Cách làm sữa chua không bị đá – Nói tạm biệt với 3 sôi 2 lạnh

Cách làm sữa chua không bị đá đó là câu hỏi khá phổ biến của các bạn mới học làm sữa chua. Đá là do nước hình thành ở nhiệt độ lạnh đóng băng lại. Như vậy sữa chua bị đá do pha trộn quá nhiều nước. Vậy cách khắc phục tình trạng “đá” này phải làm sao?

Cách làm sữa chua không bị đá đó là cho một lượng nước pha loãng sữa vừa phải hoặc thậm chí không cần cho nước luôn vào hỗn hợp.

Loại sữa chua nào dễ bị đá

Sữa chua theo công thức 3 sôi 2 lạnh

Nếu như bạn tìm kiếm cách làm sữa chua trên mạng, có lẽ công thức “3 sôi 2 lạnh” sẽ được nhiều bạn rỉ tai nhau. Vậy “3 sôi 2 lạnh” là gì? Đó là thêm vào hỗn hợp sữa 3 lon nước sôi và 2 lon nước lạnh. Công thức này áp dụng cho việc làm sữa chua bằng sữa đặc ông thọ. Với công thức làm sữa chua này, nếu như bạn làm không khéo thì rất dễ bị đá.

Công đoạn dễ làm sai nhất đó là quá trình ủ sữa chua. Nếu vẫn ủ theo phương pháp truyền thống như ủ nồi cơm điện rồi để qua cả đêm, sáng hôm sau mới bỏ ra kiểm tra. Chắc chắn sữa chua sẽ bị đá. Đặc biệt là loại sữa chua đóng túi bán sẵn.

Cách làm sữa chua không bị đá - Nói tạm biệt với 3 sôi 2 lạnh
Sữa chua dạng túi rất dễ bị đóng đá

Cách làm sữa chua không bị đá đúng cách

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Sữa đặc 1 hộp
  • Sữa tươi 1l
  • Sữa chua bán sẵn 1 hộp
  • Các dụng cụ lọ đựng, bát trộn, xoong nồi đun, nồi cơm điện ủ,…

Bước 1 – Đun nóng sữa tươi

Sữa tươi đun nóng tới khi bắt đầu sôi lăn tăn. Không nên đun sữa tươi ở nhiệt độ nhỏ sôi lăn tăn. Hãy đun lửa lớn ngay từ đầu đến khi sữa bắt đầu sôi thì tắt bếp. Điều này sẽ đảm bảo chất dinh dưỡng của sữa không bị mất.

Bước 2 – Cho thêm sữa đặc

Hòa thêm sữa đặc vào sữa tươi, khoáng đều cho lượng sữa đặc hòa tan hết.

Bước 3 – Thêm men sữa chua

Đợi hỗn hợp sữa tươi và sữa đặc nguội ấm ấm thì cho thêm men sữa chua vào. Men sữa chua cái nên để ở ngoài nhiệt độ môi trường tránh bị đá. Nếu cho men sữa chua vào nhiệt độ quá lớn, các vi khuẩn trong men không thể hoạt động.

Lưu ý không cho thêm nước sôi hoặc nước nguội vào hỗn hợp. Chỉ có sữa tươi, sữa đặc và sữa chua men. Khi đó hàm lượng protein trong hỗn hợp cao và tránh được các hiện tượng đông đá. Nếu bạn muốn học cách làm sữa chua không bị đá hãy nhớ chi tiết này.

Bước 4 – Ủ men sữa chua

Tiến hành ủ men sữa chua bằng cách chia sữa ra các lọ thủy tinh nhỏ đã tiệt trùng sạch sẽ. Sắp xếp các lọ trong lòng một nồi cơm điện cỡ lớn.

  • Đổ nước sôi bên ngoài ngập 2/3 lọ sữa chua để tạo mội trường ủ ấm sữa.
  • Duy trì độ ấm bằng cách bật chế độ ủ của nồi cơm. Nếu trời lạnh, cần chú ý thay nước mới ấm hơn sau khoảng 2 tiếng.
  • Sau khoảng 6-8 tiếng sữa chua của bạn đã ủ xong thành công.

Bước 5 – Kiểm tra sữa chua bị đá

Muốn kiểm chứng xem món sữa chua của bạn có đạt yêu cầu là “không bị đá”hay không, thử cho 1 lọ vào ngăn đá tủ lạnh. Nếu sữa chua bị đá khi bị làm lạnh sẽ đóng thành từng lớp đá riêng biệt với sữa.

Cách làm sữa chua không bị đá - Nói tạm biệt với 3 sôi 2 lạnh
Sữa chua bị đóng đá sẽ nhìn rõ các vệt nước đá

Nhưng thường sữa chua làm theo cách chỉ có sữa tươi và sữa đặc mà không pha loãng ra bằng nước thì rất ít khi bị đá.

Trên đây là cách làm sữa chua không bị đá chỉ với một việc đơn giản là loại bỏ nước trong nguyên liệu đầu vào. Nếu như bạn muốn nâng tầm sữa chua làm tại nhà ngon hơn, đặc hơn, mịn hơn, hãy tham khảo bài viết sau “Cách làm sữa chua ngon và mịn“.

Chúc các bạn hoàn thành món sữa chua thơm ngon thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *