Hen suyễn ở trẻ – chứng ho không bao giờ dứt

Hen suyễn ở trẻ là một trong những căn bệnh mà các bác sĩ nhi khoa trên toàn thế giới thường xuyên phải chữa trị. Những năm gần đâỵ, bệnh ngày càng trở nên phổ biến và khó chẩn đoán hơn. Rất nhiều trẻ em và người lớn mắc bệnh nhưng không hề biết mình đang mang bệnh…

Nhiều người tin rằng trẻ bị hen suyễn khi chúng có dấu hiệu thở khò khè hoặc khổ sở vì khó thở. Thật ra khi ta thấy các triệu chứng ấy thì bệnh đã nặng. Dấu hiệu phổ biến nhất của hen suyễn chính là ho, ho dai dẳng. Khi khám phổi của trẻ, bạn không thể nghe ra tiếng khò khè, trừ khi bệnh đã nặng.

Đa số chúng ta đều thỉnh thoảng bị ho, như vậy có phải là mắc bệnh hen suyễn?

Đa số chúng ta đều thỉnh thoảng bị ho, như vậy có phải là mắc bệnh hen suyễn

Dĩ nhiên là không. Ho chỉ là kết quả của rất nhiều yếu tố tác động. Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm họng do cảm hoặc cúm — hiện tượng nhiễm virus. Sau một trận cảm, em bé sẽ bị nghẹt mũi và ho kéo dài từ 2-3 tuần.

Viêm xoang hoặc nghẹt mũi mãn tính cũng gây ho. Các tác nhân gây khó chịu như khói thuốc, bụi bặm cũng có thể khiến một người khỏe mạnh ho sặc sụa. Chứng trào ngược dịch dạ dày cũng kích thích cơn ho, nhất là khi nằm ngủ.

Làm sao để biết con bạn có bị hen suyễn hay không.?

Trước tiên, ta cần hiểu hen suyễn là gì.

Hen suyễn được liệt vào tình trạng “di ứng” (hoặc “dị ứng do di truyền”) của cơ thể bệnh nhân, như dị ứng phấn hoa vào mùa hè hoặc viêm da dị ứng. Tuy nhiên, hen suyễn không phải là dạng “dị ứng căn nguyên”, nó xuất hiện bởi hệ miễn dịch của bệnh nhân quá nhạy cảm.

Trong dị ứng căn nguyên, hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh đặc biệt phản ứng với một số dị nguyên cụ thể (như trứng, đậu phộng…) thông qua việc phóng thích kháng thể IgE vốn sẽ kích hoạt những tế bào mast. Chính sự hoạt động của những tế bào này sẽ tiết ra Histamin, loại hóa chất sinh học này gây nên hiện tượng dị ứng đặc thù. Nếu trẻ cm không bị kích thích bởi dị nguyên, cơ thể trẻ sẽ không tư nhiên lên cơn dị ứng.

Làm sao để biết con bạn có bị hen suyễn hay không.?

Hen suyễn xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức đối với nhiều yếu tố kích ứng khác nhau như nhiễm virus, bụi, ô nhiễm không khí, không khí lạnh và khô, khói thuốc lá, nấm mốc, gián hoặc vận động thể thao. Thậm chí một tràng cười dài cũng có thể khiến những người bị suyễn lên cơn ho không dứt.

Phản ứng của hệ miễn dịch đường hô hấp ở trẻ hen suyễn gây ra hai vấn đề:

  • Viêm sưng. Đây là tiến trình bạch cầu trong cơ thể đổ về đường hô hấp để chiến đấu chống bệnh tật. Từ đó gây nên hiện tượng sưng đỏ, đau và tiết dịch nhầy (đờm dãi trong cổ họng).
  • Đường thở bị thắt lại (gây ra do cơ trơn bao quanh đường hô hấp).

Những phản ứng này khiến đường thở vốn đã nhỏ càng trở nên hẹp hơn, đẩy đờm dãi và khiến trẻ thở khó kèm theo tiếng rít. Nếu triệu chứng nhẹ thì trẻ chỉ bị ho; nếu trở nặng, bệnh nhân sẽ khò khè, khó thở.

Còn tiếp…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *