Làm sao để biết trẻ đã ăn đủ hay chưa?

Đó luôn là câu hỏi khiến các bà mẹ đau đầu nhất. Rất nhiều bà mẹ lo con mình ăn không đủ chất, mặc dù thực tế, trẻ đã ăn rất khá. Đôi khi vấn đề không chỉ nằm ở người mẹ…

Một phụ huynh nọ tìm đến phòng khám của tôi, than thở rằng con của chị “gầy yếu quá.” Tôi thấy vóc dáng của trẻ rất khỏe mạnh, cân nặng vẫn đạt mức bình thường so với lứa tuổi. Khi được hỏi vì sao chị nghĩ con mình gầy yếu, người mẹ đáp: “Tôi thấy thằng bé cũng được lắm chứ, nhưng hàng xóm sang chơi chê nó còi.” Các bà mẹ ở Việt Nam, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ, chịu vô vàn áp lực trong việc cho con ăn. Áp lực ấy đến từ bà ngoại, bà nội của đứa bé, từ bà con họ hàng xa cho đến người hàng xóm láng giềng nhiều chuyện. Tất cả khiến tinh thần của người mẹ trẻ luôn căng như dây đàn, bởi đã phải cố hết sức để chứng minh mình là người mẹ tốt Vậy nên có lúc người mẹ phải ép con ăn.

Làm sao để biết trẻ đã ăn đủ hay chưa?

Ở các gia đình thuê người trông trẻ, các bà bảo mẫu thấy mình có trách nhiệm phải chăm con của chủ thật tốt, nếu không họ sẽ bị mắng nhiếc hoặc bị cho nghỉ việc. Vì thế, họ phải cho trẻ ăn bằng mọi cách để trẻ tăng cân. Họ sẽ ép từng muỗng cơm hoặc chạy theo đứa trẻ đang chơi để ép thêm một thìa nữa vào miệng. Có khi họ tìm cách dụ trẻ chơi, rồi tranh thủ đút thức ăn lúc trẻ không để ý, thậm chí ép trẻ ăn cả khi nó đang ngủ. Đó là những phương pháp “tuyệt vời” để trẻ con ngày càng chán ghét và tránh né việc ăn uống.

Thế nhưng, có lúc sai lầm nằm ở người mẹ, người bà không biết đâu là giới hạn trong việc ăn uống của con mình. Một người mẹ mang con gái hai tuổi đến phòng khám của tôi vì lý do “con tôi ăn không ngon miệng.” Em bé nặng đến 20kg. Bé mập đến nỗi đặt đâu thì ngồi yên đó, không thể nhúc nhích nổi. Mức cân nặng đó tương đương với một trẻ sáu tuổi. Mẹ ép bé uống đến hai lít sữa công thức mỗi ngày (chưa kể các bữa ăn chính) và vẫn khăng khăng con mình ăn như thế chưa đủ.

Vậy làm thể nào để nhận ra trẻ ăn đã đủ?

Rất đơn giản, hãy nhìn vào biểu đồ tăng trưởng của bé!

Thực phẩm cần thiết cho hoạt động hằng ngày vì sự tăng trưởng của trẻ nhỏ. Do đó, nếu trẻ tăng trưởng bình thường – nghĩa là trẻ ăn uống đủ chất! Biểu đồ thể hiện xu thế phát triển của trẻ theo từng giai đoạn nhất định. Nếu đường tăng trưởng của trẻ cân lên đều đều (giai đoạn 1 – 2 tuổi, nếu biểu đổ tăng trưởng của con bạn luôn nằm trong khoảng bách phân vị thứ 25 trở lên (vạch 25%)) thì con bạn đang phát triển bình thường và khỏe mạnh.

1-Làm sao để biết trẻ đã ăn đủ hay chưa?

Trong đó: Bách phân vị là con số cho thấy con bạn nặng hơn hah cao bơn bao nhiên trẻ khác trong 100 trẻ cùng lứa tuổi và giới tính. Nếu con bạn có cân nặng nằm vào khoảng bách phân vị thứ 25, có nghĩa là con bạn nặng hơn 25 trẻ và nhẹ hơn 75 trẻ trong cùng lứa tuổi.

Ngoài ra theo kinh nghiệm nuôi con của nhiều thế hệ, chúng ta có thể dùng một quy tắc đơn giản, để nhớ mang tên “rule of thumb”: Trẻ năm tháng sẽ đạt cân nặng gấp đôi lúc sinh. Trẻ một tuổi sẽ đạt cân nặng gấp ba lần lúc sinh. Trẻ hai tuổi sẽ đạt cân nặng gấp bốn lần lúc sinh. Lớn hơn chút nữa, cứ một năm trôi qua, trẻ sẽ tăng thêm từ 1-2 kg. Khi 10 tuổi, trẻ nặng trung bình 30kg. Vậy, nếu con của bạn nặng 3kg lúc chào đời thi khi tròn năm tháng trẻ sẽ được 6kg, đầy năm trẻ đạt 9kg và khi hai tuổi trẻ đạt 12kg.

Rule of thumb là quy tắc ngón tay cái – phương pháp thô sơ để đánh giá hay do lường dựa trên knh nghiệm chứ không phải đo đạc chính xác.

Tốc độ tăng trưởng của mỗi đứa trẻ không giống nhau, thậm chí anh chị em sinh đôi cùng trứng cũng có sự khác biệt. Mỗi trẻ lớn theo cách của riêng minh. Điều đó còn tùy thuộc vào chủng tộc, vào cha mẹ của trẻ và nhiều yếu tố khác nữa. Đó là lý do vì sao bạn không thể mang con minh so sánh với em bé “su-mô” nhà bên cạnh, và kết luận con mình ốm yếu.

Nếu con bạn không lên cân, không tăng chiều cao theo biểu đồ tăng trưởng bình thường của trẻ, lúc đó bạn cần tham vấn bác sĩ nhi khoa có chuyên môn về điều trị rối loạn tăng trưởng. Vấn đề có thể không liên quan gì tới chuyện ăn uống. Các trục trặc khác trong sức khỏe như các chứng viêm kính niên (viêm đường tiết niệu), vấn đề dạ dày – ruột (trào ngược dạ dày thực quản), dị ứng, rối loạn kích thích tố (rối loạn tuyến giáp, thiếu hormone tăng trưởng), rối loạn gây ra do tim mạch, gan, thận, hoặc những bất thường mang tính di truyền đều là các nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn, chứ không phải vì trẻ ăn ít.

Tre cần được cân đo định kỳ, bởi đó là việc làm cần thiết nhằm đánh giá sức khỏe và tăng trưởng của trẻ em. Trẻ sơ sinh dưới hai tháng tuổi cần được đo mỗi tháng một lần, sau đó là hai tháng một lần cho đến khi đầy năm,và sáu tháng một lần trong khoảng 1 – 3 tuổi. Về sau, mỗi năm một lần cân đo là đủ.

Trẻ em không bao giờ để mình đói khát đến chết

Thêm một lưu ý nữa: trẻ em không bao giờ để mình đói khát đến chết!

Nhiều bà mẹ mang trong lòng một nỗi sợ vô lý rằng nếu họ không ép con ăn thì trẻ sẽ không ăn trong nhiều ngày liền, tới mức chết vì đói. Trên đời làm gì có chuyện đó! Tôi từng đến thăm những ngôi làng heo hút ở Quảng Bình và Kon Tum trong những dịp phòng khám tổ chức chương trình khám bệnh từ thiện. Các trẻ ở đó phải sống trong cảnh thiếu ăn. Chúng rủ nhau bắt chuột đồng, chuột đất ngoài rừng ăn chỉ vì quá đói. Trẻ em cũng như người lớn, chúng sẽ ăn mọi thứ khi cuộc sống không có nhiều lựa chọn.

Lý do duy nhất có thể khiến một em bé hoặc trẻ em đang khỏe mạnh bình thường bỗng chán ghét thực phẩm, đó là khi chúng bị tổn thương tâm lý do người lớn ép trẻ ăn thô bạo. Khi bạn cho con ăn với tình yêu thương và biến trải nghiệm ăn uống thành điều vui vẻ, không bao giờ có chuyện trẻ căng thẳng, áp lực. Khi bạn để cho con mình muốn ăn bao nhiêu tùy thích — bạn sẽ thấy trẻ ăn nhiều hơn hẳn. Trẻ có thế mất vài ngày mới bắt nhịp được với chế độ ăn uống mới. Tôi biết, đối với nhiều bà mẹ, vài ngày dài như vài thế kỷ, nhưng bạn cứ yên tâm, điều tốt đẹp sẽ đến sớm thôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *