Những điều bạn cần phải biết về hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp

Sau khi nghỉ việc tại một đơn vị sử dụng lao động, trong thời gian chưa tìm được việc làm mới, người lao động sẽ được chi trả  một khoản tiền hỗ trợ nhất định được trích ra từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp nhà nước nếu đủ điều kiện xét duyệt. Hãy cùng tìm hiểu về những điều bạn cần phải biết về hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi của mình nhé.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Hồ sơ bảo hiểm cần giấy tờ gì?

1.1. Định nghĩa

bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là bắt buộc để bảo vệ quyền lợi của người lao động

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm. Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc của Nhà nước quy định người lao động đang và các cá nhân, cơ quan, tổ chức sử dụng người lao động phải có nghĩa vụ tham gia. 

Loại bảo hiểm này mang lại nhiều công dụng cực kỳ hữu ích, được xem là một chính sách an sinh xã hội, và với người lao động đây quả thực là một chiếc phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn. Nhận bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động là một nguồn thu nhập đáng kể giúp người lao động ổn định cuộc sống sau khi nghỉ việc.

Người lao động sẽ làm bảo hiểm thất nghiệp tại chính cơ quan làm việc của mình. Tại nước ta, bảo hiểm thất nghiệp sẽ áp dụng với tất cả người lao động và người sử dụng lao động. Trừ trường hợp đang hưởng lương hưu hoặc giúp việc gia đình.

Khoản tiền này sẽ được thu bởi tổ chức bảo hiểm xã hội, với số tiền đóng cho bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

Người lao động: 1% tiền lương tháng

Người sử dụng lao động: 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia

Theo đó cả hai đối tượng trên phải đồng thời đóng bảo hiểm thất nghiệp thì mới có hiệu lực.

Cách tra cứu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Bạn có thể tra cứu mình có nằm trong nhóm hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp này không thông qua ba cách như:

Cách 1: Tra cứu qua ứng dụng VSSID

“VssID – Bảo hiểm xã hội số” là ứng dụng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên nền tảng thiết bị di động”. Người lao động có thể tra cứu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp nhanh nhất khi có tài khoản trên ứng dụng này.

Ba bước tra cứu đơn giản:

  • Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID (nếu chưa tạo tài khoản bạn có thể đăng kí)
  • Bước 2: Tại Trang Quản lý cá nhân, chọn Quá trình tham gia.
  • Bước 3: Chọn “BHTN” để xem quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Cách 2: Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại gửi về số tổng đài 8079, với cước phí cho mỗi tin nhắn là 1.000 đồng/tin nhắn.

nộp bảo hiểm thất nghiệp ở đâu
Cú pháp nhắn tin SMS để tra cứu thông tin nộp bảo hiểm

Cú pháp nhắn tin:

Để tra cứu thời gian đã tham gia BHXH: BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} gửi 8079

Ví dụ: TC BHXH 0110129425 

Để tra cứu thời gian tham gia BHXH theo năm: BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} gửi 8079

Ví dụ: Soạn  BH QT 0110129425 2020 2021  

Cách 3: Tra cứu qua website của baohiemxahoi

Khi bạn  không biết Đơn vị sử dụng lao động có tham gia BHTN cho mình theo đúng quy định hay không, mức lương có chính xác không thì có thể truy cập trang web baohiemxahoi, điền thông tin như hướng dẫn để kiểm tra chính xác.

Nhóm đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của nhà nước 

Ngoài ra, nếu bạn không nằm trong nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp từ gói bảo hiểm thất nghiệp của nhà nước trong năm 2021, thì trong quy định của nhà nước cũng có điều luật xác định những cá nhân, tổ chức được quyền hưởng bảo hiểm thất nghiệp như:

  1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. 
  2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
  3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc 
  4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên 
  5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Lưu ý: Ở nhóm 1 và nhóm 2, người lao động còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Đã ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với thời hạn không xác định 

– Đã ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có xác định thời hạn

– Đã ký kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Ngoài ra trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực, cá nhân, tổ chức sử dụng lao động phải làm đầy đủ các thủ tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp người lao động đã ký kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều công ty thì tối thiểu công ty đầu tiên và người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

1.2. Công dụng của bảo hiểm thất nghiệp

Điều 42 Luật Việc làm được ban hành vào năm 2013 đã nêu rõ những quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, áp dụng cho cả hai nhóm đối tượng là người lao động và người sử dụng lao động.

Đối với người lao động:

  • Được hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi làm đơn và được xét duyệt

Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = 60% x Bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

  • Được trung tâm, cơ sở ban ngành có liên quan hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm hoặc hỗ trợ học nghề phù hợp với mong muốn của người lao động. 

Mức hỗ trợ học nghề hằng tháng ≤ 1,000,000 VND trong thời gian không quá 6 tháng.

Ngoài phần trợ cấp và hỗ trợ học nghề, bạn sẽ được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí từ trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan nhà nước quản lý.

Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau (Căn cứ Điều 55 Luật Việc làm năm 2013):

– Đã chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng thì không nằm trong nhóm đối tượng này.

– Đã nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ lúc nộp hồ sơ xin bảo hiểm thất nghiệp. Trừ các trường hợp:

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.

+ Tham gia học tập trên 1 năm.

+Tham gia học tập tại các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục hoặc cai nghiện bắt buộc.

+ Bị tạm giam hoặc chấp hành hình phạt tù.

+ Ra nước ngoài định cư hoặc xuất khẩu lao động.

+ Chết.

– Đã đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Đối với người sử dụng lao động: 

  • Được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.
Những lợi ích của việc đóng và hưởng bảo hiểm thất nghiệp

1.3. Điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể:

Điều kiện chung để hưởng trợ cấp thất nghiệp

  1. Đã chấm dứt hợp đồng lao động/làm việc
  2. Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan nhà nước quản lý về việc thành lập
  3. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ

Điều kiện bắt buộc:

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp trong khoảng thời gian sau:

  • 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định và không xác định thời hạn
  • 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động mùa vụ có thời hạn từ đủ 3 -12 tháng
  • Trong trường hợp bạn đóng bảo hiểm trên 36 tháng, nhưng có các tháng lẻ chưa đủ tròn 12 tháng để hưởng thêm 1 tháng lương, thì các tháng đóng bảo hiểm đó sẽ được tính cộng dồn cho các đợt hưởng bảo hiểm thất nghiệp sau.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định: người lao động cần thường xuyên cập nhật điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân mình. 

Ví dụ như: Bạn là phụ nữ đóng đủ 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp, và đang nộp đơn xin bảo hiểm thất nghiệp vì đang trong thời gian thai sản (6 tháng). Sau khi xác nhận bạn đã đóng bảo hiểm cho tháng liền kề trước khi nghỉ việc và đủ số lượng thời gian đóng bảo hiểm, bạn sẽ được xét duyệt hưởng bảo hiểm xã hội.

1.4. Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

Bước 1. Nộp hồ sơ tới trung tâm dịch vụ việc làm

Theo quy định tại Khoản 1,  Điều 17, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, nếu muốn nhận bảo hiểm thất nghiệp bạn phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi muốn nhận trợ cấp.

Bước 2. Giải quyết hồ sơ

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, các cơ quan có chức năng sẽ thực hiện việc xác minh các yếu tố và đưa ra xác nhận chính xác cho người lao động: Có hay Không được hưởng trợ cấp. Quyết định số tiền và duyệt  chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận trả cho người lao động sẽ được thực hiện trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.

Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

Khi đơn của bạn được xác nhận,  cơ quan BHXH thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu tiên trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp.

1.5. Thời hạn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Theo mục 3 chương IV Nghị định 28/2015/NĐ-CP, thời hạn các đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp, pháp luật cho phép người lao động được nộp 1 bộ hồ sơ để đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bạn có thể nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. Ví dụ nếu bạn muốn nhận trợ cấp thất nghiệp tại Hà Nội, bạn có thể tìm kiếm trên mạng thông tin “Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu tại Hà Nội”, hoặc hỏi thêm thông tin từ những người liên quan để nộp kịp thời. Sau thời gian này bạn sẽ bị hủy quyền  hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Một số lưu ý kèm theo:

  1. Người lao động chú ý thời gian theo phiếu hẹn đến trung tâm dịch vụ việc làm nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và tiền trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.

Vif theo như khoản 3 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 quy định:

Khi người lao động nhận được phê duyệt nhận trợ cấp, nếu sau 02 ngày làm việc không đến nhận quyết định này thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Kết quả này sẽ không được bảo lưu và người lao động sẽ mất quyền lợi này. Trong một số trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn, hoặc hỏa hoạn, thiên tai, dịch bệnh thì người bệnh cần báo lại với cơ quan chức năng để được hỗ trợ thêm.

  1. Hàng tháng đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.

Bạn sẽ chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:

  • Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • Tìm được việc làm mới
  • Tham gia nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
  • Đến tuổi hưởng lương hưu hằng tháng
  • Cố ý từ chối những đề xuất giới thiệu việc làm từ các trung tâm dịch vụ có thẩm quyền – quá 2 lần mà không có lý do chính đáng.

Vì thế nếu như bạn không đến trung tâm dịch vụ việc làm để xác nhận những thông báo tìm kiếm việc làm được gợi ý, sau 2 lần sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. 

1.6. Cách tính bảo hiểm thất nghiệp khi được nhận

Căn cứ Điều 50, Luật Việc Làm thì người lao động được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc. 

Ví dụ cách tính bảo hiểm thất nghiệp năm 2021:

Mức lương bình quân của bạn là 10.000.000 đồng, vậy mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp của bạn được tính như sau: 60% x 10.000.000 đồng = 6.000.000 đồng.

Tùy thuộc vào thời gian bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp đến lúc nhận trợ cấp, số tiền sẽ được cộng dồn theo công thức sau:

Bạn đóng đủ từ 12 tháng – 36 tháng sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp tiền lương.

Sau mỗi 12 tháng tiếp theo được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp

Tối đa khoản trợ cấp nhận được là 12 tháng tiền lương.

Sau khi nhận trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng sẽ bắt đầu tính lại từ đầu để xét cho lần tính trợ cấp tiếp theo. 

Tuy nhiên, Luật Việc Làm cũng quy định rằng số tiền người lao động nhận tối đa từ trợ cấp thất nghiệp sẽ không quá 05 lần mức lương cơ sở đang được hưởng, hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động.

1.7. Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp cần giấy tờ gì?

Điền đầy đủ thông tin vào mẫu Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Mẫu đơn đề nghị xét duyệt bảo hiểm thất nghiệp

Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân và sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú kèm theo bản gốc để đối chiếu. 

Photo 01 Sổ bảo hiểm xã hội được chốt đến tháng nghỉ việc có đầy đủ các tờ rời (nộp kèm theo bản chính để đối chiếu).

Nộp kèm với đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là một trong các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng lao động, làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng để xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
  • Bản chính và bản sao quyết định thôi việc/quyết định sa thải/kỷ luật buộc thôi việc
  • Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
  • Sổ bảo hiểm xã hội

Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Trước khi tìm hiểu nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu, bạn hãy điểm qua những cách nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp:

Có hai phương án để bạn nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp

2.1 – Nộp trực tiếp

Người lao động mất việc làm dù ở đâu, chỉ cần tới cơ quan Bảo hiểm xã hội gần nhất sẽ được giải quyết chi trả hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Khi nộp hồ sơ trực tiếp người lao động cần mang theo đủ hồ sơ đến nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cấp huyện.

2.2. Nộp gián tiếp

Các dịch vụ gián tuyến:

  • Cổng Dịch vụ công Quốc gia
  • Cổng Dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam 
  • Các tổ chức cung cấp dịch vụ I-VAN 
  • Ứng dụng Bảo hiểm xã hội số (VssID)
  • Dịch vụ bưu chính

Lưu ý: người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Đang ốm đau, bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền.

Phụ nữ đang trong giai đoạn thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.

Đang sinh sống trong khu vực có dịch bệnh, thiên tai, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Nếu nộp hồ sơ qua bưu điện, người lao động cần có thêm bản photo 01 chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân. 

Đang trong thời gian giãn cách xã hội theo chỉ thị của nhà nước.

Lưu ý: Ngày nộp hồ sơ là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện. Sau đó trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Người lao động có thể nhận trực tiếp quyết định này hoặc hồ sơ sẽ được gửi qua đường bưu điện đối. Trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định tại Điều 16 Nghị định này thì trả lại người nộp và nêu rõ lý do.

Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Nếu bạn chưa biết nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu, hãy tham khảo danh sách 10 địa điểm thuộc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội để người dân đến để nộp bảo hiểm thất nghiệp. 

  • Trụ sở chính của trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (số 215 Trung Kính, Cầu Giấy).
  • Cơ sở 1 của trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (số 144 Trần Phú, Hà Đông).
  • Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Đông Anh tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh.
  • Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Ba Vì, địa chỉ: Km 55+500 quốc lộ 32, thôn Vật Phụ, xã Vật Lại, Ba Vì.
  • Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Nam Từ Liêm địa chỉ 18 đường Nguyễn Cơ Thạch, Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm.
  • Điểm giao dịch Hà Đông, địa chỉ số 144 đường Trần Phú, quận Hà Đông.
  • Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Gia Lâm, địa chỉ số 6 đường Cổ Bi, Gia Lâm.
  • Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên quận Long Biên, địa chỉ ngõ 161 Hoa Lâm, Việt Hưng, Long Biên.
  • Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Mê Linh – Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, địa chỉ: Xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh.
  • Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long, địa chỉ thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh.
  • Tầng 2 Nhà điều hành điểm đỗ xe bus trung tâm huyện Thường Tín, địa chỉ số 108 đường Hùng Nguyên, thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín.

Bạn có thể tra cứu những địa chỉ này trên mạng để lấy thêm thông tin về số điện thoại, email trong trường hợp cần thiết.

Trên đây là những điều bạn cần phải biết về hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là bạn cần lưu ý nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu và cách nộp như thế nào. Hãy bảo vệ quyền lợi khi lao động của mình bằng cách tìm hiểu kỹ về vấn đề này nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *