Không nên coi nhẹ việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Nguyên tắc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh cần phải được thực hiện cẩn thận và liên tục từ sau khi sinh cho đến khi rốn rụng và sẹo khô lại. Việc chăm sóc cần phải được đảm bảo vô khuẩn cao nhất.

Các mẹ sẽ cần các bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc tốt nhất và làm theo: Không rắc bột kháng sinh, không bôi thuốc đỏ vào rốn, chỉ dùng các loại thuốc mà các bác sĩ chỉ định. Rốn phải đảm bảo khô thoáng (không để nước tiểu, nước tắm… làm ướt rốn); phải được cố định và băng lại bằng gạc để không bị cọ sát khi trẻ cử đọng. Tuy nhiên, phải đảm bảo rốn được thông thoáng để có thể tự rụng.

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách cần được các mẹ quan tâm nhiều hơn. Bởi, khi còn trong bụng mẹ, dây rốn chính là con đường mang dinh dưỡng đến cho các bé, giúp các bé phát triển tốt hơn. Khi đủ 9 tháng 10 ngày, sau khi sinh, các mẹ sẽ được cắt rốn, và đó chính là dấu tích kỳ diệu thể hiện sự kết nối tuyệt vời giữa mẹ và bé.

Sau khi sinh được từ 7 đến 10 ngày, rốn sẽ tự rụng và sẽ liền sau 15 ngày. Khi chưa liền, rốn là một ngõ vào dễ dàng cho nhiều loại vi khuẩn và vi trùng. Từ chỗ nhiễm trùng này, có thể khiến các bé bị nhiễm trùng máu, thậm chí nếu nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Không nên coi nhẹ việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Bởi vậy, các mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh hàng ngày sau:

Chuẩn bị các dụng cụ để chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

– Que gòn vô trùng.

– Chai cồn 70 độ.

– Gạc vô trùng.

Các bước chăm sóc rốn

– Mẹ phải rưa tay sạch sẽ bằng xà phòng nhé.

– Tháo băng rốn của trẻ ra trước tiên.

– Nhìn quanh rốn và vùng da quanh rốn để xem có dấu hiệu bất thường hay không?

– Sau khi quan sát, các mẹ cần phải sát trùng tay lại bằng dung dịch còn 70 độ.

– Tiếp theo dùng que gòn tẩm cồn sát trùng rốn theo thứ tự như dưới đây:

+ Chân rốn.

+ Thân cuống rốn.

+ Mặt cắt cuống rốn.

+ Sát trùng cả vùng da xung xung quanh rốn từ trong ra ngoài khoảng 5 cm.

– Sau 2 ngày tuổi thì không cần phải băng rốn nữa để rốn mau khô, nếu rốn còn ướt thì nên băng bằng gạc mỏng nhé các mẹ! Còn nếu các mẹ sợ không có đủ kinh nghiệm để chăm sóc rốn thì nên nhờ các nhân viên y tế đến để chăm sóc cho yên tâm nhé các mẹ.

Các dấu hiệu nguy hiểm:

– Rốn sưng đỏ.

– Có dịch rỉ ra ở rốn, hoặc có mủ sau khi rụng

– Rốn có mùi hôi, và vùng da xung quanh rốn có màu đỏ và nổi mẩn sau đó chảy máu.

Chuẩn bị các dụng cụ để chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Không làm những điều này khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

– Không nên băng rốn quá kín và chặt sẽ dễ làm rốn bị nhiễm trùng.

– Không bôi hoặc đắt những thứ gì lạ ngoài chỉ dẫn của bác sĩ, bởi sẽ dễ làm bé bị ngộ độc và gây nhiễm trùng.

Cách chăm sóc rốn: Trước khi chăm sóc rốn, các mẹ phải rửa tay bằng nước sạch và xà bông thật kỹ để tẩy trùng. Việc chăm sóc rốn được thực hiện sau khi tắm sẽ dễ dàng hơn, sau khi lau sạch người thì dùng bông cũng như các dụng cụ khác giống như các bước ở trên. Sau đó, mặc quần áo cho bé, giữ cho cuống rốn được sạch sẽ và nằm ngoài quần áo hay tã. Các mẹ có thể dùng gạc chun quấn rốn để tiệt trùng cho bé mỗi ngày.

Tã phải được gấp dưới rốn: Không dùng gạc thường hoặc tã để quấn băng cho rốn của bé. Bởi nếu dùng các sản phẩm không được tiệt trùng hoặc diệt khuẩn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, nhất là trong thời tiết nóng ẩm. Các mẹ không sờ vào cuống rốn, cũng không dùng các thuốc bôi thảo dược không đảm bảo an toàn lên cuống rốn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Chăm sóc rốn 2 lần/ngày và bất cứ khi nào cuống rốn bị nhiễm bẩn, đồng thời sát khuẩn cuống rốn bằng các dung dịch nước muối sinh lý hoặc cồng 70 độ để làm sạch mủ. Dùng bông thấm dung dịch sát trùng lau sạch rốn, từ vùng chân rốn, nên nâng cuống rốn lên để có thể lau sạch vùng chân rốn một cách cẩn thận và nhẹ nhàng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *