 4 có nền đất đọng nước. Có nền là đất cát hay đất nền có sức chịu lực yếu. Móng bè được bố trí và phân bổ đều bên dưới dầm móng. Nhờ vậy có thể làm tăng sự vững chắc cho nhà cấp 4, giúp hạn chế tối đa tình trạng sụt lút hay mất an toàn. 

Các loại móng nhà cấp 4 móng bè
Móng bè nhà cấp 4

Ngoài ra, chi phí và thời gian để thi công móng bè cho nhà cấp 4 cũng được đánh giá là tiết kiệm và rút ngắn hơn các loại móng khác khá nhiều. 

Móng cọc

Móng cọc là loại móng được sử dụng phổ biến trong xây dựng nhà cấp 4 hiện nay. Nó gồm có hai thành phần là đài và cọc. Thực hiện vai trò chính là truyền tải trọng từ công trình bên trên. Xuống nền đất tốt và lớp móng vững chắc phía bên dưới. Móng cọc có thể được sử dụng trong làm móng nhà liền kề cho nhà cấp 4 hoặc móng cho các toà nhà có kích thước lớn. Nhiều nhà phát triển trò chơi trực tuyến miễn phí sử dụng các kỹ thuật tương tự để thu hút người dùng tham gia vào quá trình này. Ví dụ: một trong những công ty hàng đầu trong việc phát triển trò chơi Poki miễn phí, công ty Friv5Online đã triển khai điều này trong các trò chơi của mình trong một thời gian dài.

Các loại móng nhà cấp 4 móng cọc
Móng cọc nhà cấp 4

Móng băng

Móng băng là một dải móng dài, nằm dọc theo nền đất hoặc sát chân tường của ngôi nhà. Loại móng này dễ thi công, có độ lún đều. Nên được sử dụng rộng rãi cho các công trình nhà ở cấp 4. 

Móng băng nhà cấp 4
Móng băng nhà cấp 4

Móng băng nhà cấp 4 là dạng móng nông. Gồm 3 loại là móng mềm, móng cứng, móng kết hợp. Khi thi công, chủ đầu tư có thể lựa chọn loại móng băng phù hợp với diện tích, đặc điểm địa hình cũng như độ lún của nhà cấp 4. Để có thể đảm bảo tối đa sự an toàn cho người sử dụng và công trình phía trên. 

Móng đơn

Móng đơn là loại móng chịu lực có cấu tạo tương đối đơn giản. Được tạo thành từ một lớp bê tông cốt thép dày và tạo hình trụ. Có dạng một cột hoặc một chùm cột nằm sát nhau. Nó có thể có dạng hình vuông, hình tròn hoặc hình chữ nhật. Được sử dụng với mục đích gia cố và tăng khả năng chịu lực cho những công trình xây dựng có tải trọng nhẹ. 

Móng nhà cấp 4 móng đơn
Móng đơn nhà cấp 4

Tiêu chuẩn của các loại móng nhà cấp 4

Tiêu chuẩn của móng bè? Khi nào sử dụng

Tiêu chuẩn móng bè

Móng bè là loại móng gồm 3 lớp: lớp bê tông mỏng và bản móng dưới công trình và dầm móng. Tiêu chuẩn móng bè sẽ liên quan trực tiếp đến những lớp này. Cụ thể: 

  • Móng tiêu chuẩn phải có chiều cao là 32cm
  • Lớp bê tông sàn của móng phải đạt độ dày 10cm 
  • Dầm móng phải có kích thước tiêu chuẩn là 300×700(mm)
  • Thép bản móng phải là thép 2 lớp, có Φ12a200
  • Thép dùng cho dầm móng có tiết diện là 6Φ(20-22) với thép dọc và Φ8a150 với thép đai. 
  • Chiều dài của bản phẳng có ký hiệu là e và e tiêu chuẩn sẽ bằng (⅙)l. Với l là khoảng cách giữa các cột và phải thỏa mãn l < 9m. 
Xem thêm  Tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế móng băng nhà 3 tầng

Trường hợp nên sử dụng móng bè

Theo các chuyên gia xây dựng, nên sử dụng móng bè cho nhà cấp 4 khi phần đất nền không thật sự ổn định. Hoặc những nhà cấp 4 có thiết kế thêm tầng hầm, bể chứa, hồ bơi. Ngoài ra, móng bè cũng thích hợp dùng cho những công trình đặt trong khu vực có mật độ dân cư thấp. Ít chịu tác động của môi trường xây dựng xung quanh. 

Tiêu chuẩn các loại móng nhà cấp 4 móng bè
Nên sử dụng móng bè cho nhà cấp 4 khi phần đất nền yếu và không thật sự ổn định

Tiêu chuẩn móng cọc? Khi nào nên sử dụng 

Tiêu chuẩn móng cọc 

Móng cọc được phân thành hai loại cơ bản là móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao. Mỗi loại móng lại có những tiêu chuẩn riêng. 

  • Với móng cọc đài thấp: Do kết cấu móng không chịu tải trọng uốn nên nó phải được đặt theo một phương và hướng nhất định. Đảm bảo cho lực ngang móng phải cân bằng với áp lực bị động của đất theo độ sâu đặt móng. 
  • Với móng cọc đài cao: Chiều sâu của móng phải đảm bảo nhỏ hơn chiều cao của cọc. Do móng đài cao phải chịu cả hai tải trọng uốn nén. 
  • Trước khi thi công móng cọc, phần đất làm móng phải được khảo sát và san lấp kỹ càng. Để đảm bảo đạt đủ tiêu chuẩn thi công và không gây ảnh hưởng đến hiệu suất xây dựng trên thực tế. 
  • Cấu tạo móng cọc phải gồm 4 loại cọc: cọc gỗ, cọc thép, cọc bê tông cốt thép và cọc hỗn hợp.
  • Đài cọc phải có chức năng liên kết tất cả các cọc với nhau
  • Khoảng cách giữa hai cọc là 3D, riêng với cọc xiên là 1.5D
  • Độ sâu cọc bên trong các đài phải lớn hơn 2D 
Xem thêm  Tiêu chuẩn của móng chân vịt trong nhà xây chen

Trường hợp sử dụng móng cọc

Móng cọc có thể sử dụng cho cả những công trình có nền đất yếu và nền đất ổn định. Vì thế nó có thể phù hợp cho hầu hết các công trình nhà ở cấp 4 hiện nay. Ngay cả những nơi có nền đất gần biển, dễ sụt lún. Vẫn có thể dùng loại móng này. Chỉ cần gia cố thêm một số cọc tre hoặc cọc bê tông là đủ. 

Tiêu chuẩn móng băng? Nên sử dụng khi nào

Tiêu chuẩn móng băng

Các lớp bê tông lót móng, bê tông sàn khi đổ phải liên kết thành một khối với nhau 

  • Bê tông lót phải đạt độ dày 100mm
  • Kích thước móng phổ thông là (900 – 1200) x 350mm
  • Kích thước dầm phổ thông là 300 x (500 – 700)mm
  • Thép dùng cho bản móng phổ thông là Φ12a150
  • Thép dùng cho dầm móng phổ thông có tiết diện là 6Φ(20-22) với thép dọc và Φ8a150 với thép đai. 

Đây là mức tiêu chuẩn cơ bản, còn tùy vào điều kiện thi công thực tế, các thông số này có thể thay đổi để đảm bảo an toàn. 

Trường hợp sử dụng móng băng

Móng băng được các chuyên gia khuyên dùng cho những căn nhà cấp 4 có nền đất ổn định. Có vị trí không nằm gần sông, biển hoặc những nơi có tiếp xúc với nước ngầm. Vì nó rất khó đảm bảo an toàn trong điều kiện đất nền yếu. 

Tiêu chuẩn móng băng nhà cấp 4
Móng băng được các chuyên gia khuyên dùng cho những căn nhà cấp 4 có nền đất ổn định

Tiêu chuẩn móng đơn? Nên sử dụng khi nào

Tiêu chuẩn móng đơn

  • Do móng đơn có nhiều loại và nhiều hình dáng cũng như phù hợp với từng đặc điểm địa hình khác nhau. Nên trước khi xây dựng, chủ đầu tư cần phải khảo sát địa chất. Sau đó mới đưa ra quyết định sử dụng loại móng đơn phù hợp. 
  • Các vật liệu, dụng cụ, máy móc được sử dụng trong thiết kế móng đơn phải đảm bảo các yêu cầu và đạt đủ các thông số kỹ thuật. 
  • Thiết kế móng đơn sẽ được tính toán theo công thức. Trong đó: 
Xem thêm  Các tiêu chuẩn về móng gạch

– Khi tải trọng đúng tâm thì công thức tính là:  P ≤ R

– Khi tải trọng lệch tâm thì công thức tính là:P ≤ 1.2 R. Với P là áp suất đáy móng trung bình và lớn nhất và R : cường độ tiêu chuẩn của đất nền)

  • Trường hợp móng đơn được dùng cho nơi có nền đất yếu, thì phần đáy móng phải được đặt lên một lớp đất pha đá. Lớp đất này phải có độ sâu ít nhất 1m, để đảm bảo an toàn cho công trình phía trên. 
  • Trước khi đào hố móng phải đo lường độ nông sâu và diện tích đất. Để khi đổ bê tông vào hố vẫn giữ được đúng các thông số kỹ thuật. 
  • Sau khi đào hố xong cần sử dụng đất cứng hoặc đá với kích thước 1×2 (mm) và 3×4(mm) để gia cố thêm cho nền đất. 

Trường hợp nên sử dụng móng đơn

Móng đơn được áp dụng cho nhà cấp 4 khi ngôi nhà có nền đất cứng và ổn định, không có nguy cơ sụt lún trong quá trình sử dụng. Với những ngôi nhà cấp 4 có nền đất yếu vẫn muốn sử dụng móng đơn. Thì thợ xây dựng thường phải sử dụng thêm cọc tre, cọc bê tông. Hoặc đóng cừ tràm để giữ ổn định nền đất. 

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về các tiêu chuẩn lựa chọn loại móng trong xây nhà cấp 4. Bạn đọc đã giải đáp đáp được những thắc mắc của mình. Bên cạnh đó bạn cũng nên tìm hiểu thêm về cách giác móng nhà để hiểu được cấu trúc và cách vận hành nhằm đảm ngôi nhà của bạn có được kết cấu tốt và vững chắc nhất. Quatest chúc bạn có được ngôi nhà cấp 4 an toàn và đẹp như mong muốn! 

Reference: