Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế trường học mới nhất

Giáo dục là một trong những lĩnh vực luôn được nhiều người quan tâm. Việc đầu tư cho xây dựng, cải tạo và thiết kế trường học theo tiêu chuẩn giúp nâng cao công tác tổ chức quản lý, chất lượng dạy học của nhà trường, giáo viên. Hơn nữa là đảm bảo sự an toàn của học sinh giúp phụ huynh được an tâm hơn.

Nhu cầu thiết kế trường học hiện nay

Thiết kế trường học trước kia đơn thuần chỉ là các lớp học nhỏ, được làm đơn giản và không có các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ giảng dạy. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật kèm theo những mong muốn ngày càng cao của con người, yêu cầu khi làm trường học về thông số kỹ thuật, không gian lớp học, cảnh quan, trang thiết bị…cần theo tiêu chuẩn nhất định.

thiết kế trường học
Thiết kế trường học tiêu chuẩn quan trọng bất kì ở thế hệ nào

Đặc biệt, môi trường giáo dục thì yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu. Vì thế, tiêu chuẩn đối với các cấp học cũng khác nhau. Ví dụ cấp tiểu học trẻ còn bé, lớp học có thể xây đến được tầng 2. Nhưng cấp trung học đã trưởng thành hơn, có thể leo được đến tầng 3,4. Điều này đảm bảo cho sức khỏe của trẻ cũng như những rủi ro thoát nạn an toàn không hay xảy ra cháy nổ. Vậy theo quy định mới nhất hiện nay, việc thiết kế trường học cần tuân theo những tiêu chuẩn nào.

Tiêu chuẩn thiết kế trường học với bậc tiểu học

Phạm vi áp dụng

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8793:2011 về trường tiểu học – yêu cầu thiết kế. Phạm vi được áp dụng cho trường tiểu học, lớp học tiểu học trong trường học có nhiều cấp học. Các lớp tiểu học ở trong trường phổ thông dân tộc thiểu số nội trú bán trú, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác. Bao gồm các lớp học từ lớp 1 đến lớp 5.

Quy định chung

Trường phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, đáp ứng nhu cầu tình trạng kinh tế – xã hội địa phương. Giúp học sinh có điều kiện đến trường học. Chỉ tiêu là 65 đến 80 chỗ ngồi học cho 1000 dân.

Trường học được làm tối đa 30 lớp, số học sinh nhỏ hơn hoặc bằng 30.

thiết kế trường học với chỗ ngồi
Yêu cầu về số lượng chỗ ngồi trong lớp tối đa 30 chỗ

Quy mô trường học nội trú được xác định theo điều kiện cụ thể, thiết kế theo nhiệm vụ riêng.

Xem thêm  Vữa tam hợp là gì? Các tiêu chuẩn của vữa tam hợp

Xây trường tiểu học, lớp tiểu học ở trường phổ thông có nhiều cấp học. Ở cùng khu đất nhưng phải làm riêng biệt hoạt động của từng cấp.

Được thiết kế với cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị. 

Ưu tiên cấp công trình cao nhất cho khối nhà học khi có nhiều hạng mục công trình khác nhau.

Đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe cho học sinh. Phải tính đến nhu cầu nhận học sinh khiếm khuyết và tuân theo quy định trong tiêu chuẩn. 

Yêu cầu khu đất xây dựng

Yêu cầu về khu đất xây dựng 

Khu đất xây dựng trường học thuận thiện giao thông, an toàn cho học sinh

Bố trí trên địa bàn xã, phường. Phù hợp với quy hoạch được phê duyệt. Thuận tiện, an toàn giao thông và thoát nước tốt. Đảm bảo vệ sinh môi trường, không gần nhà máy ồn hoặc thải chất độc hại. Cung cấp đủ nguồn điện, nước. Phải có hàng rào bảo vệ có chiều cao >1,5m. 

Bán kính đi học yêu cầu ở thành phố, thị trấn, khu công nghiệp < 0,5 km. Khu ngoại thành và nông thôn < 1km. Khu có điều kiện kinh tế là < 2km. 

Diện tích khu đất xây trường ở thành phố, xã là 6m2/học sinh. Khu núi đồi, thôn quê là 10m2/ học sinh. Nếu học 2 buổi/ ngày thì tăng thêm 25% diện tích so với tiêu chuẩn.

Yêu cầu về tổng mặt bằng

Trường gồm có: phòng học, phòng phục vụ việc học, hành chính nhân sự, sân chơi, vệ sinh, để xe và nơi sinh hoạt chung nếu cần.

Tổng thể mặt bằng cần có các phân khu phòng riêng

Diện tích sử dụng bố trí: Xây công trình =< 40%, xây sân vườn >= 40% nếu gần công viên thì giảm 10%, giao thông di chuyển >= 20%. 

Không thiết kế xây trường lớn hơn 3 tầng. Nếu xây hơn thì phải đảm bảo an toàn, thuận tiện thoát nạn khi có sự cố.

Yêu cầu giải pháp kiến trúc

Đường dốc dành cho học sinh khuyết tật dùng xe lăn có độ dốc từ 1/14 đến 1/22. Độ dài dốc từ 3m đến 5m. Chiều rộng đường dốc không nhỏ hơn 1200mm.

Lối đi, cầu thang cần được làm đảm bảo theo bề rộng và độ dốc

Lối vào có chiều cao =< 150 mm. Bề rộng bậc >= 300mm, nếu quá 3 bậc thì có tay vịn có đường kính từ 25mm đến 30mm được lắp ở độ cao không lớn hơn 900 mm.

Cầu thang cần đảm bảo độ dốc 22o đến 24o, chiều cao bậc <= 150mm, chiều rộng >= 300mm. Cầu thang phụ có chiều rộng >= 1,2 m. Với tầng có đến 200 học sinh, chiều rộng >=1,8m và nếu hơn 200 học sinh thì phải >=2,1m.

Xem thêm  Sân vườn trên sân thượng hay truyền thống? Lựa chọn nào tốt?

Yêu cầu hệ thống kỹ thuật

Hệ thống cấp thoát nước cần đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 4513:1988 đảm bảo theo tiêu chuẩn chất lượng ăn uống theo bộ y tế. Đường ống cấp nước và thoát nước không được đặt lộ dưới trần và đảm bảo có rãnh nắp bảo đảm theo TCVN 4474 : 1987. 

Hệ thống chiếu sáng phải tuân theo TCXD 29:1991 và TCXD 16:1986. Ưu tiên ánh sáng tự nhiên, còn ánh sáng nhân tạo nên thiết kế theo phương thức sáng đều và dùng bóng huỳnh quang có quang phổ màu trắng. Chỉ tiêu rọi sáng tuân thủ theo TCVN 7114-1: 2008, TCVN 7114-3:2008.

Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế trường trung học

Phạm vi áp dụng

Thiết kế trường trung học theo tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn TCVN 8794:2011 về trường trung học – yêu cầu thiết kế. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho việc thiết kế, cải tạo các trường trung học cơ sở. Áp dụng cho các trường phổ thông có nhiều cấp học, trường học phổ thông dân tộc nội trú và bán trú.

Quy định chung

Trường trung học cơ sở cho 1000 dân, áp dụng từ 55 đến 70 chỗ ngồi. Thiết kế tối đa là 45 lớp và số học sinh không quá 45.

Trường trung học phổ thông cho 1000 dân, áp dụng từ 45 đến 60 chỗ ngồi

Thiết kế hạng mục có cấp công trình khác nhau, ưu tiên công trình cao nhất. Đảm bảo an toàn cho sức khỏe sinh mạng của học sinh. Và tính đến nhu cầu tiếp nhận học sinh khiếm khuyết theo TCVN. 

Yêu cầu khu đất xây dựng

Vị trí khu đất cần có địa thế cao, môi trường xung quanh an toàn không gây ồn ào

Khu đất thuận thiện và có giao thông an toàn. Phù hợp với quy hoạch, có vị trí cao bằng phẳng và khó bị lũ lụt. Vệ sinh môi trường an toàn, không sát các nơi gây ồn và có chất thải độc. Đảm bảo nguồn điện nước và cung cấp mạng lưới mạng chung.

+Diện tích tối thiểu: 

Khu vực nông thôn và núi đồi 10m2/ học sinh

Khu vực thành phố, xã là 6m2/ học sinh

Yêu cầu giải pháp kiến trúc

Bảng 1: Chiều cao thông thủy các phòng trường trung học

Phòng Chiều cao
Phòng học, hành chính, nhà ăn, khu sinh hoạt 3.3 đến 3.6
Phòng khối phục vụ học tập  3.6 đến 3.9
Phòng vệ sinh, kho chứa 2.7
Cầu thang, hành lang 2.4

Chiều cao thông thủy tính từ sàn đến trần được hoàn thiện, nếu hạn chế xây dựng thì tính chiều cao từ sàn tới sàn. Phòng học bộ môn lớn hơn 3,3 m.

Xem thêm  Công thức tính vật liệu xây nhà và các tiêu chuẩn liên quan

Bảng 2: Tiêu chuẩn cho diện tích phòng học, phòng bộ môn

Phòng Diện tích (m2/học sinh)
Phòng học 1.5
Phòng bộ môn tin, sinh, hóa, lý, anh
-Trung học
-Phổ thông

1.85
2
Phòng công nghệ
-Trung học
-Phổ thông

2.25
2.45

Nếu cải tạo diện tích phòng bộ môn được bớt không quá 12%. Phòng thí nghiệm, hóa, lý, công nghệ giữ theo quy định. 

Bảng 3: Tiêu chuẩn diện tích nhà đa năng

Phòng Diện tích (m2) Kích thước (m)
Dài Rộng Cao
Nhà đa năng
-Nhỏ
-Lớn

288
540

24
30

12
18

7
9
Kho đồ 12  
Phòng thay đồ
-Nữ
-Nam

16
16


– –

3
3

Yêu cầu hệ thống kỹ thuật

Thiết kế chiếu sáng phòng theo tiêu chuẩn TCXD 29:1991 và TCXD 16:1986. Hướng chiều là hướng Bắc, Đông Bắc từ tay trái học sinh. Chỉ tiêu rọi tối thiểu và chất lượng ánh sáng phù hợp theo TCVN 7114-1:2008, TCVN 7114-3:2008 và theo bảng sau:

Bảng 4: Tiêu chuẩn rọi và chất lượng ánh sáng

Phòng Chỉ số hiện màu (Ra) Chỉ số lóa (URG) Mật độ công suất Max (W/m2) Đội rọi  Chú ý
1.Phòng học           
-Chiếu sáng chung -Chiếu bảng -Phòng tin học 80 19 12 300 Rọi ngang mặt bàn
80 19 20 500 Rọi đứng chống lóa
80 19 12 300  
2.Phòng bộ môn          
-Phòng thí nghiệm -Phòng môn khác 80 19 20 500  
80 19 15 300  
3.Thư viện          
-Giá sách -Phòng đọc 80
80
19
19
12
12
200
300
Độ rọi đứng
Phòng họp 80 19 12 300  
4.Phòng hiệu trưởng, hội đồng, phòng nghỉ 80 22 12 300  
5.Nhà đa năng 80 22 12 300  
6.Hành lang và cầu thang 80 22 4 100  

Số bóng đèn từ 8 đến 10 bóng, mắc theo chiều ngang lớp học. Dùng bóng chất lượng, hiệu suất cao, bảo vệ môi trường và tiết kiệm. 

Phòng vật lý trang bị hệ thống ddienj xoay chiều. Ngoài công tắc, cầu chỉ phải có 1 hoặc 2 ổ cắm điện và bố trí độ cao lớn hơn 1,5m. Thiết kế đường dây điện theo TCXD 25:1991, TCXD 27: 1991, TCXDVN 394:2007. 

Hệ thống điều hòa, thông iso theo tiêu chuẩn TCVN 5687:2010. Cần có quạt trần, quạt thông gió.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy theo TCVN 2622:1995. Có bể chứa nước lớn để đảm bảo áp lực chữa cháy trong trường hợp không đủ nguồn cung cấp.

Lỗi đi, hành lang, vế thang có chiều rộng tối thiểu quy định như sau:

Bảng 5: Tiêu chuẩn chiều rộng tối thiểu đường thoát nạn

Lối đi Chiều rộng
Lối đi 1.2
Cửa đi 1.2
Hành lang 2.1
Vế thang 1.8

Những tiêu chuẩn thiết kế trường học cần được tuân thủ để bảo vệ tính mạng an toàn. Cũng như đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của con người giúp trẻ có một môi trường học tập chuẩn tốt nhất. 

Reference: