Ô nhiễm môi trường nước và ảnh hưởng tới sức khoẻ đời sống con người

Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi nói chung do con người tác động đến chất lượng nước, làm nhiễm bẩn và có thể gây nguy hiểm cho con người, cho động vật và hệ sinh thái trên toàn Trái Đất. Đây là tình trạng vô cùng nghiêm trọng đang đe dọa toàn cầu, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường và cách giải quyết phù hợp.

Ô nhiễm môi trường nước là gì? Nguyên Nhân?

ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước là vấn đề đáng báo động trên toàn thế giới

Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước cống, nước ở các sông hồ, nước biển, nước tồn tại ở thể hơi trong không khí… Chúng là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến sự sống của toàn bộ sinh vật, khi nó chiếm 70% diện tích bề mặt Trái Đất, là thành phần không thể thiếu trong mọi cơ thể sống. 

Ngày nay, với tốc độ phát triển của con người, nguồn nước sạch ngày càng trở nên khan hiếm mà nguy cơ ô nhiễm lại càng tăng cao. 

Nguồn nước được xác định bị ô nhiễm khi:

  • Trong nước uống và nước sinh hoạt của con người có chứa các chất độc hại như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý. 
  • Nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn, thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu, trong nước có các chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người và hệ sinh vật. 
  • Nguồn nước trên bề mặt như sông, suối, ao, hồ, nước biển có màu lạ (màu vàng, màu đen, màu nâu đỏ, .), mùi lạ (mùi tanh hôi, thối nồng nặc, mùi thum thủm, ..) và xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết.
  • Điều này sẽ tác động làm thay đổi tính chất gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới các chỉ số sinh hóa của nước. Việc này cũng kéo theo các loài sinh vật dưới nước có nguy cơ bị tuyệt chủng. Kèm theo đó là hệ sinh thái, cảnh quan của Trái Đất cũng sẽ gặp những tác động tiêu cực và ảnh hưởng nặng nề. Con người khi sử dụng nguồn nước này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ ung thư sau này.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước?

ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm môi trường nước do nguyên nhân khách quan từ mẹ thiên nhiên

Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt, hiệu ứng nhà kính đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. Các loại thiên tai này có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hóa chất hòa lẫn chúng trong nguồn nước sạch. Nguyên nhân này có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên vì thế chúng không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.

hậu quả của ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm môi trường nước do nguyên nhân chủ quan do con người

Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Cụ thể, khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, chúng sẽ thẩm thấu xuống đất và hòa tan trong các mạch nước ngầm và khiến chúng bị ô nhiễm.

Ngoài ra khi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển, các công ty, xí nghiệp, nhà xưởng… trực tiếp xả rác thải, nước thải công nghiệp tràn lan ra sông suối, ao hồ, đất đai. Điều này trực tiếp làm thay đổi tính chất của nguồn nước, khiến nguồn nước sạch nhiễm bẩn nghiêm trọng và không thể sử dụng.

Các dạng ô nhiễm nguồn nước?

Ô nhiễm nước sinh hoạt

Nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người nếu không xử lý đúng cách sẽ bị ô nhiễm. Sự thay đổi thành phần và chất lượng nước do ô nhiễm sẽ không đáp ứng được cho các mục đích sử dụng nước sinh hoạt của con người như tắm, giặt giũ, nấu nướng, rửa, vệ sinh.

Ô nhiễm nước nông nghiệp

Sự tăng trưởng trong sản xuất cây trồng thể hiện chủ yếu thông qua việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và phân hoá học. Điều này làm tăng nguy cơ ô nhiễm đất từ đó gián tiếp khiến mạch nước ngầm bị ô nhiễm.

Nông nghiệp thủy sản cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nước nông nghiệp do lượng thức ăn cho cá và thức ăn thừa từ nuôi thủy sản nuôi đã làm giảm chất lượng nước cùng với dư chất kháng sinh, thuốc diệt nấm và chất tẩy rửa, làm sạch đã góp phần gây ô nhiễm hệ sinh thái hạ lưu ngày càng nghiêm trọng hơn.

Ô nhiễm nước công nghiệp

Nước thải tại các nhà máy, các khu sản xuất công nghiệp…chứa rất nhiều hóa chất độc hại là tác nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước ngọt. Ví dụ như nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ,  nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfide. Mặc dù đã được xử lý sơ bộ nhưng đa phần các nhà máy chưa đảm bảo đúng các chỉ số cho phép, hoặc do tiết giảm chi phí nên đã xả nguồn nước bẩn này trực tiếp ra ngoài môi trường làm ô nhiễm nước, đất và ô nhiễm không khí

Bên cạnh đó công nghiệp dầu mỏ gây ô nhiễm nặng cho nước biển trên khắp các đại dương. Hoạt động khai thác mỏ làm xói mòn, sụt đất, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm nước ngầm do hóa chất từ chế biến quặng.

Ô nhiễm nước y tế

Hiện nay, hệ thống thu gom và xử lý nước thải của nhiều bệnh viện hiện đã xuống cấp, hoạt động cầm chừng. Việc phân loại xử lý nước thải y tế chưa triệt để, xả thải trực tiếp ra môi trường đã gây ô nhiễm nghiêm trọng đất và môi trường sống của người dân. Các chất ô nhiễm này không những ảnh hưởng trực tiếp đến nước ao, hồ, sông mà ngấm xuống đất, tích lũy tồn đọng trong nguồn nước ngầm. Nguồn nước thải chứa vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước và các loại rau được tưới nước thải.

Hậu quả của ô nhiễm nước?

Ảnh hưởng tới môi trường

Làm thiếu hụt nguồn nước sạch trầm trọng khi hiện nay khoảng 1,1 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận với nước sạch. Khoảng 2,7 tỷ người sẽ bị thiếu nước ít nhất 1 lần/năm. 

Ngoài ra hàng năm, các chất thải rắn đổ ra nước trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ, gây ra rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng như:

Ảnh hưởng đến các loại sinh vật nước

Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước, đặc biệt là vùng sông, do nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Nhiều loài thuỷ sinh do hấp thụ các chất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể nhiều loài thuỷ sinh, một số trường hợp gây đột biến.

Làm suy thoái sự đa dạng sinh học của các sinh vật sống dưới nước, phá hoại và làm tuyệt chủng một số loài sinh vật, hải sản gần bờ.

Mất mỹ quan, khiến doanh thu của ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề

Những cặn bẩn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải nặng lắng xuống đáy sông, sau khi phân huỷ, 1 phần lượng chất được các sinh vật tiêu thụ. Điều này ảnh hưởng cực kỳ xấu đến mỹ quan đô thị, chất lượng nguồn nước và cây xanh trong khu vực.

Làm hỏng những thiết bị máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy.

Vùng biển Việt Nam là loại biển mở nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là một trong những trục hàng hải có lưu lượng tàu bè qua lại rất lớn, trong đó 70% là tàu chở dầu. Cụ thể như những vụ tràn dầu với lượng từ 7 – 700 tấn thường tập trung chủ yếu do tàu mắc cạn. Còn các vụ tràn dầu với số lượng lớn hơn 700 tấn chủ yếu là do quá trình vận chuyển dầu và va chạm tàu trên biển. Hiện tượng dầu trôi không chỉ gây nên hiện tượng thủy triều đen mà còn làm hỏng máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy

Làm phát sinh ra những hiện tượng lạ 

Hiện tượng thủy triều đen: hiện tượng này chỉ việc những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, khiến tình trạng chất lượng nước giảm đột ngột nghiêm trọng và tình trạng cá chết hàng loạt. Hidrocacbon là chất gây ô nhiễm chính trên biển và các cửa sông. Những tai nạn đắm tàu chở dầu đã tạo nên các đợt thuỷ triều đen khủng khiếp.

Hiện tượng thủy triều đen do ô nhiễm môi trường nước

Gây ra hiện tượng thủy triều đỏ: Sự phát triển quá mức của nền công nghiệp hiện đại đã kéo theo những hậu quả nặng nề về môi trường, làm thay đổi hệ sinh thái biển. Nước thải độc hại làm cho tảo sinh sản với số lượng nhanh trong nước và khiến mặt nước đục hoặc chuyển màu, có thể tím, hồng, xanh hoặc đỏ. Tùy vào từng loại tảo, thủy triều đỏ có thể sản sinh các độc tố tự nhiên, làm suy giảm oxy và gây ra các tác hại khác.

Thủy triều đỏ do các loại tảo bị thay đổi các tính chất

Ảnh hướng tới sức khoẻ

Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm môi trường nước sẽ có nguy cơ mắc nhiều//ol loại bệnh nguy hiểm do dùng nguồn nước bẩn trong mọi sinh hoạt như:

Sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Đồng thời nước bẩn còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn, khiến người bệnh gặp nguy hiểm đến tính mạng. 

Nước nhiễm chì, lưu huỳnh lâu ngày có thể gây bệnh thận, thần kinh. Nhiễm hóa chất độc hại như amoni, nitrat có thể gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu và gây ung thư. 

Lượng natri trong nước vượt quá mức cho phép có thể gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch.

Nước ô nhiễm chứa nhiều thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ.. có thể gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.

Ngoài ra, theo nghiên cứu, những trẻ em sống ở gần nguồn nước nhiễm Flo sẽ có IQ thấp hơn so với trẻ em ở vùng khác.

Các bệnh hay mắc phải do ô nhiễm nước gây ra

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm da, tiêu hoá, tiêu chảy và nguy cơ ung thư ngày càng cao. Với từng tác nhân, tình trạng bệnh sẽ phân hóa rõ rệt như: 

Nguy cơ do tác nhân sinh học:

Ô nhiễm nguồn nước làm cho khả năng truyền bệnh cho người qua thức ăn, nước uống như: tả, lỵ, thương hàn, giun sán… tiếp xúc gây viêm da, ghẻ lở, bệnh Leptospira.

Nguy cơ do chất hóa học, phóng xạ:

Người dân, động vật ăn uống trực tiếp trên nguồn nước bị ô nhiễm, hoặc ăn các loại thực phẩm bị ô nhiễm thủy ngân, thuốc bảo vệ thực vật, Asen, chì dẫn đến mắc các bệnh hiểm nghèo như: ung thư, nhiễm độc mãn tính.

Kim loại nặng trong nước khiến người bệnh đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.

Hậu quả ô nhiễm nguồn nước đối thực vật

Việc sử dụng quá nhiều thuốc hóa học, phân bón và các chất bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp từ năm này sang năm khác sẽ khiến nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tưới cây bằng nước bị nhiễm độc sẽ dẫn tới tình trạng cây trồng không thể phát triển, thậm chí chết hàng loạt, gây thiệt hại về người và của. Điều này có thể làm chết hàng loạt động vật và thực vật, và những hóa chất độc hại còn có khả năng ngấm vào nước uống gây ra tình trạng ngộ độc.

Đơn cử như những loại cây ăn trái thường rất nhạy cảm với những thay đổi từ môi trường. Cây ăn trái sống trong điều kiện ô nhiễm môi trường lá có thể gây ra bệnh rụng lá hàng loạt. Hơi nước bốc lên từ những khu vực bị ô nhiễm, sau khi tạo thành những đám mây sẽ gây ra mưa axit, giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất và phá hoại mùa màng. 

Biện pháp khắc phục ô nhiễm nước

Khắc phục ngay từ chính sách của Nhà Nước

Cũng giống với ô nhiễm tiếng ồn, Nhà nước là bộ máy đầu não để kiểm soát xả thải môi trường nước và tìm ra các giải pháp giảm thiểu lượng nước thải đang thả ra môi trường mỗi ngày. Từ đó, đòi hỏi Nhà nước cần nghiên cứu, bổ sung và chỉnh sửa những thiếu sót trong các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm soát xả thải môi trường nước, đồng thời cần tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng thoát nước.

Những giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường nước:

  • Đối với các đơn vị kinh doanh: Ban hành luật pháp 
  • Những mục cần chú ý trong việc xử lý ô nhiễm môi trường nước:
  • Chính sách thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
  • Quy định xử lý nước thải ở nhà máy, xí nghiệp trước khi thải ra môi trường cần phải xử lý đúng cách, phù hợp theo quy định.
  • Tăng cường thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
  • Ngoài ra, nhà nước cần tham gia các điều luật quốc tế để quản lý các đại dương, chẳng hạn như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (được ký bởi hơn 120 quốc gia), Công ước Luân Đôn năm 1972, Công ước Quốc tế MARPOL năm 1978 về Ngăn ngừa Ô nhiễm Tàu và Công ước OSPAR năm 1998 về bảo vệ môi trường biển của Đông Bắc Đại Tây Dương.

Đối với người dân: tuyên truyền, giáo dục

Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước. Việc tuyên truyền vào giáo dục cần được áp dụng ở nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ mầm non, học sinh, sinh viên, người đi làm, người cao tuổi, cho họ thấy rõ những tác hại của ô nhiễm nguồn nước và hậu quả của nó tới sức khỏe nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh việc giáo dục, cần có những hoạt động thực tế để tham gia bảo vệ môi trường nước như nhặt rác quanh hồ, không đổ rác ra biển. Đối với những người làm trong lĩnh vực môi trường thì luôn phải tìm tòi, thử nghiệm các phương pháp xử lý nước thải mới để ứng dụng rộng rãi

Khắc phục ngay từ ý thức của người dân

Thực hiện trong các hộ gia đình

  • Cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, vứt rác đúng quy định. Không được xả rác bừa bãi.
  • Phân loại rác thải: rác phân hủy, rác thải chế, rác độc hại. Bỏ rác đúng nơi quy định
  • Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa khi xử lý cống thoát nước nghẹt.
  • Hạn chế sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa dùng 1 lần trong sinh hoạt hằng ngày
  • Thu gom rác thải sinh hoạt của gia đình, phân loại xử lý rác thải tại nhà, vứt rác đúng nơi quy định, không vứt rác xuống ao, hồ, sông. 
  • Không đổ dầu mỡ, chất béo xuống bồn rửa chén. Thay vào đó bạn hãy đổ chúng vào một bình thu gom và loại bỏ như chất thải rắn
  • Hạn chế tối đa sử dụng chất tẩy rửa hóa học
  • Giảm sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và phân bón trong nông nghiệp
  • Không vứt rác xuống ao, hồ, suối, sông, biển…
  • Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả
  • Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường

Thực hiện từ các khu dân cư

  • Tăng cường các hoạt động nạo vét, khơi thông cống rãnh thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường tại các đầm, hồ,… để cải thiện nguồn nước ô nhiễm trong khu vực sinh sống
  • Nghiêm khắc xử phạt các hành vi vi phạm làm ô nhiễm môi trường. Để răn đe các đối tượng vi phạm.
  • Trồng nhiều cây để giảm xói mòn đất, ngăn chặn các chất độc hại và hóa chất chảy vào nguồn nước

Thực hiện trong các tổ chức, trường học

  • Tổ chức các hoạt động công đồng để khắc phục ô nhiễm môi trường nước
  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong xã hội và trong học đường để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành bảo vệ môi trường của học sinh, sinh viên và người dân.
  • Tổ chức nhiều hơn các sự kiện về bảo vệ môi trường với các loại rác tái chế, phế liệu bỏ đi. Sáng tạo nhiều hơn những slogan hay để bảo vệ môi trường. Như giáo dục trẻ nhỏ ý thức bỏ rác đúng nơi quy định và cách tận dụng các phế liệu bỏ đi. Như lon nước, chai nhựa, dây điện đồng, giấy thải loại, vải vụn,…
  • Đối với những nguồn nước bị ô nhiễm trước cần tìm cách để “hồi sinh”, tái tạo lại hệ sinh thái ở xung quanh đó.

Thực hiện tại các khu công nghiệp

  • Tái sử dụng dầu ô tô làm giảm đáng kể lượng dầu thải ra môi trường
  • Hạn chế tối đa sử dụng đồ nhựa như cốc nhựa, hộp nhựa, ống hút nhựa, thìa nhựa…
  • Nước thải sinh hoạt, nước thải, chất thải chăn nuôi cần được xử lý trước khi thải ra ngoài. 

Tổ chức hoạt động trong bảo vệ, khắc phục ô nhiễm nước trong và ngoài nước

Tổ chức hoạt động chống ô nhiễm môi trường nước ở ngoài nước

UNEP: đây là tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích đưa ra những đường lối có tính chỉ đạo và các chương trình hành động toàn cầu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống mà không gây tổn hại cho thế hệ tương lai, bảo vệ môi trường nước. UNEP sẽ đưa ra những chính sách nhằm mục đích điều phối; cung cấp tư vấn kỹ thuật, pháp lý và cơ cấu tổ chức cho các chính phủ nâng cao về khả năng xây dựng thể chế và các sáng kiến phát triển bền vững.

Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI): tổ chức hoạt động trên toàn cầu với mục tiêu cải thiện sức khỏe con người, đặc biệt tập trung vào các dịch vụ thiết yếu mà thiên nhiên mang lại. CI là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong dự án GEF, được sử dụng khoa học, kinh nghiệm vào trong các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng của môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, suy thoái đất và nguồn nước quốc tế.

Tổ chức hoạt động chống ô nhiễm môi trường nước ở nước ta

Quỹ Bảo vệ môi trường Tp.Hồ Chí Minh – HEPF có chức năng chính là hỗ trợ tài chính đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có các chương trình, dự án, các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, phân loại chất thải tại nguồn… trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

SAVE OUR SEA là tổ chức hoạt động phi lợi nhuận vì môi trường được thành lập năm 2018, với mong muốn giữ gìn sự trong sạch của môi trường biển trước vấn nạn ô nhiễm môi trường và hệ quả của nó như hiện nay. Tổ chức tập trung chủ yếu vào hai mảng: xử lí rác thải nhựa đồng thời tổ chức giáo dục nâng cao ý thức môi trường với người dân ở khu vực ven biển.

Bảo vệ nguồn nước sạch là những điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh. Vì vậy, để bảo vệ nguồn nước cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và mọi người dân, bảo vệ nguồn nước là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *