Bí mật về hai mặt của thuốc kháng sinh

Khi tôi mới bắt đầu làm việc tại Sài Gòn, rất nhiều bệnh nhân tìm đến tôi sau khi đã đi khám nhiều bác sĩ khác. Bất kể có bệnh gì, từ cảm lạnh đến ho, tiêu chảy, viêm họng, hay đơn giản là nhức đầu – bệnh nhân đều phải uống kháng sinh. Họ đều lấy làm ngạc nhiên khi tôi không yêu cầu họ uống kháng sinh, trừ khi thật sự cần thiết. Thật may vì sau này, ngày càng có nhiều bác sĩ tại Việt Nam ý thức được mối nguy hại của việc kê toa kháng sinh bừa bãi, và cách chữa bệnh sai lầm đó đang dần biến mất. Nhưng vấn đề chưa dừng lại ở đó. Một nghiên cứu rộng rãi vừa được thực hiện ở Việt Nam cho thấy: cách đây vài năm, khoảng 2/3 số bệnh nhân đã tự ý uống kháng sinh trước khi đến bác sĩ khám bệnh! Họ chỉ cần ra hiệu thuốc tây là có thể mua được dễ dàng.

Vậy mặt trái đầy tiêu cực của thuốc kháng sinh là gì? Nếu cơ thể không cần kháng sinh mà ta vẫn uống thì nó có thể gây ra hậu quả gì? Tại sao bao nhiêu người uống kháng sinh liên tục mà không gặp vấn đề gì?… Để hiểu đúng mối nguy hại mà thuốc kháng sinh mang lại, ta cần hiểu đúng bản chất của nó.

Kháng sinh được phân loại dựa vào mức độ tác dụng của chúng

Thuốc kháng sinh là gì?

Kháng sinh là nhóm dược chất có khả năng kìm hãm hoặc tiêu diệt sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Thuốc Penicillin được sản xuất ra từ nấm Penicillin, còn thuốc Streptomycin được sản xuất từ vi khuẩn sống.

Kháng sinh được phân loại dựa vào mức độ tác dụng của chúng (ví dụ, Penicillin có cơ chế tác dụng đến khả năng tạo vách tế bào cùa vi khuẩn, Azithromycin ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn). Kháng sinh có phổ tác dụng hẹp chỉ tác dụng lên một loại hay một nhóm vi khuẩn nhất định, bên cạnh đó còn có loại kháng sinh phổ rộng.

Kháng sinh được sử dụng vào mục đích gì?

Kháng sinh giúp hệ miễn dịch của cơ thể chống lại một số loại viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Kháng sinh không có tác dụng với các loại siêu vi trùng (virus). Một số loại kháng sinh chỉ tiêu diệt được một số loại vi khuẩn nhất định và hoàn toàn không có tác dụng với các loại vi khuẩn khác. Vi dụ, Penicilin là phương pháp hiệu nghiệm để chống lại chứng viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra nhưng nó lại hoàn toàn vô tác dụng trước vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu. Amoxiđliin có thể chữa chứng viêm phổi hiệu quả, nhưng lại không chữa được chứng viêm màng não. Đó là lý do vì sao bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng kháng sinh.

Kháng sinh nguy hại ra sao?

Kháng sinh rất hữu dụng trong quá trình điều trị, thậm chí có thể cứu sống cả một mạng người nếu được dùng đúng lúc, đúng liều và đúng mục đích. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh khi không cần thiết và tự ý nâng liều sẽ gây nguy hại cho sức khỏe, có thế dẫn đến tử vong!

Tác dụng phụ của kháng sinh

Kháng sinh giúp hệ miễn dịch của cơ thể chống lại một số loại viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra

Cũng giống như những loại dược phẩm khác, thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra những tác dụng phụ, có thể nhẹ, nhưng cũng có thể rất nguy hiểm.

Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc kháng sinh là cảm giác buồn nôn, nôn ọe, đau bụng và tiêu chảy. Một số loại kháng sinh nhất định thường gây ra dị ứng (như Penicilin).

Rất nhiều cô gái Việt Nam sinh vào những năm 70 và 80 của thế kỷ trước không thể tự tin cười rạng rỡ vì răng họ bị xỉn màu vĩnh viễn. Đây là kết quả của loại thuốc kháng sinh Tetracycline thường được dùng trước đây. Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, nếu dùng loại kháng sinh này sẽ gây ra hiện tượng răng xỉn màu vĩnh viễn ở trẻ.

Hiện tượng kháng thuốc

Việc sử dụng kháng sinh quá thường xuyên sẽ gây bùng phát các loại vi khuẩn có khả năng chống lại những loại thuốc kháng sinh thông dụng. Một số chủng vi khuẩn thậm chí còn có khả năng đề kháng gần như mọi loại kháng sinh.

Một ví dụ tiêu biểu đó là bệnh lao phổi. Để chữa dứt lao phổi, ngày nay người ta phải dùng kết hợp ba, bốn loại kháng sinh kéo dài nhiều tháng liền do khả năng kháng thuốc cực kỳ cao của loại vi khuẩn này.

Thêm một ví dụ khác, đó là phố cầu khuẩn (Pneumoccocus) gây ra chứng viêm tai, viêm phổi và viêm màng não. Cách đây khoảng một thập niên, chúng rất nhạy cảm với Penicillin, nhưng đến nay đã hoàn toàn kháng thuốc, chưa kể chúng đã tự tiến hóa để chống lại nhiều loại kháng sinh khác nhau.

Khi xem bệnh phẩm nước tiểu của các bệnh nhi được phòng khám chẩn đoán viêm đường tiết niệu tôi phát hiện ra hơn 25% các em bị nhiễm vi khuẩn có khả năng kháng nhiều loại thuốc! Theo ghi nhận tại một bệnh viện nhi địa phương của Việt Nam, hơn 70% vi khuẩn đã kháng được nhiều loại kháng sinh. Trong khi con số này tại Na Uy chỉ có 1,6%.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *