Hai Đường Trên Cao Gần 15.000 Tỷ Đồng Ở Thủ Đô 

Hai công trình trọng điểm được thực hiện trong gần 2 năm trở lại đây: Cầu cạn vành đai 3 (Mai Dịch – Nam Thăng Long) và Đường vành đai 2 (Ngã Tư Sở – Ngã Tư Vọng) đang trong giai đoạn hoàn thiện. Với tổng giá trị đầu tư lên đến 15.000 tỷ đồng, đây là 2 tuyến đường được kỳ vọng lớn và dự kiến sẽ thông xe trong những tháng cuối năm 2020. 

Đường vành đai trên cao số 2

Đường trên cao vành đai 2 từ Ngã Tư Sở đến phía Nam của cầu Vĩnh Tuy khởi công thực hiện xây dựng vào tháng 4/2018. Cây cầu cạn đã hoàn thiện khoảng 80%.

Được biết đây là giải pháp dành cho vấn đề ùn tách giao thông ở các tuyến đường chính như Trường Chinh. Giảm mật độ chung cư và tăng thẩm mỹ các tuyến đường lưu thông chính. Sau khi hoàn thiện, thời gian di chuyển từ Long Biên sang các quận Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng sẽ được giảm đáng kể.

Không chỉ tăng khả năng lưu thông của các phương tiện giao thông, giảm tải cho các đường phía dưới. Tuyến đường này còn là phương tiện giúp đẩy mạnh vùng kinh tế trọng điểm trong thời gian tới.

Toàn cảnh đường vành đai 2 trên cao
Toàn cảnh đường vành đai 2 trên cao

Tuyến đường có độ dài lên tới 43,6 km và đi qua các quận Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai. Giá trị đầu tư của công trình là 9.400 tỷ đồng trong đó 4.194 tỷ đồng dành cho giải phóng mặt bằng. Công trình đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng từ cầu Vĩnh Tuy đến cầu Mai Động. Tuy nhiên, có vẻ như dự án đang gặp khó khăn trong việc thu mua mặt bằng khoảng 2km trên đường Minh Khai.

Tuyến đường vành đai 2 khang trang trước ngày thông xe
Đường vành đai 2 đi qua các quận Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai

Chưa hết, thi công trên những tuyến đường thường xuyên bị ùn tắc. Để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, công trình không thể xây dựng liên tục. Dẫn đến làm chậm tiến trình hoàn thiện công trình.

Con đường bao gồm các hạng mục như sau:

  • Cầu chính rộng 19m
  • Cầu dẫn rộng 7m
  • 3 nhánh dẫn đi từ các hướng cầu Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở.
Tuyến đường vành đai 2 đi qua các hướng cầu trọng điểm
Đường vành đai 2 có hạng mục 3 nhánh từ các hướng cầu Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở.

Đây là dự án cầu trên cao đầu tư sử dụng công nghệ cầu bê tông cốt thép trên đà giáo di động, đổ dầm tại chỗ mà không cần vận chuyển dầm bê tông bằng xe hạng nặng. Phương án giúp giảm tương đối thời gian và chi phí, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện công trình.

Đường vành đai 2 xây dựng sử dụng công nghệ mới
Dự án cầu trên cao đầu tư sử dụng công nghệ cầu bê tông cốt thép trên đà giáo di động

Ngoài ra, 2 bên thành của tuyến đường này được lắp kính chống ồn. Tuy nhiên, sau khi thực hiện, người dân lo ngại về vấn đề an toàn của loại kính này nếu không may gặp phải tai nạn giao thông, dẫn đến vỡ kính và rơi xuống khu vực dân cư phía dưới.

Đường vành đai 2 sử dụng kính chống ồn
Người dân lo ngại về độ an toàn của loại kính chống ồn được sử dụng trong xây dựng cầu trên cao

Đường vành đai 2 trên cao được dự đoán sẽ hoàn thiện vào tháng 8. Khánh thành và sẵn sàng sử dụng vào đầu tháng 9.

Các nhánh của dự án đường vành đai 2
Các nhánh của dự án đường vành đai 2 từ trên cao
Khung cảnh xung quanh đường vành đai 2 sau khi hoàn thiện
Khung cảnh xung quanh đường vành đai 2 sau khi hoàn thiện
Cận cảnh tuyến đường vành đai 2 chờ ngày thông xe
Cận cảnh tuyến đường vành đai 2 chờ ngày thông xe
Dự án đường vành đai 2 trên cao
Đường đã khánh thành và sẵn sàng sử dụng vào đầu tháng 9.

Cầu cạn vành đai 3

Dự án trọng điểm Cầu cạn Vành đai 3 cũng được khởi động thi công vào đầu năm 2018. Hiện tại các hạng mục về trụ và xà mũ của toàn bộ cầu đã hoàn thiện.

Dự ăn cầu cạn vành đai 3 thi công đầu năm 2018
Dự ăn cầu cạn vành đai 3 thi công đầu năm 2018

Cây cầu cạn là tuyến đường nối bắt đầu từ phía Bắc cầu Mai Dịch cho đến điểm cuối là phía Nam cầu Thăng Long. Được xây dọc theo dải phân cách đường Phạm Văn Đồng mở rộng.

Đường vành đai 3 nối liền từ cầu Mai Dịch đến cầu Nam Thăng Long
Tuyến đường nối bắt đầu từ phía Bắc cầu Mai Dịch cho đến điểm cuối là phía Nam cầu Thăng Long

Toàn bộ hạng mục được đầu tư với tổng số tiền lên đến 6.166 tỷ đồng. Trong đó có 5.343 là vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản và khoảng 823 tỷ đồng vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Mục tiêu của công trình là kết nối trung tâm thành phố Hà Nội với sân bay Nội Bài và các tỉnh khu vực phía Bắc. Đây là tuyến đường liên kết các khu công nghiệp lớn của Hà Nội. Đẩy nhanh quá trình vận chuyển và phân phối, xúc tiến nền kinh tế phát triển trên mọi mặt trận.

Đường vành đai 3 kết nối nhiều khu vực trọng điểm
Đường vành đai 3 liên kết các khu công nghiệp lớn của Hà Nội

Dự án dự kiến thông xe và khánh thành vào 10/10/2020. Với tiến độ làm việc của các kiến trúc sư và công nhân hiện nay, đây là thời gian khả thi để đưa vào sử dụng.

Cầu cạn vành đai 3 đưa vào sử dụng đầu tháng 10 năm 2020
Cầu cạn vành đai 3 đưa vào sử dụng đầu tháng 10 năm 2020

Dự án này được chia làm 2 gói thầu, cả 2 gói thầu đều do các liên danh Nhật Bản thực hiện thi công. Gói thầu xây dựng quãng đường Mai Dịch – Cổ Nhuế do liên danh Sumitomo Mitsui và Cienco 4 đứng thầu. Gói thầu Cổ Nhuế – Nam Thăng Long do liên danh Tokyu-Taisei đứng thầu chính.

Xung quanh cầu cạn vành đai 3 được trồng cây xanh tươi mát
Xung quanh cầu cạn vành đai 3 được trồng cây xanh tươi mát

Công trình có tổng độ dài là 5.367 km trong đó có 4.728 km cầu cạn. Các phiến dầm của tuyến đường được thi công ở địa điểm khác. Sau đó mới được vận chuyển đến công trường khác bằng xe siêu trường, siêu trọng để thi công vào ban đêm.

Quy mô của cầu cạn là 4 làn xe, đảm bảo tiêu chuẩn đường cao tốc. Bao gồm 2 làn an toàn, 2 làn dừng khẩn cấp và dải phân cách. Tốc độ khả thi cho xe chạy lên đến 100 km/h.

Hình ảnh cây cầu cạn vành đai 3 trong giai đoạn hoang thiện
Hình ảnh cây cầu cạn vành đai 3 trong giai đoạn hoang thiện

Mong rằng trong các tháng cuối năm nay, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng 2 công trình đường lớn của Thủ đô Hà Nội khang trang và lộng lẫy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *