Cây Kim Ngân – Tính năng, tác dụng và cách chăm sóc

Cây kim ngân là loài cây mang trong mình sức sống mạnh mẽ. Nó mang trong mình vẻ đẹp đơn giản nhưng lại cực kỳ bắt mắt và thu hút. Tìm hiểu kỹ hơn về loại cây này qua những thông tin ngay dưới đây của Quatest.

Thông tin đầy đủ về cây kim ngân

Tên khoa học

Cây kim ngân hay cây tiền, cây thắt bím, cây bím tóc có tên gọi tiếng anh là Money Tree Plant. Tên khoa học của nó là Pachia Aquatica, thuộc họ thực vật Bombacaceae. Kim ngân có xuất xứ từ khu vực đầm lầy Trung Mỹ, Nam Mỹ, Mexico và Brazil. Tại Việt Nam, loài cây này phân bố ở hầu khắp cả nước.

cây kim ngân đặc điểm
Cây kim ngân có tên khoa học của nó là Pachia Aquatica

Đặc điểm

Rễ

Rễ của cây kim ngân là dạng rễ chùm. Chúng vươn ra mạnh mẽ và phát triển khá nhanh. Chính vì thế cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt cả trong điều kiện sống thủy sinh. Hoặc hơi khô hạn một chút.

Thân

Thân kim ngân là loại thân gỗ nhỏ. Tuy nhiên phần thân này không hoàn toàn là dạng thân gỗ thẳng như các loại cây khác. Mà nó có thể cuộn xoắn lại với nhau thành hình dáng đẹp mắt. Có lẽ cũng chính vì đặc điểm thân này mà người ta gọi nó là cây bím tóc. Ngoài hình bím tóc, thân cây của kim ngân cũng rất dễ tạo hình. Bởi vậy nên người yêu thích các loại cây cảnh rất thích loại cây này. Thân cây kim ngân có thể phát triển to nhỏ tuỳ thuộc vào chậu đất mà bạn trồng.

Cây kim ngân xoắn
Thân cây kim ngân

Cây kim ngân có lá to, xòe rộng, mang màu xanh đậm tươi tốt. Trên một nhánh cây có thể có từ 3, 5 hoặc 7 lá. Khi trưởng thành các nhánh lá có thể đạt đến kích thước 1 bàn tay của người lớn. Cũng bởi màu xanh đặc trưng của những phiến lá kim ngân. Mà nhiều người cho rằng chúng có thể đem đến may mắn, tài lộc cho người trồng.

Phân loại

Cây kim ngân để bàn

Kim ngân để bàn là loại kim ngân thường gặp nhất hiện nay. Nó có chiều cao trung bình từ 50 đến 70cm. Sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường ít ánh sáng. Thường được trồng trong các chậu thủy sinh hoặc các chậu cây nhỏ. Phù hợp để trên bàn làm việc, bàn, kệ trang trí. Kim ngân để bàn có lá chủ yếu mọc ở ngọn cây. Phía dưới thân hầu như không có cành lá. Loại kim ngân này không có hoa, không có quả như kim ngân ngoài tự nhiên.

Cây kim ngân để bàn
Cây kim ngân để bàn

Cây kim ngân ngoài tự nhiên

Cây kim ngân ngoài tự nhiên là loại cây kim ngân sống ở môi trường bên ngoài. Là loài cây ưa sáng và cây trưởng thành có thể cao đến 18m. Tất cả các bộ phận cây từ rễ, thân, lá đều lớn hơn kim ngân để bàn rất nhiều. Bên cạnh đó, kim ngân ngoài tự nhiên còn có hoa và quả. Trong khi đó kim ngân để bàn lại không. Hoa kim ngân nở từ tháng 4 đến tháng 11 hằng năm. Quả kim ngân trông khá giống quả bơ. Có đường kính khá lớn, đạt đến 10cm. Khi chín có màu nâu cam. Bên trong quả có từ 10 đến 20 hạt.

Xem thêm  Giá Trị Thật Của Cây Gỗ Xà Cừ!

Cây kim ngân có độc không?

Đối với các loại cây kim ngân được dùng để làm cảnh, đặt bàn. Thì các thành phần bên ngoài cây như rễ, thân lá đều không có độc tố. Thế nhưng ở trong mủ hoặc nhựa cây thì lại có thể gây ngộ độc cho con người.

Cây kim ngân có độc không
Kim ngân có độc ở phần nhựa và mủ cây

Trên thực tế, có một số trường hợp trẻ con nuốt phải nhựa kim ngân xuất hiện các triệu chứng như: buồn nôn, khó thở, rát, ngứa miệng. Chính vì thế, khi trồng loại cây cảnh này trong nhà, bạn cần phải hạn chế việc bé tiếp xúc trực tiếp với cây. Vì một phút lơ là có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trường hợp bé không may nuốt phải nhựa cây, bạn nên để bé súc miệng nhằm loại bỏ độc tố. Sau đó đưa bé đến địa chỉ y tế gần nhất để có các xử lý nhanh chóng và kịp thời.

Cây kim ngân có tác dụng gì?

Kim ngân là loại cây có rất nhiều tác dụng. Cụ thể với những loại cây sống ở ngoài tự nhiên thì với đặc điểm thân gỗ to lớn, người ta có thể trồng nó để lấy gỗ. Hoặc dùng để làm các món đồ nội thất. Còn với những giống cây kim ngân sống ở bên trong nhà, ngoài tác dụng chính là làm cảnh, trang trí. Nó còn có tác dụng đuổi muỗi, làm sạch không khí, tăng cường oxy. Theo quan niệm của ngày xưa, cây kim ngân có thể đem đến những điều tốt lành, tài lộc cho chủ nhân sở hữu chúng.

Ý nghĩa kim ngân cây

Kim ngân cây có thân cây vững chắc, thẳng đứng là biểu tượng cho những bậc chính nhân quân tử thời xưa. Các mẫu cây có thân xoắn và quận vào nhau là hình ảnh tượng trưng cho sự đoàn kết, gắn bó giữa mọi người. Lá cây lúc nào cũng xanh tốt là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ, may mắn và tài lộc dồi dào.

Ý nghĩa cây kim ngân
Kim ngân cây là biểu tượng cho những bậc chính nhân quân tử thời xưa

Cách chăm sóc cây kim ngân

Kim ngân trồng trong chậu

Với các loại cây kim ngân trồng trong chậu, bạn cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố. Trong đó các yếu tố quan trọng nhất là ánh sáng, độ ẩm, đất trồng, nước và phân bón. Trong đó:

  • Ánh sáng: Ở phía trên Quatest đã có đề cập đến kim ngân là loại cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ít sáng. Bởi dù là loại cây ưa sáng, nhưng kim ngân khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời có thể bị héo lá hoặc thậm chí là cháy lá. Vì thế nên khi chăm sóc cây, bạn không nên đặt chúng ở những nơi nhiều ánh nắng như gần cửa sổ hay ngoài ban công.
  • Độ ẩm: Kim ngân phù hợp với những nơi có độ ẩm cao. Vì thế, trong quá trình trồng và chăm sóc bạn nên lưu ý bổ sung độ ẩm cần thiết cho cây. Cách đơn giản nhất mà bạn có thể làm là dùng máy làm ẩm không khí. Hoặc là thiết kế một lồng kính nho nhỏ để chụp vào thân cây, tạo độ ẩm. Lồng kính cũng giúp chậu cây thêm phần ấn tượng và đẹp mắt hơn.
Xem thêm  Gỗ Sơn Huyết Quý Hiếm, Có Tiền Chắc Gì Đã Mua Được!
Độ ẩm cây kim ngân
Bạn có thể lựa chọn việc trồng cây kim ngân trong lồng kính để giữ độ ẩm ở mức tốt nhất
  • Đất trồng: Để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt trong một khoảng thời gian lâu dài. Bạn cần phải thường xuyên thay đổi đất trồng, để đảm bảo trong đất có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Loại đất tốt nhất để trồng cây kim ngân là đất thoáng và có khả năng giữ được ẩm. Khi trồng và chăm sóc cây kim ngân trong nhà, bạn nên sử dụng đất vi sinh để cây phát triển được tốt nhất và hạn chế được tối đa sâu bệnh.
  • Nước: Vì là trồng kim ngân trong chậu, thế nên bạn không nên tưới quá nhiều nước, hoặc tưới quá nhiều lần cho một chậu cây. Bởi quá nhiều nước sẽ khiến đất mất đi độ thông thoáng. Làm hỏng hoặc thối phần rễ cây. Dẫn đến các phần bên trên không thể sinh trưởng và phát triển tốt gây chết cây.
  • Phân bón: Loại phân bón tốt nhất cho kim ngân cây là phân ủ hữu cơ, thuộc dạng dung dịch hoặc dạng túi trà. Để rễ cây có thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tốt nhất và nhanh nhất. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung thêm mùn gỗ đã được ủ mục để giúp duy trì độ ẩm đất ở mức vừa phải.

Kim ngân trồng thủy sinh

Đối với kim ngân trồng thủy sinh thì bạn không cần phải quan tâm nhiều đến độ ẩm hay phân bón. Chỉ cần để ý một chút đến liều lượng nước, ánh sáng là đủ. Với nước của kim ngân thủy sinh, bạn không nên để nước ngập đến tận thân cây. Tốt nhất là chỉ chạm đến phần rễ dài nhất. Kèm theo đó, bạn đừng để đến khi cây hết nước mới cho thêm vào. Mà nên thay nước thường xuyên 1 tuần/ 1 lần.

Thông tin tham khảo

Cách chăm sóc cây kim ngân vào mùa đông

Theo các nghiên cứu khoa học, thì cây kim ngân sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 18 đến 26 độ. Trong đó, ngưỡng nhiệt độ mà cây có thể sống được là từ 4 đến 40 độ. Điều này cho thấy, nếu mùa đông mà nhiệt độ xuống dưới 10 độ, thì bạn cần phải có biện pháp duy trì nhiệt độ ổn định cho cây. Bên cạnh đó, vào mùa đông kim ngân thường sinh trưởng và phát triển khá là chậm. Nên bạn cần kéo dài thời gian tưới nước. Trước đây là 1 tuần/1 lần, thì bây giờ sẽ là 2 tuần/1 lần. Để hạn chế tình trạng úng nước vào rễ cây. Cây kim ngân là loại cây trong nhà nên bạn có thể thể trồng cây kim ngân trong chậu nhỏ.

Xem thêm  Bật mí tất tần tật những điều bạn cần biết về cây hoa mai

Kim ngân được trồng trong đất tơi xốp và chăm sóc cây kim ngân đơn giản không tốn quá nhiều thời gian. Một lưu ý trong cách trồng và chăm sóc cây kim ngân là bạn nên sử dụng chậu thủng đáy chậu để giúp cây thoát nước nhanh chóng. Nhiều gia đình tin rằng, trồng cây kim ngân trong nhà sẽ mang lại tiền tài và may mắn cho gia chủ.

Cách chăm sóc cây kim ngân vào mùa đông
Vào mùa đông bạn nên tưới nước cho kim ngân theo tần suất 2 tuần/ 1 lần

Một số bệnh thường gặp ở cây kim ngân

Dưới đây là một số bệnh thường gặp khi trồng và chăm sóc cây kim ngân:

  • Rụng lá: Thường người ta chỉ nghĩ khi lá cây già và không còn khả năng sinh trưởng nữa nó sẽ tự động rời khỏi cây bằng cách rụng xuống. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với một số loại cây rụng lá vào mùa thu. Còn đối với cây kim ngân – loài cây lúc nào cũng có lá cây màu xanh tốt. Thì chủ yếu nguyên nhân chính là do người trồng di chuyển cây đi quá nhiều nơi trong một thời gian ngắn. Dẫn đến việc lá chưa kịp thích nghi với điều kiện ánh sáng. Cuối cùng là bị rụng liên tục.
  • Vàng lá: Hiện tượng vàng lá xảy ra khi cây kim ngân rơi vào tình trạng úng nước. Lúc này, nếu không có cách thoát nước hoặc làm khô đất kịp thời. Thì cách tốt nhất là bạn nên thay đất cho cây và điều chỉnh lượng nước tưới hàng ngày. Để đảm bảo cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Lá nâu: Lá cây kim ngân chuyển sang màu nâu khi độ ẩm của môi trường quá thấp. Nếu gặp phải tình trạng này bạn nên điều chỉnh lại độ ẩm bằng cách tưới thêm nước. Đồng thời cần hạn chế việc thay đổi độ ẩm một cách đột ngột. Để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Với những thông tin được Quatest cung cấp về cây kim ngân, hy vọng đã đem đến cho bạn nhiều kiến thức thú vị. Nếu cần thêm thông tin gì, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất nhé.