Các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh không nên coi thường

Để đề phòng các căn bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh, các mẹ nên giữ cho bé luôn được sạch sẽ. Thêm vào đó nên thay tã thường xuyên và rửa sạch nhẹ nhàng mỗi lần thay tã. Đồng thời, nên tìm hiểu thông tin về các bệnh đó để biết cách phòng tránh tốt hơn. Trong bài dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về các căn bệnh này, từ đó phòng tránh và điều trị giúp con sống khỏe mạnh và vui vẻ hơn nhé!

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị vàng da và cách điều trị hiệu quả

  1. Hiện tượng hạt kê

Hạt kê là hiện tượng xuất hiện những hạt nhỏ màu trắng đục, nhô khỏi làn da. Nguyên nhân là do ứ đọng chất bã trên cơ thể. Thường gặp ở vùng trán, mũi, gò má, đôi khi xuất hiện ở bắp tay. Hiện tượng này sẽ mất sau vài tuần. Các mẹ không nên kỳ mạnh khi tắm cho trẻ nếu trẻ mắc bệnh ngoài da này.

Các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh không nên coi thường - Hiện tượng hạt kê

  1. Phát ban đỏ

Phát ban đỏ thường xuất hiện sau khi sinh vài ngày. Chúng gần giống với nốt muỗi đốt, cùng với một chút mủ màu trắng vàng trên đầu nốt ban. Nốt ban này xuất hiện trên mặt, tay và chân. Các mẹ không cần phải lo lắng nếu bé bị phát ban, chúng sẽ mất sau một khoảng thời gian ngắn từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, các mẹ không nên cạy các nốt ban, bởi chúng có thể khiến da bị nhiễm khuẩn.

  1. Hăm tã

Chứng hăm tã có thể là do nhiều nguyên nhân nhưng thường là do nước tiểu của bé hoặc phân lưu trữ trong tã quá lâu mà mẹ không thay. Tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu sẽ gây ra các chứng hăm, tấy đỏ… Nếu không được điều trị kịp thời, da của bé sẽ trở nên căng bóng và mụn mủ sinh ra.

Cách phòng ngừa hăm tã:

– Giữ cho trẻ luôn được sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên hơn

– Vệ sinh cho trẻ một cách kỹ càng mỗi lần thay tã

– Khi quấn tã cho trẻ, các mẹ nên chú ý để tã của trẻ hơi nới lỏng một chút. Đồng thời, các mẹ nên sử dụng loại tã có lỗ thoáng khí để làm cho không khí được lưu thông tốt hơn.

– Nên để trẻ được nude mỗi ngày vài lần để vùng bỉm được khô thoáng hơn.

Các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh không nên coi thường - Hăm tã

Khi nào bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

– Trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, và các mẹ đã điều trị rồi nhưng không khỏi.

– Trẻ bị sốt nhiều hơn trong thời gian này

– Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ trên vùng bỉm

– Vùng hăm tã da đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng ra các vùng khác

– Trẻ có bị tiêu chảy

  1. Chàm sữa (lác sữa)

Hiện tượng này thường gặp ở các bạn nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên. Bệnh thường xuất hiện ở mặt, hai bên má và có thể lan ra thân mình và tứ chi… Khởi đầu chỉ là những nốt mẩn đỏ, sau đó trở thành mụn nước li ti, đỏ, nứt da, rịn nước, tróc vảy…

Cách phòng ngừa:

Các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh không nên coi thường - Chàm sữa

– Vệ sinh các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là mặt và miệng của trẻ sau mỗi lần bú.

– Cho trẻ ăn uống bình thường và hạn chế các thực phẩm làm bệnh chàm của bé nặng hơn. Chẳng hạn như trứng, mỡ động vật, hải sản, nội tạng động vật, …

– Dùng các dung dịch làm dịu da để tắm cho bé như cetaphil, Physiogel, Oilatum.

– Không để bé cào, gãi vùng da bị tổn thương bằng cách cắt ngắn móng tay, móng chân vì chúng có thể làm tăng nhiễm trùng da.

– Nhà ở thông thoáng, không khói thuốc, nước hoa và thú nuôi.

– Chàm là một bệnh hay tái phát cho nên việc điều trị là cực kỳ quan trọng. Các mẹ không nên tự ý dùng thuốc điều trị, hay thoa thuốc khi chưa được chỉ định của bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *