Cẩn thận với cách chăm sóc vết rạch sau khi sinh

Các chị em sau sau khi sinh thường phải tiến hành thủ thuật rạch, cắt tầng sinh môn để em bé có thể đi ra dễ dàng hơn. Nhưng việc chăm sóc vết rạch sau khi sinh này như thế nào thường khiến chị em đau đầu vì không biết cách. Bởi chỉ một sai sót nhỏ có thể khiến cho chị em bị tổn thương nghiêm trọng. Vậy, cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài dưới đây nhé! Nhưng trước hết, chúng ta cùng phân tích:

  1. Vì sao rạch và khâu tầng sinh môn?

Trong quá trình sinh nở thông thường, nếu em bé quá to hoặc cổ tử cung mở chưa hết… trường hợp này, cần phải rạch tầng sinh môn để em bé có thể đi ra một cách dễ dàng. Vùng bị rách hat vùng bị rạch thường nằm ở giữa vùng âm đạo và hậu môn. Và sau khi sinh, vết rạch này sẽ được khâu lại. Vì nó nằm ở vị trí đặc biệt nên rất dễ bị nhiễm trùng và điều các chị cần làm là chăm sóc vết rạch sau khi sinh thật tốt.

  1. Những tác hại của việc cắt, rạch tầng sinh môn

Những tác hại của việc cắt, rạch tầng sinh môn

Việc rạch tầng sinh môn thường gây mất máu nhiều tương đương hoặc thậm chí là nhiều hơn so với một ca mổ bình thường. Và nó cũng thường đau lâu, khó lành hơn. Rạch tầng sinh môn làm ảnh hưởng đến các cơ đáy chậu, vì các cơ không được xếp đúng chỗ. Hậu quả của việc này là khiến âm đạo bị rò, đại tiểu tiện không được tử chủ.

Đặc biệt, các sản phụ phải rạch tầng sinh môn sẽ bị đau đớn và khó khăn trong khi giao hợp trong khoảng 3 tháng sau khi sinh. Việc đau đớn cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc cho con bú sau này.

  1. Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành lại ?

Việc liền da thường phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Một số người sẽ nhanh lành, một số lại lâu lành. Thông thường, vết rạch sẽ liền sau 2 – 4 tuần, lâu hơn thì đến khoảng 12 tuần sau sinh.

  1. Bao lâu thì vết rạch sau khi sinh hết đau

Các vết rạch tầng sinh môn thường được các bác sĩ khâu lại và mất 2 – 4 tuần để lanh lại. Trong khoảng thời gian này, chị em phải vật lộn với việc làm sao để cơn đau bớt đi, và vết thương mau lành hơn. Cho nên việc chăm sóc vết thương sau khi rạch là một việc quan trọng và cân thiết để làm giảm thiểu mức độ đau khi rạch.

Ở những ngày đầu sau sinh, nếu thấy đau buốt khi đi vệ sinh thì chị em nên dùng vòi hoa sen và nước ẩm để xối nhẹ vào vùng kín. Dùng nước ấm sẽ khiến cho các nước tiểu tiếp xúc ít với phần bị khâu hơn, từ đó sẽ giảm đau hiệu quả. Nếu đau quá, chị em có thể đứng để đi tiểu tiện để giảm các cơn đau này.

  1. Những rủi ro mà bạn có thể gặp phải sau khi rạch và khâu tầng sinh môn?

Những rủi ro mà bạn có thể gặp phải sau khi rạch và khâu tầng sinh môn

– Các chị em khi sinh phải rạch tầng sinh môn nếu không biết cách chăm sóc thật kỹ sẽ lâu lành và một số trường hợp có thể xảy ra các biến chứng như: Vết thương hở do tiêu chỉ quá nhanh làm cho vết thương chưa kịp liền lại. Hoặc các mẹ không biết cách chăm sóc làm vết thương bị nhiễm trùng, vết khâu không liền lại được.

– Vết rạch có thể bị mưng mủ do quá trình làm sạch không được tốt, để lại nhiều dị vật. Hoặc, các chị em có thói quen đi lại nhiều, ngồi lệch một bên làm vết rạch bị tổn thương.

– Sau khi khâu lại, vết rạch sẽ lên da non và liền sẹo, lúc này chị em tuyệt đối không được gãi, chỉ nên dùng bông ngoáy tai chấm oxy già để lau nhẹ nhàng, cho giảm ngứa nhé!

  1. Các lưu ý đặc biệt khi chăm sóc vết rạch tầng sinh môn

Vết rạch tầng sinh môn cũng giống như các vết thương khác trên cơ thể, nếu không chăm sóc đúng cách thì vết thương càng lâu lành, thậm chí  có thể dẫn đến nhiễm trùng, không lành sẹo, co cơ… Cho nên, các chị em cần chú ý.

Chăm sóc: 3 ngày đầu, sau khi sinh, sử dụng dung dịch Povidone thấm ướt bông gòn, bôi nhẹ lên vết thương mỗi ngày một lần. Dùng băng vệ sinh và thay sau mỗi 6g, đồng thời, quan sát sản dịch một cách cẩn thận về số lượng, màu và mùi. Và nếu có mùi hôi, thì sản dịch đã bị nhiễm trùng.  Chị em không nên sử dụng các loại thuốc, kem giảm đau cũng như các kinh nghiêm dân gian để tránh các hậu quả nghiêm trọng.

Đi lại nhẹ nhàng: Việc đi lại sau sinh có thể khiến chị em đau đớn nhưng lại làm lưu thông máu tốt hơn, giảm sưng và giúp cho vết thương mau lành hơn.

Chế độ ăn uống: Dùng nhiều thức ăn nhuận tràng để tránh táo bón. Bởi sau khi rạch tầng sinh môn, chị em nên tuyệt đối tránh táo bón.

Kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra thường xuyên các vết khâu xem chúng có bị sưng đỏ và tiết nhiều dịch hay không? Nếu bị nhiễm trùng nên đến bệnh viện để bác sĩ xử lý và sớm rút chỉ khâu.

Quan hệ vợ chồng: Không nên quan hệ cho đến khi vết khâu lành hẳn, không còn cảm giác đau để tránh nguy cơ nhiễm trùng, rò âm đạo, tiểu tiện mất tự chủ…

7. Để tránh cắt, rạch tầng sinh môn

Ở một số bệnh viện, việc dùng thủ thuật rạch tầng sinh môn được dùng phổ biến, nhưng một số lại không vì hậu quả của nó. Cho nên, các mẹ nên trao đổi với các bác sĩ về nguyện vọng không rạch tầng sinh môn nếu có thể. Và để tự tránh việc này, các mẹ hãy:

– Sinh con ở tư thế thẳng đứng, không nằm ngửa. Các tư thế để bé dễ dàng đi ra hơn là ngồi xổm, quỳ, hay nửa nằm nửa ngồi.

– Học cách thư giãn các cơ sản khung chậu, cơ đáy chậu, cách phình lớp mô âm đạo và đáy chậu, và cách hít thở khi có các cơn gò tử cung. Các bài tập này thường rất đơn giản và các mẹ đều được học ở lớp tiền sản một vài tháng trước khi sinh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *