Các tiêu chuẩn khi thi công móng đơn nhà 3 tầng

Nhà 3 tầng là kiểu nhà xuất hiện khá phổ biến tại thành thị và nông thôn hiện nay. Để nhà 3 tầng cho tuổi thọ bền bỉ, cũng như đảm bảo được yếu tố kinh tế. Phần móng nhà cần phải được tiến hành hết sức tỉ mỉ và cẩn thận. Dưới đây là một số tiêu chuẩn móng đơn nhà 3 tầng mà bạn cần biết trước khi tiến hành xây dựng.

Tiêu chuẩn về kết cấu móng đơn nhà 3 tầng dạng ống hoặc nhà phố

Nhà 3 tầng dạng ống hoặc nhà phố 3 tầng là kiểu nhà xuất hiện khá phổ biến tại Việt Nam. Khi xây dựng những ngôi nhà kiểu này. Các nhà thầu thường sử dụng dạng móng đơn lệch tâm, móng đơn góc cho ngôi nhà. Một lưu ý nhỏ khi tiến hành thi công móng cho gia đình là thợ xây cần tiến hành giác móng nhà để đảm bảo các yếu tố về kết cấu và độ chịu tải của công trình.

chi tiết móng đơn
Hình ảnh móng đơn lệch tâm trong thực tế

Khi tiến hành thi công công đơn, thợ xây dựng cần tiến hành đào hố móng để ổn định vị trí cũng như xác định khoảng cách giữa các cột móng trong công trình.

Sử dụng móng đơn lệch tâm, móng đơn góc

Những ngôi nhà phố, nhà ống tại Việt Nam thường được xếp đặt liền kề và sát cạnh nhau. Chính vì vậy, khi tiến hành thi công móng nhà. Các nhà thầu phải chú ý đến nền đất và công tác đổ móng để tránh gây ảnh hưởng tới những ngôi nhà xung quanh. Do đó, thi công móng đơn lệch tâm và móng đơn góc sẽ là sự lựa chọn phù hợp.

Móng đơn lệch tâm là kiểu móng nhà có dạng hình vuông, hình chữ nhật. Kết hợp với phần cổ cột móng được đặt lệch về một cạnh. Còn móng đơn góc cũng có dạng hình vuông hoặc chữ nhật. Tuy nhiên, tùy vào vị trí mà phần cổ cột được đặt lệch vào góc khác nhau.

Xem thêm  Tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế móng băng nhà 3 tầng

2 kiểu móng đơn này sẽ giúp nhà thầu hạn chế tối đa được sự sụt lún của nền đất tới những công trình xung quanh. Móng đơn lệch tâm, móng góc không chỉ đảm bảo được an toàn cho các công trình lân cận. Mà nó còn đủ khả năng chịu tải, chịu trọng của toàn bộ công trình xây dựng.

Các bộ phận của móng đơn lệch tâm

Một kết cấu móng đơn lệch tâm tiêu chuẩn sẽ gồm có 4 bộ phận và đảm nhiệm những chức năng khác nhau như:

  • Bê tông lót móng là lớp dưới cùng. Có tác dụng bảo vệ móng và lõi kim loại của móng khỏi ảnh hưởng của môi trường đất.
  • Bê tông móng là lớp ngay phía trên: Lớp này chịu tác dụng phân tải lực và chịu tải trọng của toàn bộ kết cấu của ngôi nhà. Bê tông móng được đặt bên trền lớp bê tông lót móng
  • Cổ cột móng. Là phần nằm trên lớp bê tông móng. Cổ cột móng có chức năng truyền tải tải trọng của công trình tới các móng. Cổ cốt móng thường đường tiến hành song song với bê tông móng.
  • Đà kiềng hay còn được gọi là giằng móng. Nó có tác dụng ổn định cột móng. Cũng như duy trì khoảng cách giữa các chân cột để chúng không bị nghiêng ngả do phải chịu tải công trình phía trên gây ra.

Kích thước móng lệch tâm và móng góc

Ở những công trình có chiều cao từ ba tầng trở xuống. Kích thước móng đơn lệch tâm, móng đơn góc thường vào khoảng 1500x1500mm với móng dạng vuông và khoảng 1500 x(1800-1900)mm cho móng dạng chữ nhật. Độ dày của móng là 350-400 mm. Cuối cùng là phần cổ cột có kích thước vào khoảng 200x200mm, chiều cao cổ vào khoảng 1200 mm. Mặc dù là một trong những kiểu móng nông được sử dụng phổ biến trong xây dựng công trình nhỏ, nhưng bạn cũng có thể gia tăng kích cỡ của phần cổ cột trong trường hợp muốn gia tăng độ chắc chắn của công trình phía trên.

Xem thêm  Tiêu chuẩn đào hố móng và biện pháp thi công

Bố trí cột thép móng

Ngoài ra, khi xây móng nhà 3 tầng theo dạng móng góc, móng lệch tâm. Việc bố trí thép trong móng cũng cần phải tuân thủ tiêu chuẩn chịu lực, chịu nén của kết cấu.

móng nhà 3 tầng
Kết cấu khung thép của móng đơn lệch tâm

Số lượng cột thép sử dụng trong móng đơn lệch tâm của nhà 3 tầng thường là 7 thanh thép uốn góc L. Trong đó, 2 thanh thép cạnh viền móng và 2 thanh thép kế bên được đặt chạy song song với viền móng. Cùng với đó, 2 thanh thép của góc bên trong được đặt chéo sao cho đầu của thanh thép hướng về phía góc đối diện. Thanh thép còn lại được đặt nằm giữa và vuông góc so với 2 thanh thép cạnh viền móng.

Với móng đơn dạng góc, số lượng cột thép cần dùng chỉ là 6 thanh mà thôi. Tương tự như móng lệch tâm, phần chân cột móng nên được đặt hướng vào góc đối diện của góc đặt cột móng.

Cách bố trí này sẽ giúp tải trọng công trình được phân bổ đều lên toàn bộ bề mặt móng. Từ đó, gia tăng độ bền vững của công trình.

kích thước móng đơn

 

Giống với bản vẽ móng băng, các cột thép nên được bố trí hướng vào trong giúp tăng cường khả năng chịu tải. Điều này là đặc biệt phù hợp cho những công trình thi công móng nhà liền kề ở các thành phố. 

Tiêu chuẩn về kết cấu móng đơn nhà 3 tầng biệt thự

Với những gia đình có khu đất xây dựng rộng. Và đang có ý định xây biệt thự. Hoặc diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn diện tích lô đất. Khi đó kết cấu móng đơn hay được sử dụng là móng đơn chính tâm hoặc móng đơn góc.

Xem thêm  Tiêu chuẩn các loại móng nhà trong xây dựng và quy trình làm móng nhà

Tương tự như kiểu móng đơn nhà phố, nhà ống. Móng đơn cho biệt thự 3 tầng cũng bao gồm 4 bộ phận là bê tông lót móng, bê tông móng, cổ cột và đà kiềng. Tuy nhiên khi xét về cách bố trí khung và cốt móng. Chúng vẫn có điểm khác biệt như:

Khung và cốt móng chính tâm thường được đặt ở chính giữa lớp bê tông sàn. Số lượng cột thép được sử dụng là 6 cột. Với 4 cột ở góc được đặt hướng về 4 góc của móng. Trong khi 2 cột thép còn lại được đặt song song với phương dài của móng.

kết cấu móng đơn
Móng nhà chính tâm cần phải đặt chính giữa bề mặt móng giúp phân bổ đều lực nén

Móng đơn chính tâm sẽ giúp gia tăng khả năng chịu tải chịu lực. Nhờ đó, công trình xây dựng bên trên sẽ bền vững hơn. Tuy nhiên, loại móng này chỉ được thi công ở những vị trí giữa nhà. Hoặc xung quanh khu đất không có công trình nào mà thôi.