Lưu ý nhỏ cho các mẹ khi trẻ sơ sinh hay giật mình

Trẻ sơ sinh hay giật mình là một thắc mắc mà nhiều mẹ muốn đượuc giải đáp. Theo thống kê có khoảng 50% trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình. Nguyên nhân phần lớn là do trẻ thiếu canxi, trẻ chưa quen giấc ngủ đêm… Tuy nhiên, trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ cũng có thể là dấu hiêu của bệnh lý. Chúng cả cùng tham khảo thêm các thông tin dưới đây về vấn đề này nhé!

Xem thêm: Tầm quan trọng của giấc ngủ với sức khỏe của trẻ

Nguyên nhân trẻ hay giật mình khi ngủ

Trẻ sơ sinh hay giật mình có thể là do: bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, đầy hơi, khó tiêu hay gặp ác mộng.

Trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ vì gặp ác mộng

Với các bé gặp ác mộng khi ngủ thường sẽ la hét, khóc nhiều và giật mình. Đây là một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ bị giật mình.

Trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ vì gặp ác mộng

Hội chứng sợ hãi về đêm

Hội chứng này khác với hiện tượng gặp ác mộng. Các bé thường sẽ mơ hồ, không tỉnh hẳn cũng không ngủ sâu. Hội chứng này sẽ xuất hiện sau khi ngủ khoảng vài giờ.

Có thể bé sẽ ngồi dậy, vừa khóc, vừa la hét, khiến các mẹ, các bố lo lắng và căng thẳng. Tuy nhiên, sau khi thức dậy, mẹ sẽ thấy bé không có vẻ gì là tối qua đã khóc như vậy cả. Các bé gặp hội chứng này nhiều nhất khi bắt đầu đi nhà trẻ. Nó thường bắt nguồn từ khả năng tưởng tượng của bé khi bắt đầu nhận thức được. Nó không phải là các vấn đề liên quan đến thần kinh hoặc các vấn đề về cảm xúc. Hội chứng này không gây hại gì cho các bé, không làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của con.

Trẻ giật mình khi ngủ vì thiếu canxi

Thiếu canxi sẽ gây ra còi xương. Nếu thiếu canxi, các bé sẽ chậm mọc răng, rụng tóc hình vành khăn, ngủ hay giật mình hoặc ra mồ hôi trộm.

Trẻ giật mình khi ngủ vì thiếu canxi

Do tâm lý xáo trộn

Thời gian mẹ đi làm, bé ở nhà với người giúp việc hoặc ông bà hoặc một người nào đó khác….tâm lý các bé sẽ bị xáo trộn gây ra chứng giật mình khi ngủ.

Bị viêm họng hoặc một số bệnh khác

Các bệnh lý khác như: viêm họng, viêm não, côn trùng cắn, thiêu kẽm… hoặc một vài bệnh lý khác như: viêm tai giữa, mắc chứng giun kim… . Tất cả các bệnh lý này sẽ gây ra chứng giật mình khi ngủ.

Trào ngược dạ dày thực quản

Chứng trào ngược dạ dày thực quản sẽ khiến trẻ sơ sinh hay giật mình, khóc đêm, ngủ hay vặn mình… Đồng thời, bé sẽ khó chịu theo từng đợt trào ngược của dạ dày.

Biểu hiện bất thường về chức năng não

Giật mình ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của chứng bất thường ở não bộ. Trường hợp này, các mẹ nên đưa trẻ đi xét nghiệm để có chẩn đoán chính xác.

Có thể nói, việc trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ là hiện tượng bình thường nhưng các mẹ không nên chủ quan. Nếu việc này xảy ra thường xuyên cùng các biểu hiện lạ thường thì các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm để có lời khuyên tốt nhất.

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ

Khi trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ, giấc ngủ sẽ không được trọn vẹn, ngủ không đủ giấc… lâu dần sẽ khiến trẻ bị chậm phát triển cả về cân nặng và chiều cao. Để khắc phục hiện tượng này, các mẹ nên:

– Không vỗ lưng trẻ khi trẻ giật mình khi ngủ hoặc cho bú ngay khi con vừa tỉnh mà nên quan sát nhiều hơn xem con có thể ngủ tiếp hay không? Chỉ khi con khóc nhiều và khó ngủ lại thì mới nên cho con bú.

– Không quấn bé chặt trong chăn sẽ làm con toát mồ hôi và cảm lạnh.

– Không để đèn quá sáng khi bé ngủ.

– Cho bé chơi sau khi bú mẹ, hoặc cho bé nghe nhạc để thư giãn tinh thần.

– Đặt bé xuống giường hoặc nôi khi bé vừa thiu thiu ngủ. Đặt từ từ, không và giữ tay bé một chút để không làm bé bị hụt hẫng. Đồng thời không nên cho bé thường xuyên ngủ trên tay mẹ.

– Bổ sung nhiều vitamin D và canxi cho bé bằng sữa mẹ và các sản phẩm bổ sung dưỡng chất dành riêng cho trẻ nhỏ bởi còi xương là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

– Để nhiệt độ phòng từ 27-28 độ C, yên tĩnh, mẹ tránh nói chuyện với bé trong khi bé giật mình thức dậy để bé tự ngủ lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *