Bí mật về hai mặt của thuốc kháng sinh – tiếp

Trong bài trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về mục đích sử dụng của thuốc kháng sinh, cùng những nguy hại mà thuốc kháng sinh gây ra. Trong bài này, chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp một số tác dụng hai mặt của thuốc kháng sinh cũng như các trường hợp nào cần sử dụng thuốc để điều trị bệnh tốt nhất nhé!

Xem thêm: Bí mật về hai mặt của thuốc kháng sinh – Phần 1

Kháng sinh nguy hại ra sao?

Tiêu diệt cả cảc vi khuẩn có lợi trong cơ thể người

Kháng sinh tiêu diệt mọi vi khuẩn khu trú trong đường ruột chúng ta. Những “vi khuẩn tốt” thật ra rất cần thiết cho hoạt động ổn định của hệ tiêu hóa: chúng sản xuất ra vitamin K, hỗ trợ quá trình hấp thu một số loại dưỡng chất như muối mật (bilc salt) và tham gia điều tiết hoạt động của hệ miễn dịch. Một khi sự cân bằng bị phá vỡ (loạn khuẩn đường ruột), các vi khuẩn có hại sẽ được dịp bùng phát, như nấm Candida và các vi khuẩn gây bệnh khác. Các bệnh nhân phải điều trị kháng sinh lâu dài thường hứng chịu chứng tiêu chảy, viêm nhiễm nấm và thiếu vitamin K.

Kháng sinh tiêu diệt cả cảc vi khuẩn có lợi trong cơ thể người

Sau đây là một số ví dụ cho thấy tầm quan trọng của những vi khuẩn có lợi đối với sức khỏe chúng ta:

Nhiễm khuẩn C.Difficile: CD là loại vi khuẩn đặc biệt, luôn tồn tại trong ruột kết (ruột già) và thường không gây hại, trừ khi chúng ta dùng kháng sinh. Chính các vi khuẩn có lợi trong ruột kết đã kiềm chế hiện tượng quá phát của chủng CD, nhưng khi cơ thể tiếp nhận kháng sinh, nó giết chết những vi khuẩn tốt và CD được dịp sinh sôi. Trong trường hợp nhẹ, người bệnh sẽ bị tiêu chảy, nhưng nếu nặng, chúng có thế gây ra bệnh “viêm đại tràng màng giả” — chứng viêm nhiễm nặng nơi ruột già (với triệu chứng đi ngoài ra máu, đau quặn bụng, mất nước và sốc do suy kiệt). Khi bị nhiễm, chỉ có ba loại kháng sinh có tác dụng chữa lành viêm đại tràng màng giả, nhưng đôi khi thuốc cũng không có tác dụng. Lúc này phương pháp điều trị hiệu quả nhất là “liệu pháp cấy vi khuẩn ruột già” hay “ghép phân”. Bác sĩ sẽ trích vi khuẩn từ phân của một người khỏe mạnh hiến tặng, sau đó chuyển vào ruột già của người bệnh, tái sinh các vi khuẩn có lợi vốn đã bị tiêu diệt bởi kháng sinh. Tỷ lệ thành công của phương pháp này lên đến 90%.

Hen suyễn và dị ứng: Việc sử dụng kháng sinh từ khi còn nhỏ và quá thường xuyên ở trẻ em có liên quan đến các chứng viêm dị ứng như hen suyễn. Nguy cơ trẻ mắc hen suyễn sẽ cao hơn chín lần so với bình thường nếu trẻ phải điều trị bằng kháng sinh phổ rộng. Nguyên nhân chính là do hệ “vi khuẩn tốt” trong đường ruột đã bị phả hủy, trong khi chúng có tác dụng góp phần điều tiết mức độ phản ứng của hề miễn dịch trước những tác nhân gây dị ứng.

Khi nào phải dùng kháng sinh?

Khi nào phải dùng kháng sinh?

Phần lớn các bệnh viêm nhiễm mà trẻ em và người lớn mắc phải đều do siêu virus gây ra. Có nhiều loại virus có thể gây ra các triệu chứng tương tự như cảm lạnh hoặc cảm cúm. Bạn cần biết một điều rằng, kháng sinh không có tác dụng gì đối với các loại virus. Một số chứng viêm nhiễm thường gặp có thể tự khỏi mà không cần sự trợ giúp của kháng sinh. Ví dụ, một trẻ bị viêm tai, khả năng cơ thể trẻ sẽ tự hồi phục mà không cần một viên kháng sinh nào là 80%. Phần lớn các triệu chứng viêm đường tiêu hóa cũng sẽ dần biến mất mà không cần thuốc kháng sinh.

Trước khi quyết định cầu cứu sự trợ giúp của kháng sinh, bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ. Bác sĩ phải khám và khẳng định chứng viêm nhiễm đó do vi khuẩn gây ra và kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp cho bạn. Nếu bạn nhận được toa có bao gồm kháng sinh, bạn phải kiên trì theo đuổi phác đồ điều trị đó đến cùng, tránh bỏ dở nhằm hạn chế bệnh tái phát nhiều lần.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *