Gỗ Mun Thật Và Mun Giả Chỉ Khác Nhau Ở Điểm Này!

Trên thị trường, gỗ mun thật vẫn hay bị làm giả bởi 1 số loại gỗ khác có giá trị thấp hơn. Lẽ dĩ nhiên, các loại gỗ giả có chất lượng không thể bằng gỗ thật. Vậy nên, bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn cách phân biệt mun thật và mun giả.

Trước khi đi đến cách phân biệt chi tiết mun thật và mun giả. Bạn nên tìm hiểu bản chất của loại gỗ này. Đó chính là cơ sở tốt nhất để bạn nhận ra được hàng thật và giả.

Nguồn gốc hình thành gỗ mun

Do sự biến đổi của vỏ trái đất, rất nhiều các loại cây có đặc tính tỏa hương thơm và diệt khuẩn như: cây trinh nam, cây hổng xuân, cây long não, v.v.., được chôn kín dưới lòng sông. Trong điều kiện tự nhiên đặc biệt, trải qua quá trình than hóa trong mấy ngàn năm hoặc thậm chí lên đến mấy chục ngàn năm. Các cây gỗ này sẽ dần biến thành gỗ mun. Chính vì có thời gian hình thành lâu, mà giá trị của gỗ mun còn cao hơn nhiều so với một số loại gỗ quý hiếm như sưa, hương, gỗ sến…

Đặc tính của gỗ mun

Đây là loại gỗ có chất gỗ rất cứng và chắc và có thớ gỗ mịn. Thân gỗ cứng như sắt, độ cứng và mật độ của chất liệu gỗ hơn cả sừng trâu. Nó có đặc tính không bay màu, không mục rữa, không bị côn trùng phá hoại. Dưới sự mài giũa thần kỳ của tự nhiên. Nó trở nên muôn màu muôn vẻ, bề mặt nhẵn bóng, vân gỗ mịn hơn, màu sắc đa dạng và bắt mắt hơn. Hoặc trở nên đen nhánh bóng mượt, hoặc có màu nâu xám như mây, hoặc đỏ như đá hoa cương, hoặc rực rỡ như vàng.

Do sự thần bí nên được mệnh danh là “gỗ thần phương Đông”. Nhờ chất liệu gỗ cứng như sắt nên được gọi là “Kim cương trong gỗ”, cùng được xem là những loại gỗ cứng thượng hạng sánh ngang với các loại gỗ quỷ hiếm như: gỗ giáng hương, gỗ sưa, gỗ lim.

Mun là nguồn tài nguyên không thể tái sinh, sản lượng ngày càng ít, vì vậy có giá trị sưu tầm cao. Dân gian từng có câu truyền miệng rằng “dù có một rương châu báu cũng không bằng nửa mảnh gỗ mun”. Các tầng lớp quý tộc ngày xưa đã từng xem đồ nội thất từ loại gỗ này là vật gia truyền có thể xua ma đuổi tà và tích trữ phúc đức.

Gỗ mun có rất nhiều ứng dụng trong thực tế. Như dùng trong các đồ bàn ghế Đồng Kỵ, sử dụng trong các đồ gỗ nội thất cổ điển, làm nội thất bàn ghế. Hoặc làm tranh treo trang trí phòng khách.

Gỗ mun được xếp vào nhóm 1 tại Việt Nam. Đó là loại gỗ rất quý và hiếm. Hiện nay, có 4 loại mun phổ biến nhất là mun sọc và mun sừng, mun hoa và mun đuôi công. Trong đó giá trị của mun sừng và mun hoa là tốt nhất. Giá trị của mun sọc tuy không bằng nhưng lớp vân của nó vẫn rất đẹp. Vì thế, mun sọc được người chơi gỗ yêu thích không kém gì mun sừng.

gỗ mun
Mun được xếp vào nhóm 1 các loại gỗ quý hiếm tại Việt Nam

Đặc tính của mun sừng

Mun sừng để lâu sẽ có màu đen. Màu đen này hơi giống màu của sừng trâu nên người ta gọi là gỗ mun sừng.

– Màu sắc: Khi mới được gia công sẽ có màu đen hơi xanh. Khoảng tầm 6 tháng sau đó, màu của gỗ sẽ chuyển dần sang màu đen sừng. Sau một khoảng thời gian sử dụng lâu dài. Gỗ mun sừng sẽ có độ bóng, nhìn rất đẹp mắt.

– Vân gỗ: Mun sừng có vân gỗ tương đối mờ.

– Độ bền: Gỗ mun sừng được nhiều người khẳng định là không hề bị tấn công bởi mối mọt. Ngay cả rác của gỗ cũng có đặc tính này. Điều này càng chứng tỏ về độ bền của mun sừng rất tốt.

– Chất gỗ: Gỗ mun sừng là chất gỗ rất đanh cứng. Tuy nhiên, yếu điểm của nó là rất giòn, dễ nứt kẽ. Vì thế việc gia công hoặc chế tác thành các sản phẩm sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên khi đã chế tác thành công thì độ bóng mịn của sản phẩm sẽ đầy quyến rũ.

gỗ mun
Bộ bàn ghế gỗ mun sở hữu màu đen vàng mờ ảo hơn hẳn các loại gỗ đắt khác như: óc chó, tràm….

Đặc tính của gỗ mun sọc

Hầu hết các đặc tính của mun sọc đều giống với đặc tính của mun sừng. Có một điểm khác biệt duy nhất đó là vân gỗ.

Nếu như mun sừng có lớp vân gỗ mờ, không rõ ràng thì mun sọc lại có rất nhiều vân gỗ rõ ràng và có tính thẩm mỹ cao. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người yêu thích mun sọc.

Đặc tính gỗ mun hoa

Đây là loại gỗ quý hiếm và là tài sản đặc hữu của vùng rừng núi Tây Nguyên. Mun hoa có thớ gỗ cứng tương đương với gỗ trắc và có độ giòn cao như than đá. Chính vì vậy, việc chế tác mun hoa đòi hỏi thời gian chế tác cực kỳ lâu. Và phải được chế tác bởi những người thợ lành nghề và tỉ mỉ.

Sở hữu vân gỗ vàng và đen xen lẫn nhau mang lại cảm giác cổ kính đấy quyền uy. Điều này khiến mun hoa rất được săn đón bởi các đại gia. Tuy nhiên, loại gỗ này hầu như đã tuyệt chủng hoàn toàn. Nếu được tìm thấy thì đa phần là tìm thấy dưới dạng gỗ lũa. Hoặc là các tác phẩm được chế tác từ vài chục năm trước.

Đặc tính gỗ mun đuôi công

Mun đuôi công hay còn có cái tên khác là mun Nam Phi. Đây là loại gỗ có xuất xứ từ Nam Phi. Mun đuôi công có đặc điểm như:

  • Vân gỗ vàng xen kẽ với xanh đen. Có mắt vân.
  • Mùi hương gỗ nhẹ, có cảm giác khô.
  • Thớ gỗ to và dễ bị nứt nếu không được chế tác cẩn thận. Tuy nhiên, độ cứng của Mun Nam Phi lại kém so với các loại mun kể trên.

Mặc dù Mun Nam Phi có giá trị và chất lượng thấp hơn khi so sánh với những loại mun bên trên. Tuy nhiên, thành phẩm mun đuôi công vẫn rất đẹp và có giá trị cao ngang ngửa so với một số loại gỗ chất lượng cao khác.

Bàn ghế gỗ mun

Nhờ sở hữu lớp vân độc đáo cũng như đặc tính chống mối mọt và độ bền cao. Mun rất được ưa chuộng trong việc chế tạo đồ nội thất đặc biệt là bàn ghế gỗ mun. Tuy nhiên, do mức độ quý hiếm của loại gỗ này. Những bộ bàn ghế làm từ gỗ mun thường có giá lên tới hàng trăm triệu. Thậm chí là hàng tỉ đồng. Mặc dù có mức giá cao như vậy. Nhưng không phải ai cũng có thể sở hữu nó. Do gỗ mun đã hầu như tuyệt chủng. Chính vì vậy, những bộ bàn ghế hiện này thường được chế tác cách đây rất lâu và trở thành vật gia truyền của gia đình. Hoặc nó được chế tác từ mun đuôi công có giá trị thấp hơn so với mun hoa, mun sừng hay mun sọc.

Hướng dẫn phân biệt mun thật và mun giả

Bình thường, chúng ta có thể nhận ra gỗ mun bằng 2 đặc điểm chính sau đây:

– Về đặc điểm bên ngoài: Mun sọc mới hoàn thiện có vân xanh đen, thỉnh thoảng xen lẫn màu hơi đỏ hoặc màu vàng. Khoảng chừng 6 tháng – 8 tháng, mun sọc cũng có màu đen bóng như mun sừng. Tuy vậy, các đường vân vẫn còn có nét mờ.

– Kiểm tra vân gỗ sau khi sản phẩm đã để được 1 thời gian dài: bạn có thể dùng giấy nhám để chà lên những chỗ khuất của sản phẩm. Nếu là gỗ mun thật, các đường vân sẽ hiện ra như gỗ mun mới. Những đường vân có màu xanh đen sẽ uốn lượng rất hấp dẫn.

Ngoài ra, khi gõ vào thân gỗ. Mun thật sẽ phát ra âm thanh đanh và chát chát. Chứ không giống như các loại gỗ khác.

Bây giờ, chúng ta sẽ đi vào phân biệt Mun thật và Mun giả được làm từ các loại gỗ khác

  1. Mun giả làm bằng gỗ muồng hoặc gỗ me tây: Gỗ muồng hoặc gỗ me tây nhẹ hơn rất nhiều so với mun thật và không có những đường vân đặc sắc thật sự.
Mun thật, mun giả lẫn lộn khó nhận biết
  1. Mun giả làm bằng gỗ hương:  Cầm gỗ mun làm giả bằng gỗ hương, chúng ta có cảm giác trọng lượng nhẹ hơn và không đì tay. Trong trường hợp gỗ được sơn PU, nếu bạn dùng giấy nhám chà vào gỗ hương làm giả gỗ mun, những đường vân màu đỏ của gỗ hương sẽ lộ dần ra. Trong trường hợp, gỗ hương làm giả bằng cách luộc gỗ bằng mực tàu, nếu bạn dùng khoan để khoan sâu 1cm, vân gỗ cũng sẽ hiện ra để nhận biết.

Gỗ mun được làm giả bằng mun lào: Mun lào có màu đen nhạt hơn khi so bằng mun sọc và mun sừng. Chất gỗ cũng không cứng bằng và đương nhiên chất lượng cũng không thể so sánh bằng.

Thực chất với màu sắc đặc biệt của gỗ mun thì bạn cũng chẳng mấy khó khăn để nhận ra mun thật và mun giả. Cùng với một vài chia sẻ trên đây, hi vọng bạn không bao giờ bị gian thương đánh lừa giữa mun thật và mun giả nữa.

Ngoài tự mình phân biệt, bạn nên tìm đến địa chỉ uy tín để mua sản phẩm làm từ gỗ mun. Chúc bạn hài lòng với sản phẩm mình mua được nhé.