Biến đổi khí hậu trên trái đất, thực trạng đang “báo động đỏ”

Tròng vòng 1 năm qua, chúng ta đã chứng kiến những điều tồi tệ do biến đổi khí hậu: Cháy rừng California và miền Đông nước Úc, lũ lụt kéo dài ở Trung Quốc, nắng nóng kỷ lục ở châu Âu, sóng nhiệt chết người. Mối đe dọa về biến đổi khí hậu đang  trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Biến đổi khí hậu là gì 

Biến đổi khí hậu được dùng để miêu tả sự thay đổi về hệ thống khí hậu trái đất. Sự biến đổi này diễn ra ở thời điểm hiện tại và tương lai của Trái Đất. Đồng thời nó diễn ra ở rất nhiều mặt như: khí quyển, sinh quyển, băng quyển, thủy quyển, thạch quyển….

Để có thể xác định được biến đổi khí hậu đang diễn ra. Các nhà khoa học sử dụng hệ thống số liệu được thu thập so sánh với những đặc điểm về thời tiết trong khoảng thời gian dài về trước. Với những biến đổi diễn ra theo chu kỳ cố định như: El nino, La nina….thì không được coi là biến đổi khí hậu.

 

Ngoài ra, còn một định nghĩa khác được công nhận trong công ước UNFCCC. Trong công ước này, thay đổi khí hậu diễn ra do sự tác động gián tiếp hoặc trực tiếp từ các hoạt động được thực hiện bởi con người. Những hoạt động đến từ con người này, khiến cho các thành phần khí quyển, khí hậu bị biến thiên khi so với khoảng thời gian dài lúc trước.

Lịch sử biến đổi khí hậu

Lịch sử về biến đổi khí hậu đã xuất hiện từ rất sớm. Quay lại vào thời kỳ người Hy Lạp cổ đại. Tức vào thế kỷ VII trước công nguyên đến thế kỷ VI sau công nguyên. Những nhà khoa học của thời kỳ này đã đề xuất một ý kiến rằng: “ Con người hoàn toàn có thể thay đổi nhiệt độ, lượng mưa thông qua việc chặt phá rừng, trồng cây, tưới tiêu…”. Tuy nhiên, do trình độ kỹ thuật lúc này chưa thật sự cao để có thể chứng minh. Do đó, các ý kiến này đều được loại bỏ vì nghĩ rằng không thực tiễn.

Phải đến những năm 1800, khi loài người bắt đầu bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Với sự phát triển của các thiết bị hoạt động bằng máy móc hoạt động dựa vào năng lượng của hơi nước, than đá…. Thì việc biến đổi khí hậu do con người tạo ra mới được xem xét.

Cũng trong khoảng thời gian này, những thí nghiệm về các sản phẩm do con người tạo ra. Như khí CO2, khí gas, chất thải công nghiệp… có thể tích tụ bên trong lớp khí quyển. Tuy nhiên, vào thời điểm này, chúng mới chỉ tạo ra sự tò mò ở nhiều người chứ chưa phải là mối lo lắng hay cần bận tâm của họ.

Tuy nhiên cũng phải mất hơn 1 thế kỷ để các nhà khoa học có thể thuyết phục mọi người rằng. Các loại khí, chất thải do con người tạo ra có thể gây ảnh hưởng đến môi trường sống.

Vào năm 1950, các bằng chứng và dữ liệu về tác động của khí CO2 gây nên sự nóng lên toàn cầu nói riêng hay biến đổi khí hậu nói chung được công bố. Cũng bắt đầu từ đó, với sự tiến bộ của kỹ thuật, cùng lượng dữ liệu được dồi dào được thu thập trong suốt thời gian dài. Các nhà khoa học đã tạo ra được mô hình biến đổi khí hậu.

Nó không chỉ cho chứng minh rằng trái đất không chỉ nóng lên. Mà còn có rất nhiều ảnh hưởng nghiệm trọng cũng bắt đầu xuất hiện do việc xả thải của con người. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm không khí vốn gây ra rất nhiều bởi khí thải sản xuất đến từ con người.

Tình trạng sương mù do khí CO2 dày đặc bầu không khí

Không chỉ gây ảnh hưởng tới không khí và môi trường, các nhà máy còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường sống.

Các bằng chứng khoa học về biến đổi khí hậu

Đã có rất nhiều bằng chứng đã được thu thập nhằm chứng minh việc biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Dấu hiệu từ khảo cổ học và lịch sử

Thông qua các dấu hiệu, khảo cổ, lịch sử được ghi chép. Các nhà khoa học đã so sánh khí hậu khi đó với hiện nay.

Sự thay đổi của các dòng sông băng

Sông băng có kích thước được xác định dựa trên sự cân bằng giữa lượng tuyết được bổ sung và lượng tuyết được tan ra. Khi nhiệt độ ấm dần lên, lượng tuyết bổ sung không đủ bù vào lượng tuyết mất đi. Khi đó, kích thước của dòng sông bị thu hẹp lại.

Việc lượng băng tan chảy hay được bổ sung được quyết định rất lớn bởi môi trường bên ngoài. Do đó, sông băng còn được coi là đối tượng để dự báo sự thay đổi khí hậu cực kỳ nhạy cảm.

Sông băng dần bị thu hẹp lại do nhiệt độ trái đất tăng cao

Sự thay đổi của thảm động thực vật

Mức độ phân bố, bao phủ của bề mặt thảm động thực vật cũng là một bằng chứng rõ ràng về biến đổi khí hậu. Sự thay đổi khí hậu làm cho lượng mưa, nhiệt độ tăng hoặc giảm. Điều này kéo theo mức độ tăng trưởng của các thảm thực vật thay đổi. Lượng mưa giảm, các cơn bão lớn khiến cho nhiều thảm thực vật bị phá hủy. Nhiều loại thực vật, động vật quý hiếm chỉ sinh sống trong môi trường nhất định đã biến mất do sự thay đổi của môi trường sống.

Ngoài ra, nó còn làm gia tăng các khu vực bị sa mạc hóa.

Thời tiết cực đoan xuất hiện dày đặc

Số lượng các khu vực nhiệt cao trên khắp thế giới liên tục được công bố và gia tăng một cách nhanh chóng. Điều này khiến cháy rừng ngày càng xuất hiện nhiều và dữ dội hơn trước.

Bên cạnh đó, số lượng và mức độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn.

Với việc biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra nhanh và khó lường hơn. Nếu không có những điều chỉnh kịp thời. Sự thay đổi môi trường, khí hậu sẽ ảnh hưởng ngày càng lớn tới cuộc sống của loài người.

Mưa lớn kéo theo tình trạng lũ lụt nghiêm trọng hơn

Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu trái đất

Sự thay đổi của khí hậu đến từ rất nhiều yếu tố. Đó có thể đến từ việc thay đổi bức xạ ánh sáng mặt trời, sự trôi dạt của các thềm lục địa….Và còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa. Nhưng tựu chung, các nha khoa học xếp chúng thành 2 nhóm chính là:

  • Cơ chế biến đổi khí hậu từ bên trong
  • Cơ chế biến đổi từ bên ngoài

Cơ chế bên trong

Với cơ chế biến đổi khí hậu bên trong. Nguyên nhân chủ yếu đến đến từ sự thay đổi của đại dương. Với diện tích chiếm đến 71% bề mặt diện tích trái đất. Do đó, đại dương được coi là nền tảng của hệ thống khí hậu.

Dưới sự tác động của những cơ chế ngắn hạn xuất hiện theo từng chu kỳ như: El Nino, La Nina, dao động thập kỷ Thái Bình Dương… Và còn rất nhiều dao động chu kỳ khác. Những dao động này tác động đến bầu khí quyển Trái Đất. Tuy nhiên, sự tác động và thay đổi này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Cũng như tạo ra nền thảm động-thực vật mới. Hoặc giúp chúng thay đổi và phát triển.

Cơ chế thay đổi khí hậu bên ngoài

Quỹ Đạo Trái Đất thay đổi

Quỹ Đạo của Trái Đất bao gồm:

  • Sự thay đổi trục quay Trái Đất
  • Thay đổi về quỹ đạo lệch tâm
  • Sự tiến động của trục Trái Đất

Sự tác động này tạo ra chu kỳ Milankovitch tác động tới toàn bộ hệ sinh thái. Chúng có mối liên hệ tương quan đến đến các kỷ băng hà, sự hình thành và phát triển của sa mạc Sahara. Tuy nhiên, sự thay đổi quỹ đạo có chu kỳ diễn ra khá lâu. Lần gần cũng đã vào khoảng 70.000-100.000 năm trước đây.

Thay đổi khí hậu do núi lửa phun trào

Không giống như quỹ đạo trái đất hình thành do sự thay đổi về vòng quay của Trái Đất. Núi lửa hình thành do các lớp vật chất magma phía dưới lớp vỏ trái đất vận chuyển. Dưới sức ép và lực nén do tâm trái đất và lớp vỏ trái đất tạo ra. Lượng magma được phun ra bên ngoài thông qua những đường nứt gãy bên trên bề mặt của vỏ trái đất.

Khi núi lửa phun, lượng khí mà mà nó thải ra có thể tác động một phần khí quyển môi trường. Nếu mức độ đủ lớn. Nó có thể gây lên sự thay đổi về mức nhiệt của toàn bộ khí quyển Trái Đất. Việc sụt giảm nhiệt độ này chỉ diễn ra trong khoảng một vài năm. Trước khi nhiệt độ và bầu khí quyển Trái Đất trở lại bình thường.

Ví dụ như đợt phun trào núi lửa Pinatubo vào năm 1991 làm nhiệt độ trái đất giảm 0.50C. Tuy nhiên để có thể xuất hiện núi lửa đủ mạnh để làm thay đổi khí hậu trong vài năm như vậy là khá hiếm. Khi nó chỉ xuất hiện 1 vài lần trong vài trăm năm. Với những núi lửa có thể gây lên biến đổi khí hậu Trái Đất hoàn toàn thì chỉ xuất hiện một vài lần trong mỗi trăm triệu năm.

Núi lửa phun trào gây ra ảnh hưởng tới khí hậu trái đất

Các mảng kiến tạo dịch chuyển

Bề mặt Trái Đất hiện nay đã khác rất nhiều so với thời điểm trước đây. Như thời điểm 200 năm triệu năm trước đây. Bề mặt Trái Đất chỉ gồm 1 châu lục siêu rộng lớn là Pangaea. Và bao quanh là 1 vùng biển rộng lớn. Nhưng đến thời điểm hiện nay Trái Đất gồm 7 lục địa và 5 đại dương.

Điều này hình thành là do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo trên bề mặt Trái Đất. Khi các mảng lục địa dịch chuyển, chúng va đập và tạo ra những biến đổi từ sâu dưới bề mặt trái đất. Thông qua đó thay đổi dòng chảy của các đại dương. Từ đó tác động lên toàn bộ khí hậu Trái Đất.

Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn ra trong hàng triệu năm. Vì vậy, các loài vật có thể hoàn toàn tiến hóa và thích ứng kịp.

Tác động đến tự hoạt động con người

Mặc dù con người mới chỉ xuất hiện trong khoảng gần 100.000 năm trở lại đây. Nhưng những tác động mà con người gây ra ô nhiễm môi trường lớn hơn rất nhiều so tác động từ thiên nhiên.

Những tác động này đến từ sự phát triển chóng mặt của dân số. Điều này làm gia tăng nhu cầu về thức ăn, đất ở, nguyên liệu….Do đó, con người buộc phải khai thác nhiều hơn những gì mà Trái Đất có thể sản sinh ra để bù đắp vào phần bị mất đi hàng năm. Việc này còn khiến cho các thảm động- thực vật bị thu hẹp dần dần. Nhiều loài bị lâm vào cảnh có nguy cơ tuyệt chủng. Trong khi đó, một số loại đã hoàn toàn bị tuyệt chủng.

Con người càng phát triển, khí hậu môi trường ngày càng bị ô nhiễm

Không những thế, những chất thải, vật dùng đã qua sử dụng cho con người cũng có tác động nhất định đến khí hậu, môi trường sinh sống. Đặc biệt là khí thải CO2, khí thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất của con người. Đây là loại khí thải chính gây lên hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu làm khí hậu bị biến đổi.

Hậu quả biến đổi khí hậu

Dưới sự tác động đến từ hoạt động của con người. Môi trường khí hậu đang ngày càng biến đổi một cách rõ rệt và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Nhiệt độ Trái Đất nóng lên

Bằng chứng nổi bật và rõ ràng nhất chính là nhiệt độ của Trái Đất. Hiện nay, nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất đã tăng 1.6 độ F(tương đương 0.9 độ C) so với thế kỷ XIX. Sử thay đổi chủ yếu này xuất phát từ lượng khí CO2 mà con người thải ra đã tăng rất nhiều so với khoảng thời gian trước.

Đặc biệt là trong khoảng 35 năm trở lại đây. Các kỷ lục về những năm nóng nhất xuất hiện với tần số ngày càng nhiều và liên tục phá kỷ lục. Đặc biệt là chuỗi 6 năm liên tiếp liên tục phá kỷ lục về nhiệt độ, với năm sau còn nắng nóng hơn năm trước. Với việc bắt đầu chuỗi kỷ lục được ghi nhận vào năm 2014. Khi đây là năm đứng thứ 9 trong danh sách 10 năm nóng nhất kể từ bảng thống kê dữ liệu nhiệt độ Trái Đất bắt đầu được thu thập vào năm 1880.

Từ năm 2014 đến nay. Rất nhiều nơi đã ghi nhận những kỷ lục về nhiệt độ, không chỉ trong khu vực. Mà còn cả trên thế giới về mức nhiệt. Nhiều chuyên gia dự báo rằng. Đến năm 2070, ⅓ dân số thế giới có thể sẽ phải sống trong môi trường có nhiều độ cao như ở Sa mạc Sahara( nơi có nền nhiệt cao nhất thế giới).

biểu độ dự báo nhiệt từ năm 1850 cho tới năm 2050

Biển ấm lên

Không chỉ có bầu khí quyển của Trái Đất nóng lên. Bề mặt biển và đại dương cũng ghi nhận mức nhiệt tăng 0.4 độ F kể từ năm 1969. Với diện tích chiếm hơn 70% bề mặt trái đất. Bề mặt biển có không chỉ là nơi sinh sống của 90% thảm động-thực vật thế giới. Nó còn giúp hấp thụ phần lớn khí thải CO2 cũng như duy trì mức nhiệt độ trên toàn thế giới.

Việc mặt biển ấm lên có thể tác động đến dòng chảy đại dương. Nó sẽ khiến cho tình hình biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng hơn.

Khu vực băng vĩnh cửu co lại

Tại những khu vực được bao phủ bởi những tảng băng vĩnh cửu cỡ lớn như Greenland, Bắc cực cũng ghi nhận sự thu hẹp diện tích băng. Theo dữ liệu từ trạm không gian NASA và các thí nghiệm về sự biến đổi khí hậu trung bình khu vực Greenland và Bắc cực.

Trong giai đoạn từ 1993-2016. Greenland mất khoảng 286 tỷ tấn băng mỗi năm. Trong khi đó, tại Bắc Cực là 127 tỷ tấn cùng thời kỳ.

Đặc biệt theo số liệu mới nhất năm 2020. Khu vực làng mạc ghi nhận người sống gần với cực bắc nhất ghi nhận nhiệt độ lên đến 380C vào tháng 6. Trong khi đó, nhiệt độ mọi năm tại đây chỉ vào khoảng 18-200C. Một kỷ lục cực kỳ đáng báo động.

Sạt lở băng ngày càng diễn ra nghiêm trọng hơn

Tuyết bao phủ bị thu hẹp

Theo các ảnh chụp vệ tinh từ trạm không gian xoay quanh quỹ đạo trái đất. Lượng tuyết bao phủ tại khu vực phía bắc vào mùa xuân đã giảm. Cùng với đó, băng tuyết cũng tan sớm hơn trong khoảng 50 năm đổ lại đây.

Mực nước biển tăng

Băng vĩnh cửu ở các vùng băng giá tan còn làm cho mực nước tại các vùng biển cũng đang gia tăng nhanh chóng.

Điều này không chỉ ảnh hưởng gây ô nhiễm nguồn nước ngọt cung cấp cho con người. Mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của những người ven biển.

Theo một bài báo khoa học được công bố gần đây của IPCC. mực nước biển trên toàn cầu đã cao hơn đến 20 cm so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp. Trong trường hợp nếu mức khí thải tiếp tục duy trì như hiện nay. Đến cuối thế kỷ 21, mức nước biển có thể dâng lên đến 86 cm. Thậm chí, ở một số khu vực nhất định. Mực nước có thể dâng đến 180 cm. 

Biển bị axid hóa

Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp hóa. Lượng axid trong bề mặt biền đã tăng 30% so với thời điểm trước đó. Lượng axid này đến từ lượng khí cacbon tồn tại trong bầu khí quyển. Sau đó, chúng được các đại dương hấp thụ. Mỗi năm bề mặt biển hấp thụ vào khoảng 2 tấn khí carbon dioxide.

Thời tiết khí hậu cực đoan xuất hiện liên tục và nguy hiểm hơn

Trong khoảng 20 năm trở lại đây. Các hiện tượng khí hậu cực đoan như: bão tố, lốc xoáy, động đất…. Đang diễn ra ngày một tăng, mức độ của chúng cũng tăng mạnh hơn rất nhiều. Không những vậy, đường đi, phương hướng dịch chuyển của các hiện tượng này cũng trở lên khó lường và phức tạp hơn rất nhiều.

Đặc biệt là các cơn siêu bão có mức độ tàn phá sẽ phát triển nhanh chóng và di chuyển nhanh hơn. Do các dòng chảy nóng lạnh tại các đại dương bị biến đổi do sự gia tăng nền nhiệt của toàn thế giới. Vị dụ gần nhất có thể nói là siêu bão Haiyan năm 2013 đã khiến cho 200.000 người mất nhà cửa và gần 8.000 người thiệt mạng.

Lũ lụt gây nhiều thiệt hại về kinh tế và nhà cửa

Biến đổi khí hậu ở Việt nam và tình trạng nước biển dâng

Bài toán về biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tổn hại nhiều nhất dưới sự tác động của biến đổi khí hậu theo báo cáo gần đây của Ủy ban quốc tế về biến đổi khí hậu. Với cấu tạo địa lý của mình, Việt Nam phải hứng chịu các trận thiên tai, bão, sạt đất hay hạn hán. Và dự kiến rằng các diễn biến này có thể trở nên tồi tệ hơn vào những năm tiếp theo. 

Số liệu chi tiết về thực trạng

Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018 và đứng thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (Theo Đánh giá hàng năm của các nước phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu). 

Tại Việt Nam, các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện với mức độ mạnh mẽ và tần suất dần trở nên dày đặc. Chưa kể đến, biến đổi khí hậu làm cho những hiện tượng này xảy ra bất chợt, nằm ngoài khả năng dự báo sớm của chúng ta. Chính bởi sự khó đoán này mà đã gây ra rất nhiều thiệt hại về cả người và của. 

Số liệu về bão và lũ lụt 

Điển hình theo Báo cáo về nhiệt độ trung bình và lượng mưa trung bình theo tháng tại Việt Nam từ 1901 – 2015 có thể chứng minh sự thay đổi rõ rệt. Nhìn vào lượng mưa tháng cao nhất tăng từ 270mm (1901 – 1930) lên đến 281mm (1991 – 2015). Trong khi đó nhiệt độ tháng cao nhất cũng tăng từ 27,1°C (1901 – 1930) lên đến 27,5°C (1991 – 2015).

Năm 2017 – Năm thảm họa bão lũ

Năm 2017 là một trong những năm đánh dấu lịch sử của Việt Nam khi phải đón lấy những “cú đánh úp” của các hiện tượng thời tiết. Các cụm từ như “đợt nắng kỷ lục”, “đợt mưa lớn kỷ lục”,… xuất hiện nhiều hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam. Năm 2017 là năm của thảm họa thiên nhiên tại Việt Nam với 16 cơn bão lớn, lũ lụt nghiêm trọng kéo dài lâu nhất lịch sử, trái quy luật.

Lụt tại Hà Nội năm 2008

Minh chứng đó là sự thay đổi của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới, không đều và ngoài dự đoán. Ví dụ, có năm xảy ra tới 18 – 19 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, nhưng cũng có năm chỉ xảy ra từ 4 – 6 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới. Đáng kể là có những cơn bão với sức gió giật trên cấp 12 có dấu hiệu tăng nhẹ từ năm 1990 – 2015. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến những biến đổi trong mục nước, lượng mưa hàng năm. Dẫn đến mực nước trung bình của năm 2018 tăng cao hơn hẳn so với năm 2017.  

Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trung bình mỗi năm trên biển Đông sẽ diễn ra 10 – 11 trận bão. Vào tháng 5/2017, nhiều đài khí tượng quốc tế cũng đã dự báo rằng El Nino sẽ tái xuất trong năm, nhiều khả năng sẽ có các trận bão mạnh có thể lên đến siêu bão. Ngoài dự đoán là 13 – 15 trần bão lớn, thực tế cho thấy có tới 16 trận bão thế kỷ hoành hành trên biển Đông khiến người dân Việt Nam phải chịu 6 trận bão áp thấp và 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền của Việt Nam. Đặc biệt, cơn bão số 16 – Tembin xuất hiện nhiều dị thường, diễn ra vào cuối mùa và là cơn bão mạnh nhất trong 40 năm gần đây. 4 cơn bão đi vào tới đất liền của lãnh thổ Việt Nam bao gồm: Cơn bão số 2 – Talas, cơn bão số 3 – Sơn Ca, cơn bão số 10 – Doksuri, cơn bão số 12 – Damrey. 

Số liệu về các đợt nóng lịch sử, hạn hán

Quay lại về sự thay đổi về nhiệt độ, sau năm 2017 là sự thay đổi đột biến về nhiệt độ. Nhiệt độ cao nhất có lúc đạt tới 42°C vào năm 2018 là con số được ghi nhận tại Hà Nội. Nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam ở thời điểm hiện tại so với 30 năm gần đây có sự tăng 0,5 – 1 độ C.  

Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, năm 2018 mùa mưa kết thúc sớm dẫn đến trường hợp lượng mưa trung bình của khu vực này chỉ đạt 60 – 70% so với mực nước mưa trung bình các năm khác. Khiến khu vực phải chịu hạn hán nặng nề, thiếu nước dùng cho sinh hoạt tưới tiêu của người nông dân. 

Tình trạng hạn hán gây ra ảnh hưởng tới mùa màng, vật nuôi

Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Sự thay đổi trong khí hậu không chỉ đơn giản là do sự thay đổi của tự nhiên. Không thể bỏ qua những tác động mà con người đã tác động lên môi trường, khí hậu gây ra các biến đổi của khí hậu toàn cầu. 

Hiệu ứng nhà kính 

Hậu quả của hiện tượng hiệu ứng nhà kính chính là làm nóng trái đất. Nguyên nhân là do hiệu quả giữ nhiệt ở tầng dưới của khí quyển. Một là do sự phát xạ trở lại bức xạ sóng dài từ mặt đất. Hai là các khí như cacbon đioxit, nitơ oxit, metan và chlorofluorocarbon,…. Làm giảm sự thoát nhiệt bên trong bầu khí quyển làm trái đất nóng lên. DUy trì nhiệt độ >30 độ C so với khi không có các khi trên. Thủng tầng ozon, băng tan, mực nước biển dâng đều là hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra. 

Như đã thấy, có 2 lý do dẫn đến hiện tượng này. Thế nhưng, khí nhà kính tự nhiên (lý do thứ 1) chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Hiệu ứng nhà kính đang ngày trở nên tồi tệ chủ yếu là do những hoạt động mà con người tạo ra. 

Bản thân người Việt Nam cũng đang phạm phải những sai lầm khiến khí hậu bị ảnh hưởng nặng nề: 

  • Chặt phá rừng bừa bãi khiến khí CO2 không được hấp thụ nên bị dư thừa CO2
  • Việc gia tăng dân số đồng nghĩa với việc gia tăng các phương tiện đi lại, các xưởng công nghiệp phục vụ cho nhu cầu sống của người dân. Những chất thải công nghiệp tích tụ nhiều tạp chất mắc kẹt trong tầng khí quyển và không được tích tụ đào thải. Ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ trên bề mặt trái đất. 
  • Kỷ nguyên công nghiệp hóa con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã phát thải vào khí quyển các khí gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến làm gia tăng nhiệt độ của trái đất.
  • Ý thức kém của con người cũng là một nguyên nhân khác khiến việc bảo vệ trái đất trở nên khó khăn hơn. Nhiều tổ chức, cá nhân ích kỷ vì lợi nhuận cá nhân mà không xử lý chất thải, khí thải trước khi đưa ra ngoài. 
Chặt phá rừng nguyên sinh tại Việt Nam

Kịch bản biến đổi khí hậu mới nhất

Nhiệt độ
  • Nhiệt độ trung bình hằng năm tăng 1,9÷2,4 độ C ở phía Bắc và tăng 1,7÷1,9 độ C ở phía Nam theo kịch bản RCP4.5. 
  • Còn đối với kịch bản RCP8.5, nhiệt độ dao động khoảng 3,3÷4,0 độ C ở phía Bắc và 3,0÷3,5 độ C ở phía Nam. 
  • Nhiệt độ cực trị trong năm có dấu hiệu tăng mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân
Lượng mưa
  • Lượng mưa năm tăng phổ biến từ 5÷15% theo kịch bản RCP 4.5. 
  • Và theo kịch bản RCP8.5, lượng mưa ở mức cao nhất có thể lên đến 20% ở hầu hết khu vực Bắc Bộ, Trung Trung Bộ. Ngoài ra có ảnh hưởng một phần ở khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên. Lượng mưa trung bình lớn nhất có dấu hiệu tăng mạnh trong khu vực lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể là 10÷70% so với trung bình thời kỳ cơ sở.
Gió mùa và một số hiện tượng cực đoan
  • Tần suất xuất hiện các cơn bão gió giật mạnh đến rất mạnh cũng tăng đáng kể. Ngoài ra, gió mùa mùa hạ có bắt đầu thay đổi. Bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn. 
  • Trong mùa gió mùa hoạt động, lượt gió mạnh tăng thêm. Lượng ngày rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đều giảm. Không khí lạnh tràn về muộn hơn so với chu kỳ các thời kỳ trước. 
  • Số ngày nắng nóng (Tx ≥ 35o C) có xu thế tăng trên phần lớn cả nước, lớn nhất là ở Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Nhiệt độ tăng khiến hiện tượng hạn hán trở nên khắc nghiệt hơn ở một số khu vực, thiếu nước trầm trọng. 

Kịch bản nước biển dâng mới nhất

  • Kịch bản nước biển dâng chỉ xét đến sự thay đổi mực nước biển trung bình do biến đổi khí hậu, mà không xét đến ảnh hưởng của các yếu tố khác gây nên sự dâng cao của mực nước biển như: nước dâng do bão, nước dâng do gió mùa, thủy triều, quá trình nâng/hạ địa chất và các quá trình khác.
nước biển dâng có thể nhấn chìm nhiều thành phố ven biển
  • Kịch bản nước biển dâng được xây dựng cho các tỉnh ven biển, 7 khu vực ven biển, quần đảo Hoàng Sa, và quần đảo Trường Sa. – Đóng góp lớn nhất vào mực nước biển dâng ở khu vực biển Việt Nam là thành phần giãn nở nhiệt và động lực, sau đó là thành phần băng tan tại sông băng và núi băng trên lục địa. 
  • Đến năm 2050, mực nước biển dâng trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam theo kịch bản RCP2.6 là 21 cm (13 cm ÷ 32 cm), theo RCP4.5 là 22 cm (14 cm ÷ 32 cm), theo RCP6.0 là 22 cm (14 cm ÷ 32 cm) và theo RCP8.5 là 21 cm (17 cm ÷ 35 cm). 
  • Đến năm 2100, mực nước biển dâng trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam theo kịch bản RCP2.6 là 44 cm (27 cm ÷ 66 cm), theo RCP4.5 là 53 cm (32 cm ÷ 76 cm), theo RCP6.0 là 56 cm (37 cm ÷ 81 cm) và theo RCP8.5 là 73 cm (49 cm ÷ 103 cm). 
  • Kịch bản mực nước biển dâng trung bình ven biển Việt Nam có khả năng cao hơn mực nước biển trung bình toàn cầu. Mực nước biển dâng khu vực ven biển các tỉnh phía nam cao hơn so với khu vực phía bắc. Đến cuối thế kỷ 21, khu vực ven biển từ Móng Cái – Hòn Dáu và Hòn Dáu – Đèo Ngang có mực nước biển dâng thấp nhất, theo RCP4.5 là 55 cm (33 cm ÷ 78 cm), theo RCP8.5 là 72 cm (49 cm ÷ 101 cm). Khu vực ven biển từ Mũi Cà Mau – Kiên Giang có mực nước biển dâng cao nhất, theo RCP4.5 là 53 cm (32 cm ÷ 75 cm), theo RCP8.5 là 75 cm (52 cm ÷ 106 cm); 
  • Khu vực giữa Biển Đông có mực nước biển dâng cao hơn so với các khu vực khác. Đến cuối thế kỷ 21, khu vực quần đảo Hoàng Sa có mực nước biển dâng theo RCP4.5 là 58cm (36 cm ÷ 80 cm), theo RCP 8.5 là 78 cm (52 cm ÷ 107 cm). Khu vực quần đảo Trường Sa có mực nước biển dâng theo RCP4.5 là 57 cm (33 cm ÷ 83cm), theo RCP8.5 là 77cm (50 cm ÷ 107 cm). 

Tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam và hướng giải quyết

Hậu quả của biến đổi khí hậu tác động lên chúng ta là rất lớn. Thay đổi thời tiết không chỉ khiến con người phải hứng chịu thiên tai, tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Mà còn làm ảnh hưởng đến các ngành nghề, các nguồn tài nguyên. 

Tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam với các hoạt động

Tại Việt Nam, tổn thất trong các ngành và tài nguyên sau khi hứng chịu hậu quả là rất lớn. Đặc biệt là các doanh nghiệp khi đang phải đối đầu với các tổn hại liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của mình. Cơ sở vật chất bị tàn phá, năng suất lao động bị giảm sút, gián đoạn sản xuất kinh doanh, mất nguồn lực,….. Dẫn đến mất ổn định chuỗi kinh doanh và phá sản.

Ngành nông nghiệp

Với sự thay đổi liên tục về nhiệt độ và thời tiết, ảnh hưởng đến chu kỳ sống của nhiều nông sản tại Việt Nam. Nó làm chậm sự phát triển của nông sản, gây ra dịch bệnh, giảm sút năng suất mùa màng, tác động tiêu cực đến cuộc sống của bà con nông dân. 

Không chỉ vậy, đồng bào vùng ven biển là nạn nhân hứng chịu tổn thất nặng nề từ các trận lũ lụt, bão, sóng thần. Hiện tượng nước biển dâng còn làm mất đi diện tích sản xuất và nuôi trồng thủy sản của bà con nông dân. 

Biến đổi môi trường tác động tới cơ sở hạ tầng của Việt Nam
Ngành xây dựng cơ sở hạ tầng 

Đặc điểm của ngành này là thiết kế ra những công trình có tuổi thọ lâu dài. Đây cũng là một trong những vấn đề nan giải của ngành xây dựng. Khi mà biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến các công trình, làm giảm chất lượng cũng như tuổi thọ của các sản phẩm xây dựng. Vậy nên, hướng đi bây giờ chính là tìm cách để thiết kế nên những công trình có tính thích ứng cao. Đảm bảo được độ bền và sự an toàn cho người dân sử dụng. 

Tài nguyên đất

Sự gia tăng của dân số kèm theo đó là sự gia tăng của các hiện tượng xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa,…. Biến đổi khí hậu làm giảm diện tích sinh sống của cư dân. Đất đai bị xói mòn, rửa trôi,ngập mặn,… không còn màu mỡ ảnh hưởng lớn tới năng suất trồng trọt trong ngành công nghiệp. 

Tài nguyên rừng 

Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá là có hệ sinh thái vô cùng đa dạng. Tuy nhiên trong một thời gian ngắn, các hệ sinh thái của nước ta, đặc biệt là rừng đang đứng trước nguy cơ suy thoái trầm trọng. 

Diện tích rừng giảm, diện tích rừng ngập mặn cũng bị suy thoái. Dù đã cố gắng để thực hiện cải tạo đất đai và rừng nhưng diện tích rừng nguyên sinh của nước ta cũng chỉ còn khoảng 8% so với các nước trong khu vực. 

Việc tăng nhiệt độ đột ngột sẽ gia tăng khả năng gây cháy rừng. Làm giảm diện tích rừng và thay đổi cả quần thể sinh vật sinh sống trong môi trường rừng rậm. 

 

Vấn đề cần giải quyết

Có thể thấy bên cạnh những thay đổi về khí hậu do tự nhiên thì yếu tố về con người vẫn chiếm phần lớn khi nói về những tác động lên sự thay đổi trong khí hậu những năm gần đây. Chính vì thế, không gì khác ngoài việc phải cải tạo, nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả mà có thể hứng chịu. Từ đó nâng cao ý  thức bằng việc quảng bá cách thức, giải pháp bảo vệ khí hậu và môi trường sống của mỗi cá nhân và tập thể.

Thực tế cho thấy người dân và nhiều tổ chức chưa có kế hoạch, hành động để thay đổi cũng như ứng phó với thiên tai do biến đổi khí hậu. Hoặc có các kế hoạch và dự án nhưng không tiến hành thực hiện. Đồng nghĩa với việc nếu chính phủ và các tổ chức, doanh nghiệp không tiến hành thực hiện đối phó thì trong tương lai sẽ có nhiều hơn các tổn hại, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất. Vậy nên, cần phải triển khai ngay từ bây giờ những kế hoạch còn bỏ dở, chung tay bảo vệ và xây dựng lại hệ thống năng lượng. Trước nhất là đề đối phó với các rủi ro trong tương lai. Dài hạn là để bảo vệ doanh nghiệp, quốc gia và thế giới khỏi những trận thiên tai xuất phát từ biến đổi khí hậu. 

Giải pháp cấp bách để khắc phục biến đổi khí hậu

Mặc dù là nơi chịu tác động tiêu cực của các thay đổi của thời tiết. Thế nhưng, rất nhiều các nghiên cứu đồng thời cũng chỉ ra rằng Việt Nam ẩn chứa nhiều tiềm năng tạo nên năng lượng giúp tái tạo lại môi trường, giảm bớt mối nguy hại có liên quan đến các vấn đề về thay đổi khí hậu này. 

Dựa vào nguồn lực vốn có, chúng ta có thể xây dựng các kế hoạch khắc phục vấn đề một cách hiệu quả. Dựa trên nguyên nhân bùng phát và với những nguồn lực hiện có. Một số giải pháp đã được đề bạt được liệt kê dưới đây có thể sẽ là những “phương thức” cứu chữa hiện trạng: 

Cập nhật thông tin về thiên tai, và biến đổi khí hậu

Đây là cách thức tốt nhất giúp người dân có thể ứng phó kịp thời khi xảy ra biến đổi khí hậu. Hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, đối với người dân chưa phải hứng chịu các thiệt hại to lớn, đây là phương tiện nâng cao ý thức của người dân trong việc ứng phó và bảo vệ môi trường. 

Hạn chế sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch

Như đã biết đây là nguồn năng lượng tạo ra các khí thải độc hại đến sức khỏe con người và sức khỏe của trái đất. Hiện tại, người ta vẫn chưa tìm được nguồn năng lượng thay thế. Vì vậy, việc hạn chế sử dụng sẽ giúp giảm thiểu nguồn khí thải độc hại này.

Sử dụng nghiên liệu xanh để bảo vệ môi trường

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng

Nhà ở là nguồn phát tán khí thải nhà kính lớn, chúng chiếm tời ⅓ các khí thải khác làm ảnh hưởng tời bầu khí quyển. Như chúng tôi đã đề cập ở phía trên rằng ngành xây dựng cơ sở hạ tầng cần phải tích cực sáng chế và thiết kế những công trình mang nặng tính thích ứng. Từ đó, hạn chế khí thải nhà ở và bảo vệ người dân khỏi các đợt thiên tai, lũ bão. 

Ngăn chặn chặt phá rừng

Diện tích rừng đang ngày càng bị thu hẹp do nạn chặt phá rừng và khai thác gỗ trái phép vẫn đang tiếp tục diễn ra. Để giảm thiểu tình trạng này, cần phải nghiêm khắc phạt các trường hợp vi phạm. Đồng thời theo dõi và triệt phá các đường dây buôn bán trái phép răn đe cho cộng đồng. Tăng nhận thức cộng đồng về việc không thể thiếu hụt nguồn tài nguyên này trong công cuộc tái tạo môi trường xanh. 

Kiểm soát tình trạng gia tăng dân số

“Dù gái hay trai chỉ 2 là đủ” là một trong những cách để kiểm soát sự gia tăng dân số chóng mặt này. Song song với tình trạng dân số tăng cao chính là gia tăng nhu cầu về tiêu thụ hàng hóa. Dây chuyền tạo nên nguy cơ thải ra một nguồn khí thải nhà kính lớn trong tương lai. Nếu có thể khống chế được con số này, sẽ là một sự giúp đỡ rất lớn cho những tổ chức đang cố gắng nghiên cứu để tìm ra biện pháp “chữa trị” cho bầu khí quyển này.

Hạn chế sử dụng phương tiện đi lại cá nhân 

Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng xe máy là phương tiện đi lại chính. Kèm theo đó là đa dạng các loại phương tiện đi lại thải khí độc có hại. Vì vậy, nếu mọi người thay đổi thói quen, sử dụng nhiều hơn các phương tiện công cộng sẽ giúp giảm thiểu lượng khí thải lớn trong năm.

Phương tiện giao thông công cộng giúp giảm tải lượng khí thải CO2

Tiết kiệm điện

Việc sử dụng điện năng trong các hộ gia đình cũng là nguyên nhân khiến trái đất nóng lên. Vì vậy hãy tiết kiệm điện năng, không chỉ là tiết kiệm cho bản thân mà còn là đang góp phần giữ gìn một môi trường xanh – sạch – đẹp. Đẩy lùi các hiện tượng thay đổi khí hậu bất thường. 

Hạn chế sử dụng hóa chất tổng hợp

Thay vì sử dụng các loại hóa chất tổng hợp khó phân hủy. Hãy sử dụng những chất được chiết xuất từ thực vật hay các sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường. 

Ngưng sử dụng các loại túi ni lông trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật 

Túi nilon được làm từ chất liệu rất khó phân hủy, chúng là tác nhân lớn, nguy hiểm gây ra biến đổi khí hậu từ công đoạn sản xuất cho đến khi tiêu thụ ngoài thị trường. Trong quá trình sản xuất túi nilon cần sử dụng khí đốt, dầu mỏ, chất hóa dẻo, phẩm màu, kim loại nặng,…. Chúng đều là các chất gây ra hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người.

Nghiên cứu nguồn năng lượng mới

Bên cạnh các nguồn nguyên liệu có hại cho môi trường, thì con người đã tìm ra các nguồn năng lượng khác. An toàn, sạch, rẻ phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của con người. Lấy một số ví dụ điển hình như: năng lượng của gió, nhiệt, sóng, mặt trời, ethanol từ cây trồng, nhiên liệu sinh học, hydro thủy phân nước. 

Tham gia trồng cây, bảo vệ rừng

Rừng có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp hấp thụ khí CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính. Hãy kêu gọi người dân tích cực trồng cây gây rừng để có bầu không khí sạch hít thở. Không quên khuyến khích mọi người bảo vệ rừng chống xói mòn, sạt lở. 

Trồng cây gây rừng góp phần ngăn cản quá trình biến đổi khí hậu

Ứng dụng công nghệ trong cải thiện môi trường

Ngày ngay với sự phát triển của khoa học công nghệ, người ta đã nghiên cứu được rất nhiều các phương thức để hạn chế, giảm thiểu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên trái đất. 

  • Kỹ thuật địa chấn 
  • Kỹ thuật hát tán hạt sulfate vào không khí làm lạnh bầu khí quyển
  • Lắp gương làm lệch ánh sáng mặt trời 
  • Sáng chế đại dương nhân tạo chứa sắt
  • Nghiên cứu tăng cường dưỡng chất cho cây tăng hấp thụ CO2 nhiều hơn 

+ Biến đổi khí hậu tại Hà Nam

Tỉnh cũng sẽ chịu những ảnh hưởng do biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Tỉnh cũng sẽ chịu những ảnh hưởng do biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Mặc dù là tỉnh không giáp biển, tuy nhiên tỉnh cũng hứng chịu những tác động do biến đổi khí hậu tại Việt Nam. UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình mục tiêu quốc giá ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí 150 tỷ đồng. Mục tiêu hứa hẹn năm 2020 sẽ hoàn thành chiến lược quốc gia về phòng, chống, giảm nhen thiên tai. Đảm bảo 100% sô dân các xã thuộc vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai được trang bị kiến thức về phòng chống lụt, bão, ứng phó biến đổi khí hậu. Hay quy hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 đạt được những chỉ tiêu cụ thể. Tổng kinh phí cho đợt quy hoạch này là 801 tỷ đồng. Mới đây nhất là kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo QĐ số 3025/QĐ-UBND tỉnh.

Các đề án, nghiên cứu thực tế của chính phủ 

Một số chương trình và đề án của chính phủ giúp tăng cường kiểm soát vấn đề ứng phó với các vấn đề về biến đổi khí hậu. Đây đều là các chương trình được định hướng thực hiện và hoàn thiện cho tới năm 2050. Cho thấy Chính Phủ Việt Nam cũng đã những nước đi ứng phó dài hạn với biến đổi khí hậu. 

1) Chương trình mục tiêu quốc gia: Ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng kế hoạch mở rộng cho giai đoạn 2016 – 2025. 

2) Chương trình khoa học công nghệ quốc gia về biến đổi khí hậu. 

3) Đề án hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn đến năm 2020. 

4) Chương trình Đồng bằng sông Cửu Long và Chương trình Đồng bằng sông Hồng về quản lý tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu. 

5) Đề án kiểm kê, giám sát phát thải khí nhà kính và quản lý các hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính. 

6) Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu cho các đô thị lớn của Việt Nam. 

7) Chương trình nâng cấp và cải tạo hệ thống đê biển, đê sông phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. 

8) Đề án nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. 

9) Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các đảo dân sinh ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. 

10) Đề án xây dựng thí điểm và nhân rộng mô hình cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Các tổ chức thế giới và việt nam về biến đổi khí hậu

Tổ chức IPCC: Có tên đầy đủ là Intergovernmental Panel on Climate Change có nghĩa là Ủy ban Liên Chính Phủ về Biến Đổi Khí Hậu.

Tổ chức WMO (tên đẩy đủ: World Meteorological Organization): Tổ chức khí tượng thế giới

Tổ chức CAN( Climate Action Network): tổ chức hành động vì khí hậu

Tổ chức Citizens’ Climate Lobby: Tổ chức vận động hành lang về khí của cư dân

Tổ chức The Climate Group: Nhóm hành động vì môi trường Quốc tế. Với mục tiêu giảm lượng khí thải CO2 về 0 vào năm 2050

QUỸ GCF( Green Climate Fund): Quỹ Khí Hậu Xanh

Trung tâm C2CES( Center for Climate and Energy Solutions): Trung tâm giải pháp về khí hậu và năng lượng.

Tổ chức tư vấn CDP (Carbon Disclosure Project): tổ chức công bố Carbon giúp công bố lượng carbon mà các thành phố, nhà máy sản xuất thải ra môi trường

Tổ chức ACA (Coalition for climate Action): Liên minh hành động vì khí hậu Quốc tế.

Tổ chức Climate Central: Tổ chức tin tức phi lợi nhuận phân tích và báo cáo về khoa học khí hậu.

Trung tâm CCRC( Climate Change Resilience Center): Trung tâm Ứng phó Biến đổi Khí Hậu được tại lập tại Việt Nam.

Tổ chức VCCA( Vietnam Coalition for Climate Aciton): Tổ chức liên minh hành động vì khí hậu Việt Nam

Cục Biến đổi Khí Hậu: được thành lập bởi bộ tài nguyên và môi trường.

Thuật ngữ chuyên ngành

Một số thuật ngữ chuyên ngành được dùng trong bài: 

  • Công ước UNFCCC với tên đầy đủ là United Nations Framework Convention on Climate Change có nghĩa là Công ước Khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc
  • NASA được thành lập tại Mỹ với tên đầy đủ là National Aeronautics and Space Administration( Cục quản trị không gian và hàng không quốc gia). Cơ sở này được thành lập để tìm hiểu khám phá các thiên thể trong hệ mặt trời. Đồng thời, thu thập và cung cấp thống kê dữ liệu về Trái Đất cho các mục đích nghiên cứu khoa học và biến đổi thời tiết.
  • Kịch bản Biến đổi khí hậu được định nghĩa như sau: “Kịch bản biến đổi khí hậu – Climate Change Scenario là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế – xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.” Nhóm kịch bản biến đổi khí hậu thường được sử dụng là RCP và SRES  
  • RCP (Representative Concentration Pathways) là đường nồng độ khí nhà kính đại diện.  Và RCP cũng chỉ quan tâm đến nồng độ khí nhà kính mà thôi. SRES thì thiên hơn về quá trình phát thải khí nhà kính thông qua cơ sở các giả định về phát triển kinh tế – xã hội, công nghệ hay dân số,…. Có 4 kịch bản RCP (RCP2.6, RCP4.5, RCP6.0, và RCP8.5). Đặc trưng cảu kịch bản RCP được thể hiện trong bảng sau: 
RCP Cưỡng bức bức xạ năm 2100 Nồng độ CO2tđ năm 2100 (ppm) Tăng nhiệt độ toàn cầu năm 2100 (oC) so với 1986-2005 Đặc điểm đường cưỡng bức bức xạ tới năm 2100 Kịch bản SRES tương đương
RCP8.5 8.5 W/m2 1370 4.9 Tăng liên tục A1F1
RCP6.0 6.0 W/m2 850 3.0 Tăng dần 

và ổn định

B2
RCP4.5 4.5 W/m2 650 2.4 Tăng dần 

và ổn định

B1
RCP2.6 2.6 W/m2 490 1.5 Đạt cực đại 3.0 W/m2 và giảm Không có tương đương

Kết luận

Như vậy, biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ và tiêu cực lên Trái đất. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu và cần sự chung sức của tất cả các quốc gia để đẩy lùi thiên tai gây ra do sự thay đổi khí hậu trên bề mặt Trái Đất. Hãy hành động trước khi quá muộn! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *