Hậu covid-19: “bẫy giá rẻ” trong xây dựng nhà máy cần lưu ý

Tiết kiệm chi phí là yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp sống sót và tăng khả năng cạnh tranh trong giai đoạn nhiều biến động hậu Covid-19. Lợi dụng tâm lý này, những cái “bẫy giá rẻ” đã khiến các nhà đầu tư khi triển khai dự án xây dựng / mở rộng nhà máy tại Việt Nam không những không tiết kiệm được chi phí, mà còn thiệt hại rất nhiều về sản xuất, ảnh hưởng đến an toàn, hiệu năng nhà máy sau này.

Xu hướng đầu tư hậu Covid

Kinh tế Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế kì vọng sẽ phục hồi và phát triển nhanh chóng sau đại dịch. Theo Ngân hàng thế giới World Bank, đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021; đặc biệt là sự cải thiện trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Nhờ tỉ lệ tiêm chủng vắc-xin cao, Việt Nam đã thu hút nhiều nhà đầu tư trở lại, mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

Jetro: Hơn nửa doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam muốn tiếp tục đầu tư tại Việt Nam 1-2 năm tới

Nhu cầu của nhà đầu tư khi trở lại Việt Nam xây dựng và mở rộng nhà máy sản xuất cũng thay đổi khá nhiều so với giai đoạn từ 2019 trở về trước. Xu thế lớn nhất là mong muốn tối ưu chi phí xây dựng nhà máy. Tiết kiệm chi phí là yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp sống sót và tăng khả năng cạnh tranh trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay.

Nhiều nhà thầu đã dựa vào tâm lý này của nhà đầu tư để tạo ra những “bẫy giá rẻ” – giá thầu đề xuất cho các dự án xây dựng/mở rộng sản xuất có vẻ thấp, nhưng có thể phát sinh nhiều chi phí trong quá trình thi công hoặc ảnh hưởng đến độ bền của nhà máy. 

Xem thêm  Công thức tính tải trọng nhà dân chuẩn xác và mới nhất

Có rất nhiều cách để giảm giá thầu dự án, thậm chí cho phép giảm giá đến 10 – 15%.

Xem thêm:  Tối ưu chi phí vận hành nhà máy: Xu hướng tất yếu trong giai đoạn hậu Covid-19

Giảm khối lượng công việc

Nhà thầu không thực hiện đủ các hạng mục công việc hoặc đề xuất thay đổi giải pháp thi công chỉ nhằm mục đích giảm chi phí, không tính đến thực tế sản xuất, đặc thù ngành hàng, cũng như yếu tố địa chất, hạ tầng hiện tại… Với giải pháp giảm chi phí này, hiệu năng sử dụng cũng như hiệu quả sản xuất của nhà máy sau này đương nhiên cũng giảm theo.

Giảm specifications

Hạ thấp tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật của thiết bị / vật liệu cũng là cách tiết kiệm chi phí rất hữu hiệu. Các công trình công nghiệp thường sử dụng lượng nguyên vật liệu rất lớn, vì vậy chỉ cần thay đổi thông số kỹ thuật (specifications) của một số vật liệu đã có thể ảnh hưởng rất lớn đến giá thầu. Tuy nhiên, việc thay đổi specifications hoặc khối lượng có thể không đáp ứng các quy chuẩn mới nhất về phòng cháy chữa cháy, các quy chuẩn để đánh giá ĐTM (báo cáo tác động môi trường) … Điều này dẫn đến mất an toàn nhà máy, ảnh hưởng không gian sản xuất cũng như không đảm bảo tính pháp lý khi nghiệm thu.

Thiết kế và đề xuất phương án sơ sài

Nhiều nhà thầu thiết kế và đề xuất phương án sơ sài, không đủ thông tin, không đủ giải pháp, không lường hết các vấn đề rủi ro khi nhà máy vận hành: vấn đề về điện, gián đoạn sản xuất hoặc mất an toàn sản xuất, … Chi phí để xử lý, khắc phục khi nhà máy đã đi vào hoạt động sẽ cao hơn rất nhiều so với khi có phương án dự phòng ngay từ đầu.

Xem thêm  Xây nhà tạm có phải xin giấy phép không?

Ước tính dự toán không chính xác

Có nhiều nhà thầu chưa có quy trình thi công chặt chẽ, dẫn đến ước tính dự toán không chính xác. Việc này sẽ dẫn đến liên tục phát sinh chi phí trong và sau quá trình thi công, dẫn đến không thể kiểm soát được tổng chi phí. Và nhà đầu tư là người chịu thiệt nhiều nhất.

Là nhà đầu tư thông thái trước “bẫy giá rẻ”

Đánh giá đúng thực tế bài thầu

Nhà đầu tư cần kiểm tra kĩ các khối lượng, thông số kỹ thuật của nguyên vật liệu trong báo giá. Việc so sánh nhà thầu chỉ đảm bảo khách quan khi các giải pháp và nguyên vật liệu của các bên tương đương nhau, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, hiệu năng và độ bền của nhà máy. 

Đặc biệt, khi giá thép các loại đã tăng 20 – 35% so với năm 2021, giá các vật liệu khác như xi măng, gạch, cát… cũng tăng từ 10-20%, thì không thể có những giá chào thầu đề xuất bằng hoặc thậm chí rẻ hơn giai đoạn trước được. Giá thầu phải đúng thực tế, tối ưu nhưng không cắt xén.

Tìm hiểu kỹ quy trình thực hiện dự án của nhà thầu

Nhà đầu tư nên trực tiếp khảo sát các công trình mà nhà thầu đã và đang thực hiện, để tìm hiểu thực tế chất lượng thi công cũng như quy trình thực hiện dự án của nhà thầu. Dự án có quy trình chặt chẽ sẽ phản ánh chính xác nhất chất lượng nhà thầu, đảm bảo kiểm soát chất lượng và tài chính theo đúng cam kết với chủ đầu tư. 

Xem thêm  Trường phái thiết kế nội thất biệt thự là gì? Lựa chọn sao?

Am hiểu các quy chuẩn, Luật, quy định mới tại Việt Nam

Trong 1-2 năm trở lại đây, Luật Xây dựng, Luật PCCC và các Quy định về xây dựng công nghiệp tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi, cả về yêu cầu thiết kế – quy hoạch lẫn quy chuẩn về vật liệu. Việc chủ động tìm hiểu các quy chuẩn, tiêu chuẩn mới sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra bài thầu phù hợp, đồng thời đánh giá đúng các giải pháp, nguyên vật liệu mà nhà thầu đề xuất, đảm bảo tính pháp lý để có thể nghiệm thu nhà máy theo đúng quy định pháp luật Việt Nam. 

Nhà đầu tư cần cực kì tỉnh táo trong giai đoạn này để có thể tìm ra nhà thầu xây dựng / mở rộng nhà máy phù hợp, vừa có giải pháp tối ưu chi phí nhưng phải luôn đảm bảo chất lượng, hiệu năng của nhà máy. 

Reference: