Ô nhiễm không khí và những con số biết “kêu cứu”

Ô nhiễm không khí đang ngày càng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của con người. Chỉ số AIQ ngày càng gia tăng, đặt áp lực lớn lên hầu hết các quốc gia trên thế giới và đòi hỏi sự vào cuộc của toàn cầu. 

Số liệu mới nhất về thực trạng ô nhiễm không khí 

Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề sức khỏe và môi trường lớn nhất thế giới. Luôn chiếm được sự quan tâm rất lớn từ xã hội. Nó có thể phát triển trong hai bối cảnh: ô nhiễm không khí trong nhà (hộ gia đình) và ô nhiễm không khí ngoài trời. 

Trong đó ô nhiễm không khí ngoài trời – gây ra 3,4 triệu ca tử vong mỗi năm, và là một trong những vấn đề sức khỏe lớn nhất thế giới. Còn ô nhiễm không khí trong nhà – là một vấn đề sức khỏe lớn. Đặc biệt là đối với các hộ gia đình nghèo, những người có mức thu nhập thấp.

Thực trạng ô nhiễm đang nằm trong mức báo động với sự gia tăng không ngừng của các chỉ số tiêu cực.Cụ thể: 

 Số liệu chi tiết trên thế giới

Tính đến thời điểm hiện tại, có 2/3 các quốc gia trên thế giới đang phải gánh chịu những tác động tiêu cực của tình trạng ô nhiễm không khí. 

Tỷ lệ bụi mịn PM2.5 là chỉ số thể hiện mức độ phơi nhiễm theo trọng số dân số đối với ô nhiễm của dân số một quốc gia. Với nồng độ các hạt lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn 2,5 micron. Mức độ phơi nhiễm được tính bằng trọng số nồng độ trung bình hàng năm của PM2.5 của dân số ở cả khu vực thành thị và nông thôn.

Trên thế giới tỷ lệ bụi mịn PM2.5 cao trên mức 35 µg/m3 khí liên tục tăng. Trong đó tỷ lệ cao chủ yếu phân bố ở Châu Á, Trung Đông và Châu Phi. Do các áp lực về dân số. 

Ô nhiễm không khí – sự kết hợp của các hạt vật chất ngoài trời và trong nhà, và ozon. Là một yếu tố nguy cơ của nhiều nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Nó gây ra các bệnh về tim, đột quỵ, nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Ung thư phổi, tiểu đường và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Tỷ lệ tử vong
Tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí không ngừng tăng cao

Ô nhiễm ngoài trời gây ra 5 triệu ca tử vong mỗi năm theo thống kê vào năm 2017. Trong đó số người chết ở các quốc gia có thu nhập cao là 2%. Và xấp xỉ 15% ở nhiều quốc gia Đông Nam Á và Nam Á. Đến năm 2018 số lượng người chết hàng năm do tình trạng này đã tăng lên 7 triệu người. Riêng Tây Thái Bình Dương con số này đã tăng lên 2.2 triệu người bị tử vong mỗi năm. Trung bình trên 1 quốc gia có đến 9/10 người phải hít thở nguồn không khí bị ô nhiễm. 

Còn ô nhiễm tại các hộ gia đình trung bình gây ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 3 tỷ người mỗi năm. Trong số này có đến 4.2 triệu ca tử vong (theo thống kê năm 2016). 

Bên cạnh đó, ô nhiễm cũng khiến cho gánh nặng bệnh tật của các quốc gia tăng lên. Gánh nặng bệnh tật toàn cầu không chỉ tính đến số năm sống bị mất do chết sớm mà còn tính đến số năm sống trong tình trạng sức khỏe kém. Có đến hơn 14 triệu người bị ảnh hưởng bởi tình trạng tiêu cực này vào năm 2017.

Số liệu mới nhất tại Việt Nam

Tại Việt Nam tình trạng ô nhiễm không khí đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Với việc xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực khó có thể kiểm soát. Theo số liệu thống kê năm 2018 thì Việt Nam trung bình một năm có đến khoảng 60 nghìn người chết do các căn bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí. 

Năm 2016, chỉ số AIQ trung bình tại Hà Nội là 121 với nồng độ bụi mịn PM2.5 là 50.5. Nồng độ này gấp đôi quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và gấp 5 lần khuyến nghị từ WHO (10 µg/m3). Trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2018 chỉ số này đã tăng lên 35,5 – 59,4 µg/m3. Và tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp khó có thể lường trước.

Ô nhiễm không khí Việt Nam
Tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam ngày càng gia tăng

Còn với TP. Hồ Chí Minh, chỉ số AIQ trung bình là 86 với nồng độ bụi mịn PM2.5 là 28.3. Nồng độ này cao hơn so với quy chuẩn quốc gia (3.3 µg/m3) và gấp 2 lần khuyến nghị từ WHO. 

Từ năm 2018 đến 2019, chỉ số AIQ và nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Việt Nam có xu hướng tăng lên rất nhiều so với giai đoạn từ năm 2010 đến 2017. Giai đoạn cuối năm 2019, miền Bắc đã phải xảy ra một số diễn biến ô nhiễm không khí phức tạp. Chỉ số AIQ ở mức cực kỳ nguy hiểm và bụi mịn kết thành lớp sương dày. Ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp. Lúc này Hà Nội là thành phố đứng thứ 7 thế giới về tình trạng ô nhiễm không khí. 

Chất lượng không khí từ đầu năm 2020 đến nay được đánh giá là đã được cải thiện rõ rệt. Các chỉ số AIQ và tỷ lệ  PM2.5 luôn duy trì ở mức trung bình và tốt. Nguyên nhân là do nước ta thực hiện cách li xã hội khi có Covid 19. Làm giảm lượng phương tiện lưu thông và theo đó thì lượng khí thải thải ra môi trường cũng giảm đáng kể. 

Biểu đồ so sánh AIQ trong 1 năm qua ở Hà Nội (9/2019 – 8/2020): 

+ Ô nhiễm không khí tại Hà Nam

Thực trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, đã diễn ra hơn chục năm. Khi những chiếc xe trọng tải chở đá, cát không được che chắn đúng quy định làm vương vãi ra đường, khói bụi mù mịt khiến cho người dân khó chịu.

Ô nhiễm không khí từ sản xuất đá vôi tại Hà Nam
Ô nhiễm không khí từ sản xuất đá vôi tại hiện đang trong tình trạng báo động

Các khu công nghiệp, chế biến tại (Duy Tiên, Kim Bảng)  tuy đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên,  chất ô nhiễm vẫn thải ra gần khu dân cư, ảnh hưởng sức khỏe, cuộc sống của những người dân gần đó. Thậm chí, người dân còn phải đeo khẩu trang chính trong ngôi nhà của mình. Khói bụi đã bao vây các cùng quê tỉnh Hà Nam!

Hay ô nhiễm nguồn nước sông Nhuệ đáng báo động, tình trạng cá chết hàng loạt ở sông Châu (chảy qua TP Phủ Lý, Duy Tiên) bốc mùi vào không khí vẫn chưa thể chấm dứt triệt để.

Ô nhiễm không khí là gì?

Không khí là hợp chất cần thiết cho sự sống của con người. Trong thành phần của nó có 78% là Nitơ, 21% là oxy, và 1% là các hợp chất khí khác. Oxy có trong không khí giúp con người duy trì sự sống và tiến hành hàng loạt các hoạt động sinh hoạt khác. Thiếu không khí từ 5 đến 7 phút, con người sẽ rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong một vài phút sau đó. Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy, nhưng con người vẫn chưa thật sự quan tâm đến sự có mặt của không khí. Các chất thải vẫn ngày ngày được thải ra môi trường. Gây nên tình trạng ô nhiễm không khí. 

Ô nhiễm không khí là việc phát tán các chất ô nhiễm vào không khí có hại cho sức khỏe con người và hành tinh nói chung. Nó thể hiện sự thay đổi trong các thành phần có trong không khí. Do sự tăng lên của khói bụi, hơi nước hoặc các khí lạ. Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng sức khỏe con người, gây hại cho động vật, thực vật. Gây nên tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Phá hủy môi trường tự nhiên, hủy hoại các công trình xây dựng. Đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người trên Trái Đất. 

Lịch sử ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí hoàn toàn không gây bất cứ ảnh hưởng gì đến Trái Đất trong suốt 18 thế kỷ đầu. Lúc này các chất ô nhiễm được hòa tan vào khí quyển, nồng độ các chỉ số ô nhiễm vẫn nằm trong ngưỡng lý tưởng. Cho đến khi xuất hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào đầu thế kỷ XIX. Với sự phát triển của hệ thống máy móc sử dụng nguyên liệu đốt (chủ yếu là than, gỗ). Đặc biệt là sự ra đời của máy bơm hơi nước thông qua sự hoạt động của các tuốc -bin. 

Lịch sử
Ô nhiễm không khí xuất hiện khi cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên diễn ra

Máy bơm hơi nước xuất hiện tạo điều kiện để các quốc gia phát triển mạnh mẽ các sản phẩm công nghiệp. Sự phân hóa ngày càng rõ dần, con người không ngừng khai thác mọi thứ. Mà không quan tâm gì đến chất lượng không khí hay sự gia tăng ngày càng nhiều của hàm lượng khí thải. 

Sự kiện đánh dấu sự bùng nổ của ô nhiễm không khí là vào tháng 10 năm 1948. Một lượng không khí ô nhiễm với nồng độ cao bao phủ quanh khu vực Donora, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ và các khu vực lân cận. 

Không khí ô nhiễm nhanh chóng kết thành những đám khói mù dày đặc bao bọc toàn bộ khu vực thị trấn Donora. Làm giảm tầm nhìn và khiến tình trạng suy hô hấp xảy ra. 3 ngày sau, trường hợp tử vong đầu tiên do ô nhiễm không khí xảy ra. Và liên tục những ngày sau đó con số người chết không ngừng tăng lên. 

Theo thống kê của Bộ bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, chỉ trong 5 ngày xảy ra ô nhiễm không khí, số người chết đã là 20 người. Những người sinh sống tại khu vực đó mặc dù không tử vong, nhưng sức khỏe cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Có đến 7000 người bị ốm và phải nhập viện sau đó. 

Tại London (Anh), vào năm 1954, sau 4 năm xảy ra sự kiện ô nhiễm môi trường không khí lần đầu tiên. Một thảm họa ô nhiễm khác lại tiếp tục xảy ra. Thảm họa này xảy ra trong vòng 5 ngày với sự xuất hiện của một đám khói màu vàng dày đặc.

khói mù London
Hiện tượng khói mù tại London (Anh) năm 1952

Tầm nhìn lúc này giảm xuống chỉ còn dưới 3.5 mét. Các phương tiện giao thông thường xuyên gây ra tai nạn trong quá trình di chuyển. Khi đi ra ngoài, bắt buộc phải đeo khẩu trang. Nếu không sẽ lập tức cảm thấy khó thở. Thảm họa ô nhiễm này đã cướp đi mạng sống của hơn 4000 người. 

Không chỉ dừng lại ở đó, ô nhiễm không khí còn xảy ra rất nhiều lần ở NewYork. Lần trầm trọng nhất nó đã khiến 400 người bị chết (năm 1965). Năm 1930, tại thung lũng Meuse của Bỉ, ô nhiễm không khí đã giết chết 63 người, làm 6000 người mắc bệnh phải nhập viện trong tình trạng phổi bị tổn thương vì bụi. 

Bảng 1: Các thảm họa ô nhiễm không khí tính từ năm 1930

Thời gian Địa điểm Số tử vong
1930 Thung lũng Meuse, Belgium 63
1948 Donora, Pennsylvania 20
1950 Poza Rica, Mexico 22
1952 London 4.000
1953 New York 250
1956 London 1.000
1957 London 700 – 800
1962 London 700
1963 New York 200 – 400
1966 New York 168

Đến năm 1990, tức là sau hơn 40 năm bùng nổ ô nhiễm không khí, thành phần không khí đã bị biến đổi tiêu cực. Với hàng loạt các hợp chất có hại, như lưu huỳnh oxit (SOx), nitơ oxit (NOx), hạt lơ lửng (SPM). Và carbon monoxide (CO) trên bề mặt khí quyển. 

Đặc trưng một số chất ô nhiễm không khí

Các chất gây ra ô nhiễm không khí bao gồm: lưu huỳnh oxit (SOx), nitơ oxit (NOx),  carbon monoxide (CO), hydro sulfua, ozon và các loại khí halogen. Một số hạt bụi lơ lửng, hợp chất hữu cơ bay hơi và hợp chất florua. 

Các chất gây ô nhiễm này phần lớn được sinh ra trong quá trình đốt cháy nguyên, nhiên vật liệu. Được sinh ra từ khí thải các nhà máy sản xuất và phương tiện giao thông vận tải. Sau cùng những hợp chất này biến đổi thành các chất ô nhiễm thứ cấp như  formaldehyde, aldehyd, andro carbon, peroxy acetyl nitrat. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sinh hoạt của con người trên Trái Đất. 

Bảng 2 : Đặc trưng của các chất ô nhiễm không khí 

Tên chất Công thức Tính chất vật lý Ảnh hưởng 
Lưu huỳnh oxit SO2 Chất khí không có màu, có mùi hắc, nặng hơn không khí. Có khả năng bị hòa tan trong nước Là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm kết mạc mắt, viêm đường hô hấp cấp. 
Nitơ dioxit NO2 Khí màu nâu đỏ, mùi gắt, độc Gây viêm phổi, phá hủy dây khí quản. Gây tử vong nếu tiếp xúc lâu
Carbon monoxide CO Khí không màu, không mùi, không vị  Làm giảm khả năng hấp thụ oxy. Có khả năng gây tử vong ở nồng độ lớn. 
Hydro sulfua H2S Chất khí không màu, có mùi trứng thối  Gây tổn thương phổi, mắt và các cơ quan khác trên cơ thể
Các loại khí halogen F, Cl, Br, I Tác dụng mạnh với nước, tan trong dung môi hữu cơ  Tăng hiệu ứng nhà kính mạnh 
Ozon O3 Chất khí màu xanh, mùi khó chịu Gây tổn thương hô hấp, giảm chức năng phổi. Giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ tử vong. 

Chất lượng không khí trong nhà (IAQ) 

Đánh giá về chất lượng không khí trong nhà

Ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao gấp 8 lần ô nhiễm không khí ngoài trời. Theo như nghiên cứu của Viện khoa học an toàn và vệ sinh lao động tại 6 văn phòng trong 4 tòa nhà ở nội thành Hà Nội năm 2017. Nồng độ CO2 trong không khí trung bình là 860 ppm; formaldehyde là 0,023 ppm; chất hữu cơ dễ bay hơi là 6,33 ppm; nồng độ bụi hô hấp 0,208 mg/m3. Nếu như áp các chỉ số này theo tiêu chuẩn quốc tế thì vượt quá mức cho phép.

Nồng độ bụi PM10 ở phòng khách các hộ gia đình Hà Nội (2017) cũng vượt quá tiêu chuẩn 2,5 lần; nồng độ bụi mịn PM2,5 vượt tiêu chuẩn 3 lần. Tổng số vi khuẩn hiếu khí, liên cầu tan tuyết, nấm ở trong nhà đều không đạt tiêu chuẩn.

Radon (Rn) gas – chất gây ung thư tràn ra từ trái đất ở một số vị trí nhất định bị mắc kẹt ở bên trong ngôi nhà. Cùng với đó là vật liệu xây dựng, thảm, ván ép phát ra khí H2CO (formaldehyde); sơn và dung môi VOCS; chất tẩy rửa và hệ thống máy lạnh; ô nhiễm không khí chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà.

Không khí bên ngoài đi vào trong nhà bằng nhiều cách khác nhau, như thấm vào khe hở trên tường, cửa sổ, sàn nhà, trần nhà, điều hòa, quạt thông gió. Trên thực tế, để giảm năng lượng thì các tòa nhà xây dựng ngày càng kín tạo điều kiện để không khí lọt vào dễ dàng. Một số tác động ban đầu mà chúng ta cảm nhận được đó là khô họng, ho. Khi các ảnh hưởng phơi nhiễm lâu dài hơn, ung thư phổi có thể sẽ xuất hiện. Trẻ em, phụ nữ là những nhóm nhạy cảm. Rõ ràng với những bệnh nhân dị ứng với các tác nhân khác cũng sẽ bị tổn hại lâu dài.

Nguồn gây ô nhiễm

Nguồn: Hút thuốc (thuốc điếu, tẩu thuốc, xì gà)

  • Chất ô nhiễm: Khói thuốc trong môi trường
  • Ảnh hưởng: Kích thích mũi, họng, hen suyễn trở nặng; gia tăng các triệu chứng hô hấp; chức năng phổi suy giảm; ung thư phổi
  • Hành động: Không hút thuốc lá ở trong nhà

Nguồn: Hệ thống sưởi, nấu nướng (lò sưởi, bếp, nến…)

  • Chất ô nhiễm: hạt bụi bẩn; khí oxi nitro, monoxide cacbon; oxit sulphur
  • Ảnh hưởng: Mũi, họng bị kích thích; gia tăng triệu chứng ho; suy giảm chức năng phổi; COPD trở nặng; ung thư phổi; ngộ độc monoxide carbon và tử vong
  • Hành động: Dùng quạt hút khi nấu nướng; giảm đốt củi; vệ sinh ống khói thường xuyên; bảo trì gas; giảm dùng lò sưởi kín.
Hệ thống sưởi, nấu nướng
Ô nhiễm không khí từ hệ thống sưởi, nấu nướng

Nguồn: Hóa chất (sơn, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, diệt nấm, diệt côn trùng…)

  • Chất ô nhiễm: VOC, S-VOC (các loại hợp chất hữu cơ bay hơi, nửa bay hơi, chất độc)
  • Ảnh hưởng: Khó thở; kích thước mũi họng; hen suyễn nặng hơn; ngộ độc
  • Hành động: Tuân theo những chỉ dẫn khi dùng hóa chất; loại bỏ cẩn thận thùng chứa sử dụng; làm việc ở các điều kiện thông gió.

Nguồn: Mặt đất nơi xây dựng

  • Chất ô nhiễm: Radon
  • Ảnh hưởng: Ung thư phổi (chất radon gây ra 9% tử vong do ung thư phổi, nguy cơ này càng tăng khi hút thuốc.
  • Hành động: Đo nồng độ radon gần khu vực sinh sống, không hút thuốc lá

Nguồn: Các vật liệu xây dựng (cách âm, cách nhiệt, keo dán, nhựa, xi măng..)

  • Chất ô nhiễm: Amiang; thủy tinh sợi; sản phẩm hữu cơ bay hơi nửa bay hơi formaldehyde; vi rút và vi khuẩn
  • Ảnh hưởng: Xơ hóa phổi; ung thư phổ; kích thích mũi họng; triệu chứng hen suyễn nặng.
  • Hành động: Nếu phải sửa chữa nhà, hãy để thợ chuyên nghiệp làm; không động đến amiang, thủy tinh sợi  trong nhà; đeo khẩu trang và đồ bảo hộ khi làm việc; thông khí tốt cho ngôi nhà.
Vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí

Nguồn: Đồ dùng nội thất (chăn, ga, gối, nệm…)

  • Chất ô nhiễm: Mạt
  • Ảnh hưởng: Dị ứng; hen suyễn nặng
  • Hành động: Vệ sinh nhà ở sạch sẽ, giảm độ ẩm ở trong nhà; chọn sàn thay vì thảm; sử dụng bọc chống mạt; cần thay ga nệm thường xuyên.

Nguồn: Thú nuôi (chó, mèo, chim cảnh…)

  • Chất ô nhiễm: Dị nguyên; bệnh của thú nuôi
  • Ảnh hưởng: Dị ứng
  • Hành động: Hạn chế nuôi thú trong nhà; ngăn cách chỗ ở thú nuôi với nơi sinh hoạt.

Hiện Việt Nam chưa ban hành tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà. Bạn nên mua các loại máy kiểm tra chất lượng không khí hoặc lắp máy phát hiện khí ô nhiễm nhằm hạn chế các tác nhân độc hại, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hội chứng bệnh nhà kín (SBS)

Hội chứng bệnh nhà kín (SBS – Sick building syndrome) được dùng để nói đến những trường hợp sống/ làm việc ở trong ngôi nhà cao tầng, nhà kín chịu ảnh hưởng đến sức khỏe một cách cấp tính. Điều này có liên quan đến thời gian ở trong tòa nhà đó, nhưng không thể xác định được tình trạng bệnh cụ thể hoặc nguyên nhân gây ra bệnh. Chỉ đến năm 1970, SBS được một nhóm chuyên gia Mỹ tạm chấp nhận lý do gây bệnh là do đa yếu tố. Các triệu chứng bệnh SBS sẽ giảm nhẹ hoặc mất dần khi bạn rời khỏi ngôi nhà đó. Với những cá nhân nhạy cảm thì nó để lại hậu quả lâu dài.

Trong một nghiên cứu của Hội đồng Môi trường Nhà ở Anh cho biết, chi phí cho Hội chứng bệnh này ở Anh từ khoảng 350 lên tới 650 triệu bảng anh. Còn tại Thụy Điển, cứ 4 người dân thì có 1 người chịu ảnh hưởng của SBC. Tại Mỹ, cứ 3 tòa nhà thì có 1 nhà có thể gây ra SBS. Mặc dù hội chứng bệnh này chưa thực sự nổi cộm, chưa gây ra những ảnh hưởng lớn cho sản xuất công nghiệp. Thế nhưng SBS lại đang đặt ra những vấn đề lớn cho các nhà khoa học, khi điều kiện lao động cùng sức khỏe con người cần đầu tư xem xét.

Hội chứng bệnh nhà kín (SBS)
Hội chứng bệnh nhà kín (SBS) gây ảnh hưởng rất nhiều đến con người

Một số biểu hiện của hội chứng bệnh nhà kín: 

  • Đau đầu, chóng mặt
  • Buồn nôn liên tục mà không kiềm chế được
  • Bị kích ứng da, khô, mẩn ngứa, nổi mẩn
  • Cổ họng và mắt khó chịu
  • Kém tập trung khi làm việc
  • Khó thở, sổ mũi và tức ngực
  • Mệt mỏi, cơ thể kiệt sức.
  • Cơ và các khớp toàn thân đau nhức

Những triệu chứng này có thể xảy ra độc lập hoặc cùng lúc với nhau theo thời gian. Mỗi cơ địa cũng sẽ gặp phải biểu hiện khác biệt. Bạn chỉ có thể kiểm tra bản thân có mắc bệnh nhà kín hay không bằng cách khi phát hiện có những triệu chứng trên, hãy rời khỏi nơi làm việc, nơi ở. Nếu như các triệu chứng này biến mất và có xu hướng xuất hiện lại khi bạn trở vào. Như vậy thì bạn đã mắc bệnh SBS.

Hội chứng nhà kính không loại trừ đối tượng mắc bệnh. Thế nhưng các nhân viên văn phòng làm việc trong tòa nhà ít cửa sổ, hệ thống thông gió kém, ngồi điều hòa nhiều chính là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Đặc biệt, với những người thường xuyên làm việc với các thiết bị điện tử, máy tính thì khả năng mắc bệnh càng cao.

So với nam giới, nữ giới có thể mắc bệnh nhiều hơn. Cũng là do tính chất công việc văn phòng nhiều hơn nam giới.

Ở những nơi có nhiều người hoạt động, thậm chí như ở nhà, bệnh viện, bảo tàng, trường học…vẫn có thể diễn ra căn bệnh “hiện đại này”. Để giảm thiểu bệnh, cần kiểm tra vệ sinh sạch sẽ, bao gồm cả máy hút bụi, hệ thống thông gió, điều hòa. Bổ sung máy tạo độ ẩm nếu như độ ẩm xuống dưới mức 40%. Chú ý mở cửa sổ thay vì sử dụng điều hòa liên tục. Có kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý tránh những căng thẳng kéo dài. Không làm việc quá lâu trước máy tính, di chuyển đến nơi thoáng khí sau 20-30 phút làm việc. Tích cực vận động mà không ngồi lì trong phòng làm việc. Khi thấy có những dấu hiệu bệnh SBS, hãy trao đổi với cấp trên để nhận được sự giúp đỡ, chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Đừng quên đến bệnh viện nếu triệu chứng của bạn nặng dần.

Tại nhà, hãy đảm bảo nhà bạn cũng được vệ sinh sạch sẽ. Mở cửa sổ nhiều hơn để không khí lưu thông. Quét dọn bụi bẩn, tránh bụi bặm, trang trí nhà cửa mát mẻ, thoải mái nhất cho cơ thể.

Quét dọn vệ sinh tại nhà
Ở nhà, bạn nên quét dọn vệ sinh thường xuyên để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí

Tác nhân gây ô nhiễm không khí 

Tác nhân gây ô nhiễm không khí phổ biến nhất là từ các chất gây ô nhiễm trong không khí. Các chất này có thể tồn tại ở thể khí, thể rắn hoặc thể lỏng. Có thể được sinh ra từ các hoạt động tự nhiên hoặc do các hoạt động của con người. Chất gây ô nhiễm được phân thành hai loại chính là sơ cấp và thứ cấp. 

Trong đó các chất gây ô nhiễm sơ cấp bao gồm:

  • Carbon Dioxide (CO2): Là chất khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính hàng đầu. Nó cũng được xem là chất khiến tình trạng ô nhiễm khí hậu trở nên trầm trọng nhất. Carbon Dioxide là chất được thải ra sau quá trình hô hấp của con người và là thành phần cần thiết cho quá trình sinh trưởng của thực vật. Tuy nhiên, với việc đốt nguyên liệu phục vụ các hoạt động sản xuất công nghiệp. Nồng độ CO2 đã tăng lên đến mức báo động và gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống con người. 
  • Sulfur dioxide (SO2):  Là một loại khí được tạo ra bởi hoạt động của núi lửa. Và  các quy trình sản xuất công nghiệp sử dụng các nguyên liệu là gỗ, than và dầu mỏ. Sự đốt cháy các nguyên liệu này là nguyên nhân chính tạo ra sulfur dioxide. SO2 bị oxi hóa khi kết hợp cùng với một số nhân tố hóa học khác gây nên tình trạng mưa acid. Làm ảnh hưởng đến các công trình xây dựng và khiên hệ hô hấp và giác mạc của con người bị nhiễm độc. 
  • Các oxit nitơ đặc biệt là NO2: Đây cũng là hợp chất được sinh ra do quá trình đốt cháy nguyên liệu. Ngoài ra nó cũng được hình thành từ các cơn dông, sấm, sét. NO2 là chất khí độc, nếu tiếp xúc lâu, con người có khả năng tử vong cao. Bên cạnh đó, Nitơ Dioxide rất dễ kết hợp với các hợp chất khác tạo ra mưa axit. Gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước. 
No2
NO2 gây ra ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
  • Cacbon monoxit (CO): CO là một loại khí không màu, không mùi, độc nhưng không gây kích thích. Được sinh ra từ quá trình đốt cháy các chất liệu tự nhiên. Hoặc từ khí thải của các phương tiện giao thông. CO với nồng độ lớn có thể gây tử vong cho con người. Là hợp chất khiến tình trạng ô nhiễm môi trường và ô nhiễm không khí trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs): Đây là các hợp chất hữu cơ dạng lỏng hoặc dạng rắn có thể bay hơi trong nhiều điều kiện khác nhau. Nó thường được hình thành ở không khí ngoài trời. VOCs là nguyên nhân làm gia tăng hiệu ứng nóng lên toàn cầu, là hợp chất chính gây nên hiệu ứng nhà kính. Có thể gây nên bệnh ung thư hoặc bệnh bạch cầu cho con người.
  • Các hạt mịn (PM): Đây là các hạt có kích thước siêu nhỏ. Có thể tồn tại ở dạng rắn hoặc dạng lỏng. Tồn tại lơ lửng trong không khí. Các hạt mịn này có thể xuất hiện trong các hoạt động tự nhiên. Như bão, núi lửa. cháy rừng. hoặc do các hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của con người. Sự gia tăng không ngừng của hạt mịn có thể gây nên nhiều căn bệnh liên quan đến phổi cho con người. Như viêm phổi hay ung thư phổi. 
  • Mùi rác thải, nước thải và mùi hôi từ các hoạt động công nghiệp. Làm gia tăng các hợp chất độc hại trong không khí, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. 

Các chất gây ô nhiễm thứ cấp: 

  • Sương khói: Sương khói là kết quả của các hoạt động đốt cháy than. Hoặc do các khí thải từ phương tiện đi lại. Có thành phần bao gồm khói và lưu huỳnh dioxide (SO2). Sương khói kết hợp cùng các chất khí thải khác tạo thành sương khói quang hóa. Loại sương khói này làm giảm tầm nhìn của con người, giảm chức năng của phổi. Gây nên nhiều bệnh lý về đường hô hấp. Tăng nguy cơ ung thư và gây nguy hại cho cây trồng, sinh vật. 
  • Ozon tầng mặt (O3): Đây là chất khí phổ biến trên Trái Đất. Tồn tại ở tầng bình lưu. Với nồng độ vừa phải, O3 hấp thụ các tia cực tím của mặt trời. Giúp bảo vệ sự sống của các sinh vật trên Trái Đất. Tuy nhiên, với sự gia tăng ngày càng nhiều của các hoạt động đốt cháy nguyên liệu tự nhiên, hóa thạch. Nồng độ O3 đang ngày một tăng lên.  Khi O3 kết hợp với các chất ô nhiễm khác trong không khí, sẽ tạo thành mưa axit, hoặc sương khói. Làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm trên Trái Đất. 
Nồng độ ozon
Nồng độ ozon (O3) lớn làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm trên Trái Đất
  • Peroxyacetyl nitrate: Là một chất ô nhiễm được hình thành chủ yếu từ Nitơ Dioxide (NO2) trong quá trình sương mù quang hóa. Peroxyacetyl nitrate có thể gây kích ứng mắt, gây hại đến các cơ quan hô hấp của con người. 

Các hoạt động gây ô nhiễm của con người 

Ô nhiễm môi trường không phải độc tự nhiên nó tạo ra, còn có sự tác động lớn của con người, của hoạt động sản xuất công nghiệp. Khiến cho môi trường bị quá tải các loại bụi, khí thải, rác sinh hoạt…thải ra quá nhiều. Trong khi lượng được xử lý lại rất ít. Vậy cụ thể những hoạt động nào đã tác động làm ô nhiễm môi trường. 

Ô nhiễm công nghiệp

Hoạt động công nghiệp  sản xuất từ các nhà máy, xí nghiệp các ngành: cơ khí, dệt may, động cơ, sơn, đốt lò gạch, tái chế rác, tẩy quần áo, đồ tiêu dùng…Đưa vào khí quyển các loại khí, dạng hơi khói mù mịt.

Mỗi ngành lại sinh ra những loại khí khác nhau, khiến cho tầng khí quyển không được trong lành. Ví dụ, công nghiệp ngành luyện kim tạo ra nhiều chất có hại: SO2, CO, NH3, Phenol, HCN…Để tạo ra được 1 tấn thép thành phẩm, quá trình luyện kim sẽ phải thải ra ngoài môi trường 4kg SO2.

Những ngành công nghiệp sản xuất xây dựng như xi măng, ngói, gạch, bê tông, đá. Tác hại lớn nhất khi tiến thành tạo ra những thành phẩm đó là bụi, khí CO, SO2, NO. Ở nhiều nước đang phát triển, kỹ thuật xử lý còn kém. Trình độ sản xuất lạc hậu thì việc xử lý không thể đảm bảo nên tạo ra lượng ô nhiễm không khí rất lớn. 

Tình trạng ô nhiễm công nghiệp
Khí thải từ các hoạt động công nghiệp làm trầm trọng thêm ô nhiễm không khí

Bên cạnh đó còn có ngành công nghiệp nhiệt điện, có các nhiên liệu hóa thạch: Than, dầu, diesel đốt ra để tạo ra điện. Những chất điển hình gây ô nhiễm môi trường của ngành này là SO2, CO, CO2, NOx. Tại nước Mỹ, ước tính có đến 15% lượng khí SO2 thải đưa vào khí quyển từ nhà máy. Khoảng 68% là do nhà máy nhiệt điện đốt than và dầu. 

Ở ngành hóa chất, luyện kim loại màu, độc tố của hai dạng này có sự khác biệt. Không phải đo đạc được bằng khối lượng mà nó được xác định bằng tính độc hại của các chất chứa trong đó. Đó là các hơi acid, hợp chất hữu cơ xyanua, florua, VOCs…

Ngoài ra, còn có các chất thải đọng tại các bãi chôn tạo ra khí mê tan. Khí này dễ cháy và tạo thành các hỗn hợp với không khí. Metan có thể tạo ra hội chứng ngạt trong không gian kín bằng cách di chuyển oxy ra ngoài. Khiến người bạn cảm thấy ngột ngạt, khó thở dẫn tới nồng độ oxy giảm ở mức dưới 19.5%. Những ảnh hưởng của chiến tranh hạt nhân, tên lửa đến ngày nay vẫn còn ẩn mình trong thiên nhiên. Con người luôn trong tư thế bị động bởi sự ảnh hưởng này. 

Ô nhiễm từ tự nhiên

Thảm thực vật ít, bụi bặm từ các nguồn tự nhiên. Những nơi có diện tích đất trống lớn là những chỗ có khả năng quang hợp thấp.

Methane trong tự nhiên được tạo ra tự nhiên do quá trình tiêu hóa thức ăn của động vật gia súc. Nếu lượng khí này quá nhiều, khiến khí O2 bị áp di chuyển thì con người sống tại đó sẽ bị khó thở.

Khi lớp vỏ Trái Đất tự phóng xạ ra khí Radon. Một loại khí độc, không có mùi, được hình thành do sự phân rã của Radium. Được xem là mối đe dọa nguy hiểm tới sức khỏe của nhân loại trên Trái Đất. Radon được tích lũy trong các tòa nhà. Nhất là trong những hầm chung cư, căn hộ và nó là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư phổi sau việc hút thuốc lá. 

Cháy rừng tạo ra khói và nhiều khí Carbon Monoxit, con người sẽ cảm thấy ngột ngạt khó thở khi chúng được tạo ra nhiều. Ngoài ra, những hoạt động dâng trào núi lửa, hình thành lưu huỳnh, tro bụi và khí clo. 

cháy rừng
Cháy rừng tạo ra khói và nhiều khí Carbon Monoxit gây ô nhiễm không khí

Trong những ngày ấm áp, thực vật ở một số nơi thải ra một lượng chất kết hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs). VOCS này sẽ phản ứng với các chất ô nhiễm khác. Chủ yếu là do con người NOx, SO2 và các hợp chất cacbon hữu cơ anthropogenic. Tạo ra đám mây mờ theo mùa của các chất ô nhiễm thứ cấp. Lượng VOCs được tạo ra nhiều từ những cây kẹo cao su đen, cây dương, cây sồi hay cây liễu. Khi nó được tạo ra nhiều từ những loài cây này, dẫn đến mức ozon cao gấp 8 lần so với các loài cây ảnh hưởng thấp hơn. 

Ô nhiễm hoạt động nông nghiệp

Ô nhiễm không khí cũng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng các chất hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu… gây ra nhiều tác hại cho không khí, cho đất và nước. Khi các chất hóa học này được tự phân hủy ở ruộng, ao đồng. Chúng sẽ tạo ra những chất ô nhiễm như khí mêtan, hay hydrosul.

Phun thuốc trừ sâu
Phun thuốc trừ sâu tạo ra những chất ô nhiễm như khí mêtan, hay hydrosul

Trong chăn nuôi phân bón động vật chứa N2, đây chính là nguồn phát ra khí thải amoniac. Khi phân được đốt cháy, sẽ tạo ra khí lơ lửng phân tán trong không khí. Có kích thước vô cùng nhỏ, tương đối bền và khó lắng. Nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí có mùi khó chịu. Vì thế, để giảm lượng khí amoniac thì những chủ doanh trại, hộ chăn nuôi hạn chế đốt cháy chất thải để chất lượng không khí được cải thiện.

Hoạt động giao thông, vận tải

Việc tham gia giao thông của các phương tiện là một nguyên nhân có ảnh hưởng lớn đến không khí. Mức độ ô nhiễm lên tới 50%, trong đó khí CO là nguồn gây ô nhiễm không khí chính được tạo ra do giao thông. Vào năm 1983 lượng được thải ra có tới 70% từ các loại động cơ giao thông. Tuy nhiên, hiện nay các xe ô tô, gắn máy đều được sản xuất công nghệ máy chuyển đổi xúc tác. Do đó, đã giảm thiểu đáng kể lượng khí CO vào môi trường. 

Khí CO là một sản phẩm được tạo ra do quá trình đốt cháy không hoàn toàn. Còn khí CO2 là sản phẩm của quá trình đốt cháy hoàn toàn. Còn việc đốt cháy xăng dầu là nguyên nhân chính tạo ra khí Nito oxit và H2C. Những khí này có thể thực hiện các phản ứng quang hóa tạo ra khói quang hóa. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến không khí, đặc biệt là ở những thành phố đô thị. 

ô nhiễm giao thông
Khí thải từ các phương tiện giao thông làm tình trạng ô nhiễm không khí trở nên nghiêm trọng hơn

Theo báo cáo của Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (Bộ GTVT), giai đoạn 20111 đến 2016. Các hoạt động GTVT ở Việt Nam tiêu thụ lượng năng lượng lớn. Chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu năng lượng quốc gia, 60% nhiên liệu tiêu thụ và tăng 10% mỗi năm. Vận tải đường bộ tiêu thụ nhiều năng lượng nhất, chiếm 68% tổng nhiên liệu của ngành. Có 90% nhiên liệu cho GTVT là xăng dầu diesel. Việc tiêu thụ số lượng lớn, các hoạt động GTVT đã khiến biến đổi khí hậu. Trung bình mỗi năm có khoảng 30 triệu tấn CO2 tạo ra do GTVT. Trong số đó, có tới 86% lượng thải do vận tải đường bộ. Lớn hơn rất nhiều so với tổng đường sắt, đường thủy và hàng không chỉ có 14%. 

Các phương tiện giao thông thải lượng lớn các chất: Khói bụi, SOx, NOx, hơi dầu xăng, benzen, chì…Gây ra ô nhiễm không khí. Cụ thể, ở quý 2 năm 2016 nồng độ bụi trong không khí ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…tại những nút giao cao hơn tiêu chuẩn quy định gấp 3 đến 5 lần. Lượng khí CO, NO2 trung bình ở nút giao thông lớn vượt mức cho phép từ 1.2 đến 1.5 lần. 

Trên thực tế, lượng khí thải của các phương tiện còn phụ thuộc vào chất lượng xe đi. Ô tô, xe máy đã được sử dụng nhiều năm bị xuống cấp, khiến hiệu quả sử dụng nhiên liệu thấp. Nồng độ chất độc hại cao và bụi trong khí xả ra sẽ cao…gây ô nhiễm nghiêm trọng. Xe máy là nguồn cung cấp khí ô nhiễm, nhiều nhất là CO và xe tải, xe khách lại thải ra NO2 nhiều nhất. Hơn nữa, ô nhiễm tiếng ồn còn phát ra từ các hoạt động giao thông cũng là một tác nhân gây ô nhiễm không khí. 

Ô nhiễm không khí do sinh hoạt

Những hoạt động sinh hoạt hàng ngày trong nhà là tác nhân gây hại tương đối nhỏ với ô nhiễm không khí. Những nguồn có thể gây ra ô nhiễm không khí trong nhà có thể là thảm trải sàn, ghế sofa, đồ gỗ, chất tẩy rửa hay diệt côn trùng…Đó là những nguồn có thể phát sinh ra chất hữu cơ bay hơi và formaldehyde. Nếu trong nhà có người hút thuốc cũng góp phần phát sinh các hợp chất hữu cơ độc và bụi ảnh hưởng cho đường hô hấp. 

Hút thuốc
Hút thuốc làm phát sinh các hợp chất hữu cơ độc và bụi ảnh hưởng cho đường hô hấp

Ngoài ra, tại các từ các chỗ ấm ngưng đọng nước, trong ống, giấy dán tường hay vật liệu tiêu âm. Đây là nơi ấn chứa các chất ô nhiễm sinh học như vi khuẩn, nấm. Trong các văn phòng, kín khí có thể phát sinh ra nhiều ozon. Một loại khí có thể truyền qua kết cấu xây dựng của căn nhà đó là radon. Từ các hoạt động phá vỡ vật liệu xây dựng, bụi amiăng có chứa trong đó sẽ lan ra. Radon và amiang là hai chất ô nhiễm gây ra những bệnh mạn tính được ủ lâu sau nhiều năm. 

Ngoài ra, các hoạt động nấu ăn, vệ sinh bể phốt…tại nhà cũng ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Những hoạt động này tưởng chừng như rất nhỏ và bình thường. Thực tế mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe không hề nhỏ. Nếu trong nhà để than tổ ong, đun lâu trong nhà sẽ làm bạn bị mắc các bệnh ung thư về hô hấp. Bên cạnh còn có rất nhiều nguồn lây trong nhà: nấu nướng hàng ngày, khí từ bể phốt đưa ra, hệ thống nước thải, khói bếp, gas, than, củi…Chất lượng không khí bên ngoài nhà cũng bị ô nhiễm bởi các công trình xây dựng xung quanh, do việc quét nhà quét sân. 

Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng thếnào?

Ô nhiễm không khí là một tình trạng báo động bởi có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, kinh tế, hay gây ra biến đổi khí hậu. Không chỉ gây hại đến con người, thực động vật mà nó còn ảnh hưởng đến các công trình cộng đồng. 

Theo một cuộc nghiên cứu ở đại học Harvard, hàng năm có khoảng 60.000 người chết do các bệnh liên quan đến ô nhiễm dạng bụi. Riêng ở Mỹ, có tới 28 triệu người mắc các bệnh suy hô hấp mạn tính. 

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Gây ra bệnh suyễn

Khi bị bệnh này, người bệnh rơi vào trạng thái khó thở nghiêm trọng. Hiện nay, đây là một biểu hiện có sự gia tăng kể cả ở nước ta và trên thế giới. Ở mỹ, giai đoạn 1983 đến 1993 tỷ lệ người mắc bệnh này tăng 34%. Ở các khu đô thị có nồng độ ô nhiễm không khí đặc biệt là hạt chất và SO2.

Viêm phổi

Viêm phổi là bệnh có biểu hiện các túi phổi bị làm yếu và túi khí trong phổi bị bé đi. Khi bệnh nặng hơn, các túi khí này sẽ to lên và tính chất đàn hồi của nó bị giảm đi. Sau đó túi sẽ bị phá hủy, lúc đó người bệnh có biểu hiện thở gấp ngắn. Chất gây hại nhất cho con người dẫn tới tình trạng đó là khí NO2. 

Không những thế, các chất ô nhiễm không khí còn gây ảnh hưởng cấp tính. Ví dụ, chất hữu cơ bay hơi trong không khí thưởng chỉ gây ra chóng mặt, suy nhược, co giật, ngạt mũi…Hoặc khi hít phải một lượng CO nhỏ, cơ thể bạn có thể tạo ra lượng COHb nhất định. Khi 70% hemoglobin ở trong máu chuyển thành COHb có khả năng gây chết người. Hơn nữa, khi tiếp xúc với NO2 nồng độ 5ppm chỉ sau một phút, có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ hô hấp. Còn với nồng độ cao hơn, từ 15 đến 50 ppm, sau một vài giờ sẽ nguy hiểm đến tim gan. Nguy hiểm hơn khi tới nồng độ 100 ppm, có thể gây ra tử vong chỉ trong vài phút ngắn ngủi.

Bệnh về tim mạch

Theo báo cáo của bộ y tế, ô nhiễm không khí là một yếu tố khiến số người tử vong do mắc các bệnh về tim mạch tăng (từ 12% đến 14%/10 microg/m³).

Ô nhiễm không khí gây nên bệnh tim mạch
Ô nhiễm không khí gây nên bệnh tim mạch

Chất lượng không khí ô nhiễm tại các nước đang phát triển đang là mối đe dọa tăng nguy cơ đột quỵ. Năm 2007, có một nghiên cứu chỉ ra được ở phụ nữ, ô nhiễm không khí gây ra xuất huyết nhưng bị đột quỵ qu is thiếu máu cục bộ. Một nghiên cứu hệ đoàn khác năm 2011, tỷ lệ mắc và tử vong tăng cao do đột quỵ co động mạch vành trong. Trên thế giới, nhiều hiệp hội chuyên gia đã cho rằng nguyên nhân và các hiệu ứng được trung gian bởi co mạch. 

Bệnh ung thư

Theo các bản đánh giá về tiếp xúc với không khí là yếu tố tăng nguy cơ bị ung thư năm 2007. Phơi nhiễm PM2,5 (loại bụi mịn có đường kính 2,5 micromet hoặc nhỏ hơn). Khi tiếp xúc trong thời gian lâu dài, sẽ làm tăng nguy cơ bị tử vong lên tới 6% tăng 10 micro/ m3. Tiếp xúc với bụi mịn này cũng làm tỷ lệ từ vong do ung thư phổi tăng khoảng 15% đến 21%/10 micro/m3. Nguy cơ tử vong vì tim mạch tăng khoảng 12% đến 14% mỗi 10 microg/ m3. các nhà nghiên cứu phê bình đã tìm ra rằng, tiếp xúc với bụi mịn liên quan đến tử vong do bệnh tim mạch và nhiễm với SO2 làm tăng tử vong do ung thư phổi. 

Một nghiên cứu dịch tễ năm 2011 của Đan Mạch chỉ ra rằng, nguy cơ ung thư phổi gia tăng đối với những người sống ở khu vực có nồng độ oxit nito cao. Kết quả thu được cho thấy, hiệp hội cao hơn với người không hút thuốc so với người hút thuốc. Sau cuộc nghiên cứu bổ sung sau đó, cũng ghi nhận mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và dạng ung thư khác như cổ tử cung, ung thư não.

Tháng 12, năm 2015 các nhà y khóa đã kết luận ung thư là một kết quả do ảnh hưởng chất lượng không khí trong môi trường. Việc duy trì cân nặng ăn uống lành mạnh, giảm thiểu cồn, loại bỏ thuốc lá làm giảm tốc độ phát triển của bệnh. 

Ảnh hưởng xấu đến trẻ em

Chất lượng không khí ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ em. Đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi sống ở các nước đang phát triển. Đây là đối tượng dễ bị tổn thương vì phổi của trẻ nhỏ, nhịp thở nhanh gấp đôi người lớn. Hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, các chất độc trong không khí dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ. Sau đó đi vào máu và chạy sang các cơ quan khác.  Ở Hoa Kỳ bất chấp ô nhiễm, năm 2002 có ít nhất 146 triệu người đang sống ở các khu vực có chất lượng không khí ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép. 

Nghiên cứu của nhóm Đại học Cincinnati và trung tâm y tế Bệnh viện Nhi  Cincinnati chỉ ra được. Trẻ em tiếp xúc với bụi mịn trong thời gian ngắn có thể bị trầm cảm. Khi trẻ em hít phải không khí ô nhiễm, sẽ gây nên một số căn bệnh viêm mũi, viêm mắt, bệnh ngoài da. Các bệnh mạn tính lâu dài như tiểu đường, ung thư…Tất cả đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến trẻ sinh non, nhẹ cân…Nghiêm trọng hơn, ô nhiễm không khí hủy hoại mô não, làm ảnh hưởng đến quá trình nhận thức ở trẻ. Hậu quả có thể kéo dài đến cả những cơ hội học tập làm việc trong tương lai. Ngoài ra, với đối tượng vị thành niên nếu tiếp xúc mức cao sẽ mắc các bệnh về tâm thần. 

Kinh tế- xã hội

Việc hít không khí ô nhiễm mỗi ngày không chỉ gây ra những hệ lụy về sức khỏe. Nó còn ảnh hưởng tới hiệu suất công việc của những người lao động. Theo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới, ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế khoảng 92% người dân toàn thế giới không được hít khí trong lành. Tác động cho nền kinh tế toàn cầu 5 ngàn tỷ USD/ năm. Dự báo rằng ô nhiễm ozon trên trái đất sẽ làm giảm năng suất trồng cây chủ lực tới 26% vào năm 2030. Có thể đơn giản nhìn ra, một nơi có nhiều khói bụi ô nhiễm lại là điểm du lịch, đô thị lớn. Và được xếp hạng vào nơi có không khí ô nhiễm cao thì không thể thu hút khách du lịch đến được. 

Theo báo cáo Ngân hàng Thế giới, ô nhiễm ở Việt Nam gây thiệt hại từ 5 đến 7% GDP hàng năm. Theo nghiên cứu Đại học Fulbright Việt Nam, thiệt hại kinh tế khoảng 9,86 đến 12,45 tỷ USD năm 2013 do ô nhiễm không khí. Năm 2019, Ấn độ đã điêu đứng vì ô nhiễm cao hơn 50 lần mức cho phép, Thái Lan ô nhiễm nặng buộc đóng cửa trường học…Còn Trung Quốc, khói bụi, ozon và bụi mịn đã tiêu tốn khoảng 38 tỷ USD/ năm. 

Đặc biệt, riêng Hà Nội hàng năm chi phí khám chữa bệnh về hô hấp được ước tính khoảng 1.500đ/ người/ngày. Mức dân số khoảng 3,5 triệu nội thành. Các nhà kinh tế quy đổi ra thiệt hại cho nền kinh tế là khoảng gần 2000 tỷ đồng/ năm. Mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí thực sự là một cú sốc với Việt Nam và thế giới. Gây ra các vấn nạn về sức khỏe, tính mạnh và cả thiệt hại lớn về kinh tế. 

Sự nóng lên toàn cầu 

Trái Đất nóng nên

Ô nhiễm không khí gây biến đổi khí hậu gây ra các hiệu ứng nhà kính. Tác động đầu tiên là làm cho trái đất nóng nên. Nhiệt độ bề mặt trái đất được hình thành bởi cân bằng của năng lượng mặt trời chiếu xuống và nhiệt bức xạ của trái đất vào vũ trụ. Khi xảy ra hiệu ứng nhà kính, khí CO2, CFCs, Metal, N2O có lượng lớn. Trong đó CO2 chiếm tới 55%. Sau đó là các khí CFC chiếm khoảng 24% nhưng có tác dụng với hiệu ứng nhà kính cao hơn khí CO2 (1 phân tử  khí CFC có tác dụng tương đương với 12.000 phân tử CO2).

Phá hủy tầng ozon

Đứng sau hiệu ứng nhà kính, việc gây phá hủy tầng ozon do ô nhiễm không khí mang tính toàn cầu. Ozon là một chất kích thích mắt và hệ hô hấp mạnh, thuộc thành phần chính của khói quang hóa ở tầng bình lưu. Nó có khả năng hấp thụ đáng kể bước sóng ngắn < 0,28 àm. Nếu không có ozon, tia cực tím sẽ xuyên qua trái đất gây ra những phản ứng tiếp xúc. Gây ra độc hại với sức khỏe con người, động vật, cây cối. 

Ngoài ra, máy bay trên cao sinh ra khí NO cũng góp phần phá hủy tầng ozon. Nhưng với một tỷ lệ nhỏ so với CFCs thì một phân tử NO chỉ có thể pha shuyr một phân tử ozon. Cơ chế phá hủy thể hiện qua sơ đồ:

NO + O3 => NO2 + O2

Ngoài ra, clo dạng khí sẽ ổn định ở mùa đông, sang mùa xuân có ánh nắng. Các thành phần bị quang phân và giải phóng nguyên tử clo. Khiến tầng ozon bị giảm đáng kể dẫn tới lỗ thủng tầng ozon. Ở Nam Phi, Chi Lê, Argentina chính sự suy giảm của tầng ozon đã gây ra nhiều bệnh ngoài da và mắt của người dân nơi đây. 

Gây mưa axit

Nguyên nhân chủ yếu gây mưa acid là do lưu huỳnh oxi chiếm 2/3 và khí nitơ oxyd khoảng 1/3. Do đây đều là những khí hòa tan dễ trong nước tạo thành acid sulfuric và acid nitric. Theo gió mang đi những hạt acid này rơi xuống đất. Ở nhiều mức độ khác nhau, mưa acid làm hủy hoại hoa màu, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và động vật, sinh vật dưới nước. Ngoài ra, mưa acid ăn mòn các công trình đang thi công, làm han gỉ cầu cống, tượng đài…

Hiện tượng nghịch đảo nhiệt

Ở tầng đối lưu càng lên cao nhiệt độ càng giảm, không khí càng tăng dày. Ngược lại, khi có một khí nóng hơn và nhẹ hơn ở trên, nhiệt độ không khí càng lên cao càng tăng. Đây chính là hiện tượng nghịch đảo nhiệt xảy ra nhiều ở nơi thung lũng buổi đêm. Mùa hè, không có hiện tượng này tuy nhiên cùng năng lượng nó sẽ đốt nóng trái đất. Nhưng vào mùa đông có tuyết rơi hay hơi nước ngưng tụ, hiện tượng đó sẽ kéo dài nhiều ngày. Làm cho nồng độ chất ô nhiễm tăng gây khó chịu, nguy hiểm cao với người có bệnh về hô hấp. 

Hiện tượng mây nâu

Các nhà khoa học đã phát hiện ra lớp khí bị ô nhiễm bao phủ cả miền rộng lớn ở Nam Á. Và nó được gọi là mây nâu châu Á. Một lớp khí có độ dày 3 km, kéo dài hàng ngàn ki lô mét từ Tây Nam Afghanistan đến Đông Nam Sri Lanka. Trong khí này chứa nhiều bụi, tro, muội và một số acid hại. Lớp mây này ngăn cản ánh sáng xuyên xuống Trái Đất giảm đi khoảng 10 đến 15%. Khiến đất lạnh và nước nhưng bầu khí quyển thì bị nóng nên. Và chứa acid nên lớp mây này còn gây ra mưa acid, giảm năng suất nông nghiệp của người dân. 

Ví dụ mây nâu châu Á có thể giảm 10% năng suất lúa vụ đông ở Ấn Độ. Mây nâu còn gia tăng bệnh về hô hấp và chính là nguyên nhân dẫn tới nhiều ca tử vong. Hơn nữa, điều đáng lo ngại mang tính toàn cầu do mây nâu. Khác với các khí nhẹ như khí nhà kính mới có khả năng di chuyển khắp trái đất, ngày nay lớp mây bụi cũng có khả năng đó. Và theo dự báo, mây nâu có thể đi nửa vòng trái đất trong 1 tuần.

Kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí 

Quản lý chất lượng không khí

Tăng cường hiệu lực về kiểm soát ô nhiễm

Hoàn thiện các tiêu chuẩn không khí phù hợp với điều kiện mỗi khu vực. Hiện nay có 2 loại là tiêu chuẩn phát thải và tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. 

Tiêu chuẩn phát thải Tiêu chuẩn chất lượng không khí
-Đưa ra với từng loại chất ô nhiễm, các trị số thải ra không có khả năng gây ra nồng độ các chất độc trong không khí  vượt quá giới hạn được phép với người, động và thực vật.
-Tiêu chuẩn cho phép phát ra ở Việt Nam là TCVN 5939, 59401995.  Sắp tới, còn có một số ban hành tiêu chuẩn với từng vùng cụ thể như TCVN 6992, 6993, 6994, 6995, 6996 – 2001 . 
-Được đưa ra nhằm mục đích sức khỏe con người được bảo vệ. Các trị số cho phép cực đại, đo đạc thời gian tức thì hoặc xác định trong một thời gian nào đó từ 8 giờ đến 24 giờ.
-Các tiêu chuẩn cho chất lượng không khí ở Việt Nam TCVN 5937, 5938 – 1995. Được đưa ra trong điều kiện và khả năng khoa học kỹ thuật công nghiệp của Việt Nam, dựa trên cơ sở tiêu chuẩn của thế giới và các nghiên cứu vệ sinh y học. 

Kiểm soát hành chính

Biện pháp thanh tra có tính hành chính ở phạm vi rộng trên toàn quốc hoặc theo từng địa phương. Bắt buộc các doanh nghiệp đăng ký các nguồn ô nhiễm, chất độc hại sử dụng và phát thải. Cơ quan thanh tra có quyền thu thuế, bắt phạt và nặng hơn đình chỉ sản xuất nếu chất thải vì vượt ngưỡng cho phép. 

Đối với các công ty có nguồn phát thải lớn như nhiệt điện, xi măng, luyện kim, giấy. Kiểm soát ô nhiễm không khí là giải pháp tổng hợp. Gồm có công nghệ, thiết bị xử lý cuối đường ống và có thể kiểm soát chất lượng dòng thải, đáp ứng tiêu chuẩn chất thải ra môi trường…Với các doanh nghiệp, làng nghề nhỏ thì cần phải xử lý đúng quy trình khi không có khả năng mua các thiết bị xử lý tiên tiến. 

Các chính sách về tiêu chuẩn khí thải xe máy, ô tô được thay đổi theo các hạn mức. Và xe tham gia lưu thông phải có dán nhãn năng lượng của cơ sở sản xuất nhập khẩu kinh doanh xe.

Cùng với quá trình đô thị hóa, mật độ giao thông gia tăng. Việc ùn tắc vào mỗi giờ cao điểm khiến cho khói bụi tăng nên rất nhiều, đặc biệt ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế, bộ giao thông có những hành động kiểm soát điều tiết giao thông vào giờ cao điểm để việc lưu thông được đẩy nhanh. Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện di chuyển công cộng để giảm ùn tắc và khói bụi.

Phát triển thiết bị quan trắc chất lượng không khí

Nghiên cứu ứng dụng và phát triển hệ thống quan trắc giá thấp. Áp dụng công nghệ internet Vạn Vật (IOT). Gồm có nghiên cứu phát triển các phần cứng, các thiết bị và thương mại hóa sản phẩm. Xây dựng phần mềm vận hành và quản lý các thiết bị quan trắc. Xây dựng những cơ sở dữ liệu nhằm mục đích nghiên cứu chất lượng không khí. Đưa ra các giải pháp phần cứng quản lý chất lượng không khí từ xa qua ứng dụng. 

  • Tư vấn, thiết kế và lắp đặt các hệ thống quan trắc chất lượng không khí trong nhà, ngoài trời.
  • Lấy mẫu quan trắc chất lượng không khí làm thử nghiệm thường xuyên.
  • Đào tạo, tập huấn và xây các mô hình mô đun về mẫu quan trắc chất lượng không khí dùng IOT.
  • Hợp tác trao đổi giữa các nhóm nhằm nâng cao kết quả nghiên cứu.

Biện pháp quy hoạch

Xây dựng các khu đô thị xanh trong các thành phố. Giảm thiểu cây các khu công nghiệp ở nội thành, cuối hướng gió, xa nguồn nước sinh hoạt của dân và tốt nhất  nên đưa ra cách xa thành phố. Chỉ giữ lại các công ty phục vụ nhu cầu các yếu phẩm sinh hoạt của người dân. 

Để giảm lượng khí ô nhiễm, trồng cây xanh là hoạt động được thực hiện từ nhiều năm qua. Cây xanh giúp con người quang hợp và hấp thu khí CO2 trong không khí, thậm chí giữ luôn cả bụi lại trên lá. Ngoài ra, nó còn có tác dụng hút bớt bức xạ mặt trời, hấp thụ tiếng ồn và tạo cảnh quan xanh đô thị. Vì thế, hãy giữ gìn cây xanh và phát triển môi xu hướng sống xanh ngay tại ngôi nhà của bạn. 

Biện pháp kỹ thuật

Sử dụng công nghệ sạch 

Ngay từ bước đầu tư, nên chọn dây chuyền đồng bộ kèm theo các thiết bị xử lý ô nhiễm. Ưu tiên dây chuyền công nghệ hiện đại. Ví dụ: sản xuất xi măng nên chọn công nghệ lò quay bằng phương pháp khô. Với tháp trao đổi nhiệt và canxi nito hóa nhiều tầng. 

Thay đổi quy trình sản xuất gây ô nhiễm bằng loại ít ô nhiễm hơn. Ví dụ thay nghiền khô bằng ướt trong sản xuất xi măng. Làm sạch đồ đúc bằng cách phun bi trong máy phun kín hoặc hỗn hợp cát nước thay vì cát khô. Thay các chất độc hại bằng chất ít độc hơn như thay sơn có dung môi bằng sơn hòa tan nước. Dùng xăng không pha với chì, tìm kiếm vật thay thế cho amiăng…

Xử lý không khí

Nhiều trường hợp áp dụng công nghệ sạch chưa thể đạt tiêu chuẩn khí thải. Vì thế, cần dùng đến thiết bị kiểm soát nhằm ngăn chặn ô nhiễm môi trường: thiết bị lọc bụi và thiết bị khử khí độc hại. 

Thiết bị lọc bụi được chia làm 4 nhóm dựa trên nguyên lý hoạt động:

Theo kiểu trọng lực  Theo quán tính Theo kiểu phin lọc Theo tĩnh điện
-Sử dụng trọng trường các hạt bụi thô nằm lắng xuống và tách khỏi không khí. Là loại đơn giản cho hiệu quả thấp và không gian chiếm chỗ lớn.
-Thường được dùng để xử lý bụi thô lọc sơ cấp với lượng khí lớn. 
-Hoạt động dựa trên nguyên lý tận dụng lực quán tính các hạt bụi, tách khỏi không khí khi dòng này thay đổi. Ở dạng xyclon, các vật có tấm chắn va đập…
-Là thiết bị sử dụng khá phổ biến do tính ổn định, đơn giản và có hiệu quả cao hơn loại trọng lực. 
-Dựa trên việc tiếp xúc, bụi thô lọc qua hiệu ứng màng lọc, va chạm theo quán tính. Bụi mịn được tách qua khuếch tán và hút tĩnh điện.
-Cho hiệu quả lọc cao và dao động tùy theo loại vải lọc và chế độ vệ sinh
-Ion hóa bụi khói và tách chúng bằng cách đi qua trường điện từ. Hiệu quả lọc cao đến 98%.
-Chất lượng lọc phụ thuộc loại không khí, mức độ bẩn, vận tốc không khí

Thiết bị xử lý khí độc và mùi dựa trên 3 nguyên lý: Thiêu hủy, hấp thụ và hấp phụ

Theo thiêu hủy Theo hấp thụ Theo hấp phụ
-Dùng nhiệt khi không khí chứa chất độc nồng độ cao hoặc dùng chất xúc tác hợp kim như bạch kim, oxyd đồng khi chất độc nồng độ thấp. Chi phí thực hiện thấp -Lọc sạch không khí bằng cách hấp thụ khí độc bằng phản ứng hóa học với chất lỏng. Và nước là chất được sử dụng nhiều nhất -Hấp phụ các chất khí độc hại hoặc mùi vào chất khác rắn hấp phụ như than hoạt tính, geolit…Cách xử lý này được ứng dụng nhiều nhất

Biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong nhà

Giảm chất gây ô nhiễm không khí

  • Người dân nên giảm thiểu bằng cách hạn chế dùng than tổ ong, đốt dầu hỏa. Thay vào đó là sử dụng điện, năng lượng mặt trời, gió để giảm bớt không khí ô nhiễm.
  • Sử dụng ít các nhiên liệu than đá, dầu mazut bằng cách sử dụng điện để ngăn ô nhiễm không khí nhất là khí SO2.
  • Sử dụng hợp lý hệ thống thông gió, tăng giảm nhiệt độ và độ ẩm trong phòng. Làm sạch bàn ghế và thảm trải nền nhà thường xuyên. 
  • Chỉ dùng chất tẩy và diệt côn trùng trong danh mục cho phép. Chỉ dùng khi trong nhà có ít người hoặc không có. Để riêng các chất trong khu tách biệt, hạn chế việc tích trữ hóa chất trong nhà. 
  • Để các đồ đạc trong nhà, văn phòng gọn gàng hợp lý. Ví dụ với máy có thể phát sinh ozon, bức xạ ion hóa như máy photocopy, máy in, lò vi sóng…Cần đặt ở nơi thông gió.

Nâng cao hiệu quả sử dụng điều hòa

Vệ sinh điều hòa định kỳ, đặc biệt là phần phin lọc. Để điều hòa phát huy hiệu quả và ngăn ô nhiễm trong phòng. Nhất là ô nhiễm sinh học. 

Với các văn phòng, tòa nhà cần có bản thiết kế điều hòa. Được sự phê duyệt của cơ quan chức năng thông qua. Cần quan tâm nhất đến chỉ tiêu về bội số không khí, lượng không khí sạch, vị trí lấy gió, việc bố trí miệng cấp và hút gió. Khi sử dụng 6 tháng kể từ lúc tòa nhà được đưa vào dùng, thời điểm có nhiều khí hại nhất như VOC, phát sinh từ vật liệu mới xây, thiết bị nội thất, hệ thống điều hòa. 

Vệ sinh điều hòa
Vệ sinh điều hòa định kỳ giúp giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm

Ngoài ra, mỗi cá nhân hãy tự giác hành động bảo vệ môi trường. Làm việc một cách thực tế ngay từ bây giờ bằng những hành động đơn giản hàng ngày. Ví dụ trồng thêm 1 cây xanh ngay tại nhà mình, không đốt rác bừa bãi, phân loại rác thải…Để góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng khí thải sạch. Giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh.  

Các đề án, nghiên cứu thực tế đã và đang thực hiện

Trung tâm nghiên cứu ONKK&BĐKH – P. ONKK & BĐKH, trong giai đoạn 2014 – 2019 đã tiến hành 4 dự án quốc tế với các tổ chức hàng đầu như JICA (Nhật), Greenid (NGO), GIZ ( Đức)…Hiện nay, ở Việt Nam và trên thế giới có những bài nghiên cứu về chất lượng không khí:

  • Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu, xác định tác động ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng và tính toán khả năng tiếp nhận khí thải từng khu vực thuộc Tp.HCM”. Thời gian: 2019-2020.
  • Nhiệm vụ KHCN “Đánh giá khí hậu tỉnh Tiền Giang”. Thời gian thực hiện: 2019-2020.
  • Nhiệm vụ KHCN “Xây dựng kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về BĐKH trên địa bàn Tp. HCM.”. Thời gian: 2018-2019.
  • Dự án “Assessing impacts of climate change on transportation and adaptation measures to climate change: RR3 HCMC project”. Funded by ADB. Thời gian: 2017-2018.
  • Đề tài “Nghiên cứu và đánh giá các tác động của các nhà máy nhiệt điện đến chất lượng không khí  tỉnh Trà Vinh, Việt Nam”. Thời gian: 2017-2018.
  • Nhiệm vụ KHCN “Thiết lập bản đồ lan truyền ô nhiễm không khí đối với hoạt động giao thông, sản xuất công nghiệp tại thành phố HCM”. Thời gian: 2017-2018
  • Nhiệm vụ KHCN “Thiết lập mô hình lan truyền ô nhiễm không khí và xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường không khí phục vụ phát triển bền vững thành phố Cần Thơ”. Thời gian: 2016-2017.
  • Dự án ““Clean Air Plan for Can Tho city, Vietnam”/ German International Cooperation (GIZ),  Germany and Clean Air Asia”. Thời gian: 2015 – 2017.

Các tổ chức về bảo vệ môi trường không khí trên thế giới và Việt Nam 

EC

Nhiệm vụ của EC (cục môi trường Canada) đó là quản lý các chương trình, chính sách môi trường và bảo vệ các nguồn tài nguyên tái tạo, tự nhiên, ví dụ như đất, nước, không khí, các loài động, thực vật. Cục môi trường Canada còn có nhiệm vụ về các vấn đề môi trường quốc tế, làm sạch dầu tràn, rác thải nguy hiểm. Bộ phận thực thi của EC đã đưa ra 176 yêu cầu về xử lý vi phạm theo EHWH RMR, nhiều yêu cầu trong số đó vẫn đang được triển khai.

ICLEI

Hội đồng Quốc tế về các Sáng kiến Môi trường Địa Phương ICLEI được thành lập vào năm 1990, đây là một tổ chức quốc tế của các chính phủ địa phương trong cam kết phát triển môi trường bền vững. Đến nay, đã có hơn 1200 thành phố, thị trấn của tổ chức ICLEI ở hơn 70 quốc gia. ICLEI cũng đã cung cấp kiến thức cũng như hỗ trợ thực tế, các sáng kiến được thiết kế phù hợp từng địa phương để bảo vệ môi trường.

PEMSEA

PEMSEA (Hiệp hội Quản lý Môi trường cho các vùng biển Đông Á) được khởi xướng bởi Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc vào năm 1994. Philippines là đất nước chủ nhà và xem xét những ô nhiễm hàng hải thuộc vùng biển Đông Á, eo biển Singapore, Eo biển Malacca. PEMSEA đã đạt được nhiều thỏa thuận quốc gia, khu vực như Tuyên ngôn biển Bohai, tuyên ngôn Vịnh Manila, tuyên ngôn Putrajaya.

PEMSEA
PEMSEA – Hiệp hội Quản lý Môi trường cho các vùng biển Đông Á

GEF

182 chính phủ thành viên đã đi đến thống nhất thành lập Quỹ Môi Trường Toàn Cầu năm 1991 nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường. GEF được trợ cấp bởi những nước đang phát triển về những dự án có liên quan đến suy thoái đất, biến đổi khí hậu, tầng ozon…GEF hoạt động như một tổ chức tài chính độc lập, dưới sự điều hành của hội đồng GEF.

Dự án quản trị đất hệ

Chương trình nghiên cứu khoa học- xã hội dài hạn này được phát triển dưới sự bảo trợ chương trình Các Khía Cạnh Con Người Quốc Tế về Biến đổi Môi trường Toàn cầu. Dự án được khởi xướng vào năm 2009 với mục tiêu đối mặt với những thách thức của biến đổi môi trường. Từ đó, đưa ra những biện pháp nhằm giảm thiểu. Mạng lưới dự án quản trị trái đất hệ có mạng lưới trên toàn thế giới.

IPCC

IPCC hay còn gọi là hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, được thành lập vào năm 1988 bởi Tổ chức khí tượng thế giới và chương trình Môi trường Liên hợp quốc. Mục tiêu của tổ chức đó là đưa ra những đánh giá khoa học chi tiết về nguy cơ do biến đổi khí hậu, môi trường gây ra từ các hoạt động của con người. IPCC cũng công bố các báo cáo đặt biệt liên quan đến thực thi chính xác nhằm chống lại biến đổi khí hậu.

IPCC
IPCC – Hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

AMMSA

Lấy bảo vệ môi trường làm chương trình nghị sự chủ yếu, AMMSA hay cơ quan An toàn và An ninh hàng hải châu Phi thường xuyên tổ chức các hoạt động phân tích, nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp tốt nhất cho môi trường biển cùng các hoạt động hàng hải.

Helcom

Hội đồng Helsinki (Helcom) bao gồm 9 nước châu Âu, mục đích chính đó là bảo vệ vùng biển Baltic. Mỗi thành viên đều có sự hợp tác, sự ràng buộc mạnh mẽ nhằm đạt được những mục tiêu chung.

EPA

Cục bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) nghiên cứu những ảnh hưởng của khoan phá thủy lực đến ô nhiễm nguồn nước. Kết thúc nghiên cứu đó là động lực cho những thay đổi, các chính sách mới tác động tích cực đến ngành công nghiệp thủy lực. Các nhà nghiên cứu của EPA cũng xem xét tác động sự cố tràn bề mặt nước, xử lý rác thải, nước thải.

EPA
EPA – Cục bảo vệ môi trường Mỹ

WildAct

WildAct được thành lập từ năm 2013, dưới sự điều hành của bà Nguyễn Thị Thu Trang – một nhà bảo tồn đã có nhiều đóng góp. Các hoạt động của WildACT đó là giáo dục, phổ biến thông tin nhằm nâng cao nhận thức của người Việt Nam. Qua đó, giúp hiểu rõ hơn về các mối nguy hại khi trục lợi trên nỗi đau của động vật hoang dã. Phương châm của WildAct: bảo vệ thiên nhiên, động vật chính là bảo vệ cuộc sống con người. Tổ chức này thực sự là cấu nối giữa các bạn trẻ với các hội thảo quốc tế về động vật hoang dã trên thế giới.

WWF Vietnam

Những hoạt động quen thuộc như Giờ trái đất, Dọn sạch bãi biển – Giải cứu đại dương, 30 ngày thử thách – kết nối với trái đất…đều do WFF Việt Nam tổ chức. Logo chú gấu trúc của tổ chức WWF chắc hẳn cũng rất quen thuộc với giới trẻ. Tổ chức này tập trung vào 4 mảng chính đó là bảo tồn sự đa dạng sinh học, phát triển thủy điện bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu cùng việc nâng cao hiệu quả hoạt động khu bảo tồn. Đây là một trong những tổ chức bảo vệ môi trường lớn và lâu đời trên thế giới. Do đó, hoạt động của WWF mang tầm vĩ mô, liên kết cùng các tổ chức tư nhân, nhà nước, địa phương.

CHANGE

Tổ chức phi chính phủ này ra đời vào năm 2013, mục tiêu chính là Giải cứu môi trường qua những chiến dịch truyền thông đầy sắc màu như hội chợ, triển lãm, vẽ tranh, video viral. Bạn hoàn toàn có thể trở thành tình nguyện viên để hỗ trợ cho các dự án xã hội của CHANGE rất đơn giản.

AFEO

Tổ chức hành động vì môi trường xuất phát điểm là câu lạc bộ đạp xe vì môi trường. Với mục tiêu chính là giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân, AEFO đã xây dựng được nhiều chương trình về môi trường sống xanh, hoạt động đạp xe, trồng cây, viết về bảo vệ môi trường, hay các khóa học về tiếng Anh chủ đề môi trường. 

AFEO
AFEO – Tổ chức hành động vì môi trường

Let’s Do It

Khởi nguồn từ chiến dịch thu gom rác của Estonia từ năm 2008, hiện nay Let’s Do It đã mở rộng đến 112 quốc gia trên toàn thế giới, trở thành thành viên chính thức của môi trường Liên hợp quốc (UNEP)

Thuật ngữ chuyên ngành và khái niệm liên quan

  1. Rủi ro (risk) đó là ước lượng giá trị thiệt hại của tai biến, thông qua đánh giá xác suất khi xảy ra sự cố. Sở địa chất Hoa Kỳ tính rủi ro bằng công thức: R = F(Pc.Cv). Trong đó F: hệ số rủi ro; R: rủi ro tính bằng tiền’ Pc: xác suất xảy ra sự cố trong vòng 1 năm; Cv là thiệt hại do những sự cố gây ra.
  2. Hạn ngạch phát thải khí hiệu ứng nhà kính chính là khối lượng khí gây nên hiệu ứng nhà kính mà mỗi quốc gia được phép thải vào bầu khí quyển (theo quy định trong điều ước quốc tế liên quan).
  3. Khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính là các loại khí tác động đến sự trao đổi nhiệt giữa trái đất, không gian xung quanh làm cho nhiệt độ không khí quanh trái đất nóng lên.
  4. Tổng bụi lơ lửng (TSP) là tổng các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 100mm.
  5. Bụi Bụi PM10 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10 mm.
  6. Bụi PM2,5 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 mm.
  7. Bụi hô hấp là bụi ở giải kích thước hạt có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 5 mm.
  8. Bụi lắng là bụi lắng đọng xuống các bề mặt như máy móc, thiết bị, nhà xưởng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *