Thuê thiết kế nhà cần tuân thủ những tiêu chuẩn gì?

Việc thuê thiết kế nhà cũng cần những tiêu chuẩn riêng, yêu cầu bên thiết kế nhà cần đảm bảo thực hiện đúng và bắt buộc. Đây là các chỉ tiêu về an toàn mà chủ đầu tư cần nắm vững để có thể giám sát bên thiết kế thi công kỹ lưỡng. Giúp cho việc thiết kế và thi công công trình đẹp và bền bỉ với thời gian.

Tiêu chuẩn về thiết kế nhà 

Khi thiết kế nhà ở, người ta đã đặt ra những tiêu chuẩn thiết kế cố định. Theo đó, các đơn vị thiết kế nhà ở, chung cư mới hay tu sửa đều phải thực hiện nghiêm chỉnh, đảm bảo các quy định về độ bền, điều kiện sử dụng bình thường của công trình. 

Các tiêu chuẩn này đã được trình bày trong văn bản nhà nước. Cụ thể là TCVN 4451:2012 về Nhà ở – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế. 

Tiêu chuẩn chung 

  • Theo TCVN 4451:2012 thì nhà ở được quy định theo phân loại và phân cấp công trình dân dụng. 
  • Nhà ở phải đảm bảo bền, chắc chắn, an toàn, tiện nghi trong sử dụng. Phù hợp với điều kiện khí hậu, tự nhiên, phong tục tập quán. Bắt buộc phải đáp ứng được quy định về an toàn về tính mạng và sức khỏe; quy định về yêu cầu tiếp cận và người khuyết tật. 
  • Trong trường hợp tầng kỹ thuật được thiết kế dưới nền của tầng một hoặc tầng trệt. Thì chiều cao thông thủy của tầng kỹ thuật không được nhỏ hơn 1,6m. Phải thông trực tiếp ra bên ngoài bằng cửa hoặc lỗ có nắp không nhỏ hơn 0.6m x 0.6m. 
  • Tầng của ngôi nhà được xác định khi chiều cao của các tầng áp mái, tầng nửa hầm, tầng trên mặt đất tính từ cao độ mặt đất theo quy hoạch được duyệt đến mặt trần hoàn thiện không nhỏ hơn 2m. 

Chú thích: Cao độ mặt đất theo quy hoạch được duyệt là cao độ vỉa hè được quy định là cao độ ± 0,000 tại vị trí có công trình để tính toán chiều cao cho phép của ngôi nhà.

  • Khi thiết kế chỗ lắp đặt thiết bị điều hòa, chỗ phơi quần áo cần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến kiến trúc mặt đứng của ngôi nhà và vệ sinh môi trường. Chỗ để điều hòa cần thống nhất vị trí, kích thước, vị trí để giữ mỹ quan xung quanh. 
  • Đối với nhà cao tầng, chung cư cần trang bị phòng thu gom rác tại chỗ hay đường ống dẫn rác theo yêu cầu cụ thể. . 
  • Mặt tiền của tòa nhà không được sử dụng các loại màu sắc hay vật liệu có ảnh hưởng đến thị giác, sức khỏe của con người. Đảm bảo các điều kiện về an ninh, tiếng ồn, tầm nhìn, cảnh quan và vệ sinh môi trường. 
  • Khi gắn biển quảng cáo lên chung cư, nội dung quảng cáo phải tuân thủ các quy định về quảng cáo. 
  • Ngoài ra, cần phân định rõ các phần điện tích trong nhà ở đã được quy định 
  • Các phương pháp xác định hệ số khối, hệ số mặt bằng của nhà ở được xác định theo công thức có sẵn. 
Phương pháp xác định hệ số khối của mặt bằng nhà ở

Tiêu chuẩn khu đất xây dựng 

  • Khu đất xây dựng nhà ở phải đúng với quy hoạch xây dựng đã được duyệt; Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ phải đáp ứng được yêu cầu phát triển trong hiện tại và tương lai. 
  • Không được bố trí khu đất xây dựng trong khu vực cấm xây dựng; hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật; khu vực có nguy cơ lở đất, lũ quét, ngập úng, bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, bãi rác, nghĩa trang.
  • Đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường
  • Cân nhắc các yếu tố về khả năng sử dụng linh hoạt, tùy theo cơ cấu căn hộ, vị trí trên khu đất, không gian kiến trúc để thiết kế cho phù hợp 
  • Hướng quay của nhà ở căn hộ cũng có một số quy định bắt buộc như sau: 
    • Những căn hộ có 2 – 3 phòng buộc phải có 1 phòng quay theo hướng quy định.
    • Những căn hộ có 4 phòng trở lên thì phải có ít nhất 2 phòng quay theo hướng quy định 
  • Trong đó, hướng đón gió mặt được xác định theo những số liệu khí hậu tự nhiên dùng trong xây dựng. Đối với những phòng có hướng gió không phù hợp thì cần phải được bố trí biện pháp che chắn.
Kích thước các loại lối đi

Tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc 

  • Sàn của lối vào nhà phải cao hơn mặt đường ít nhất 0.15m. Nếu nhà ở lại được xây gần  sát với chỉ giới đường đỏ, cao độ mặt nền phòng phải cao hơn vỉa hè ít nhất 0.5m 
  • Các phòng phải được bố trí trong các tầng trên mặt đất. 
  • Diện tích tối thiểu của căn hộ trong nhà ở chung cư là 30m2 đối với nhà ở xã hội, và 40m2 đối với nhà ở thương mại. 
  • Diện tích ở tối thiểu dành cho 1 người của các nhà ở là ký túc xá trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề là 4m2. Phòng ký túc xá cũng được kết hợp với các diện tích tiền phòng, nhà bếp, nhà vệ sinh. 
  • Các phòng ký túc xá được phép thiết kế bếp, khu vệ sinh chung nhưng sức chứa không  được quá 25 người. Ký túc xác cũng cần được bố trí thêm các khu phục vụ cho các hoạt động như sinh hoạt văn hóa, học tập, thể thao, nghỉ ngơi, ăn uống công cộng, phục vụ y tế, quản trị hành chính. Thành phần và diện tích những khu chung này được xác định theo nhiệm vụ thiết kế. 
  • Tùy thuộc vào chức năng sử dụng và yêu cầu về khối tích của từng phòng ở trong căn hộ ở, trong ký túc xá mà thiết kế chiều cao và chiều rộng cho thích hợp. Trong đó chiều cao phòng không được nhỏ hơn 3.0m. Chiều cao thông thủy không được nhỏ hơn 2.7m. Chiều cao thông thủy của phòng ở trong tầng áp mái không được nhỏ hơn 1.5m. Đối với các phòng ở trong ký túc xá sử dụng giường tầng, chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 3.3m. Trong trường hợp này chiều rộng thông thủy của phòng không được nhỏ hơn 3.3m.
  • Chiều cao thông thủy của các phòng phụ không nhỏ hơn 2.4m.
  • Chiều cao tầng kỹ thuật được xác định trong từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào loại thiết bị và hệ thống bố trí trong tầng kỹ thuật có tính tới điều kiện vận hành sử dụng.
  • Chiều sâu thông thủy của phòng ở tính theo chiều lấy ánh sáng tự nhiên trực tiếp (lấy ánh sáng từ một phía) không được vượt quá 6.0 m và không được lớn hơn hai lần chiều rộng phòng ở. Trong điều kiện cần thiết để phù hợp với kích thước mô đun cho phép tăng chiều sâu nhưng không quá 5%.
  • Các phòng tắm, rửa, giặt, xí, tiểu của tầng trên không được bố trí trên bếp, kho, chỗ chuẩn bị thức ăn của tầng dưới.
  • Cách âm sàn là điều bắt buộc giữa các tầng trong nhà ở. 
  • Hạn chế từ 3 – 18 là số bậc thang quy định khi xây dựng, thiết kế nhà. 
  • Chiều rộng hành lang phải đạt tối thiểu 1.4m đối với hành lang dài 40m và 1.6m đối với hàng lang dài trên 40m. 
  • Cầu thang và chiếu nghỉ phải có bao che, tay vịn. Và phải có tay vịn dọc đường đối với các công trình có người khuyết tật và người già.
  • Nhà 3 tầng trở lên phải dùng vật liệu không cháy để thi công ban công hay hành lang
  • Logia và ban công không được lắp kính để sử dụng vào nhiều hoạt động khác nhau.
  • Nhà có từ 6 tầng trở lên bắt buộc phải bố trí thang máy theo tính toán và nhu cầu sử dụng. 
  • Tiêu chuẩn chiều rộng thang máy phải đạt yêu cầu 1.2m tương ứng với trọng tải 400kg; 1.6m tương ứng trọng tải 630kg, buồng thang máy (2100mm x 1100mm); và 2.1m  với buồng thang máy có kích thước 1100mm x 2100mm)
  • Thang máy không được xây bên cạnh phòng ở. 
  • Khi nhà ở quay ra mặt phố hay ra quảng trường, được phép bố trí ở tầng hầm, tầng 1 các khu phục vụ sinh hoạt công cộng với diện tích dưới 150m2. Khu sinh hoạt công cộng phải được thiết kế để đảm bảo yêu cầu về phòng chống cháy, nổ; khả năng cách âm cao và chống gây mùi ô nhiễm cho nhà ở.
  • Trường hợp nhà liền kề các siêu thị thì không được đặt cửa ra vào trực tiếp với sân nhập hàng. 
  • Trong nhà ở sẽ bị cấm không được trang bị: Trạm bơm và nồi hơi; Trạm biến thế ở trong hoặc liền kề với nhà; Trạm điện thoại tự động, trừ trạm điện thoại phục vụ cho tòa nhà; Trụ sở cơ quan hành chính các cấp; Phòng khám bệnh, trừ khám phụ khoa và răng; Phòng ăn, giải khát trên 50 chỗ; Nhà vệ sinh công cộng; Các bộ phận phát sinh ra tiếng động, tiếng ồn, hơi độc hại và chất thải độc hại quá giới hạn cho phép; Các cửa hàng vật liệu xây dựng, hóa chất, tạp phẩm mà khi hoạt động làm ô nhiễm môi trường xung quanh nhà ở; Các cửa hàng buôn bán vật liệu cháy, nổ; Nhà tắm công cộng, xông hơi, nhà giặt và tẩy hóa chất
  • Bên dưới các phòng không được lắp đặt: Các lò đun nước nóng của hệ thống cấp nước nóng cho ngôi nhà; Phòng lạnh của các xí nghiệp buôn bán và phục vụ công cộng.
  • Khi thiết kế nhà ở tại vùng có động đất phải tuân thủ quy định trong TCVN 9386-1÷2:2012
Xem thêm  Dựa vào tiêu chuẩn nào để tính sắt thép xây nhà chuẩn?

Tiêu chuẩn về hệ thống kỹ thuật 

Yêu cầu hệ thống cấp thoát nước

  • Đường ống cấp nước, mạng lưới phân phối nước phải được đặt ngầm, hoặc trong hộp kỹ thuật. Không được đặt lộ trong các phòng. 
  • Các van nước cũng nên được đặt trong hộp kỹ thuật để thuận tiện cho công tác kiểm tra quản lý. 
  • Hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện đúng theo quy định được ghi rõ trong TCVN 6772:2000 trước khi được đưa vào hệ thống thoát nước của khu vực.
  • Hệ thống thoát nước trên mái phải đảm bảo phù hợp với khí hậu thời tiết. Không được dẫn vào trong nhà, cũng như phải đảm bảo đạt chuẩn mỹ quan.

Yêu cầu về hệ thống thông gió, điều hòa

  • Tận dụng khả năng thông gió tự nhiên cho phòng ở. Nhưng không được lạm dụng thông gió tự nhiên cho các phòng bếp, tắm, nhà vệ sinh,…. Mà phải thiết kế hệ thống thông gió riêng, nhân tạo đúng theo quy định.
  • Vị trí lắp đặt điều hòa không khí, các ống thoát khí và thoát nước ngưng không được thiết kế làm ảnh hưởng đến các hộ xung quanh, đồng thời phải đảm bảo vệ sinh môi trường. 

Yêu cầu về thiết bị điện, điện chiếu sáng

  • Hệ thống điện chiếu sáng nhân tạo và chiếu sáng tự nhiên được thiết kế theo TCXD 16:1986 và TCXD 29:1991
  • Các phòng ở, bếp, khu vệ sinh, tiền phòng, tổng cầu thang, hành lang chung, phòng sinh hoạt công cộng trong ký túc xá thì cần ưu tiên được chiếu sáng tự nhiên. Tuy nhiên, không nhất thiết phải sử dụng ánh sáng tự nhiên với đối với các phòng tắm, rửa, giặt, xí, tiểu, kho 
  • Tỷ lệ diện tích ô cửa được chiếu sáng của tất cả các phòng ở, bếp, so với diện tích sàn các khu vực kể trên không lớn hơn 1:5, tối thiểu, không nhỏ hơn 1:8.
  • Chiều dài hành lang chung quy định là 24m và hai đầu hồi là 48 m để đảm bảo hành lang và đầu hồi được chiếu sáng. 
  • Khoảng cách giữa 2 khoang lấy sáng không lớn hơn 24 m. Khoảng cách giữa khoang lấy sáng và cửa chiếu sáng ở đầu hành lang không lớn hơn 30 m.
  • Nếu hành lang ngắn hơn 10m, có thể chiếu sáng qua buồng thang hoặc cửa các phòng phụ bố trí dọc bên hành lang.
  • Hệ thống chiếu sáng trong căn hộ được bảo vệ bằng các aptomat. Số lượng các ổ cắm trong phòng không được ít hơn 2. 
  • Ổ cắm điện và các hộp nối lắp đặt trong phòng tắm và nhà bếp phải có bộ phận ngắt dòng và phải được đặt ở vị trí và độ cao thích hợp. Để an toàn, tất cả các công tắc, ổ cắm nối với nguồn điện phải được bảo vệ bằng bộ phận ngắt dòng tiếp đất.
  • Trong nhà ở căn hộ phải đặt đồng hồ đếm điện cho từng căn hộ. Trong nhà ở ký túc xá phải đặt đồng hồ đếm điện cho từng phòng. 
  • Thiết kế hệ thống chống sét phải tuân theo quy định trong TCVN 9385:2012
Xem thêm  Xây dựng nhà xưởng tưởng khó mà không phải thế

Yêu cầu thông tin liên lạc

  • Thiết kế, lắp đặt hệ thống thông tin, liên lạc, phát thanh, truyền hình cho nhà ở phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho việc khai thác sử dụng và đấu nối với hệ thống các dịch vụ của nhà cung cấp. Đồng thời phải đảm bảo có khả năng thay thế, sửa chữa và có khoảng cách tối thiểu tới các đường ống kỹ thuật khác.
  • Thiết kế lắp đặt hệ thống thông tin, liên lạc, phát thanh, truyền hình phải tuân theo các quy định có liên quan.
  • Các hệ thống thông tin liên lạc, truyền hình cần chôn sẵn ống cáp vào trong tường. Ở mỗi tầng cần bố trí hộp nối dây
  • Hệ thống mạng lưới truyền thanh, truyền hình từ tủ phân phối đến các căn hộ phải đi ngầm trong hộp kỹ thuật, đồng thời phải có giải pháp chống sét cho các cột thu sóng.

Yêu cầu hệ thống cung cấp khí gas, khí đốt

  • Khi trong nhà ở có nhu cầu lắp đặt hệ thống cung cấp khí đốt phải đảm bảo tuân thủ TCXDVN 377:2006 và TCXDVN 387:2006
  • Khi thiết kế lắp đặt hệ thống cung cấp ga, khí đốt phải đảm bảo các thông số kỹ thuật về đường ống, giá đỡ, dụng cụ đo, thiết bị an toàn, quy cách, không gian lắp đặt thiết bị và phải có giải pháp chống ăn mòn thiết bị, đường ống.
  • Không thiết kế đường ống cấp chính, ống đứng đi qua phòng ngủ, phòng tắm, phòng vệ sinh hoặc phòng chứa rác thải.
  • Phòng bếp sử dụng khí đốt phải có cửa thoát khói. Thể tích phòng bếp phải đảm bảo đủ không khí cho quá trình cháy tự nhiên

Yêu cầu về phòng tránh cháy nổ

  • Nhà ở không được vượt quá mức giới hạn cho phép về bậc chịu lửa, số tầng, chiều dài, diện tích xây dựng như quy định trong bảng dưới.
Yêu cầu về phòng tránh cháy nổ
  • Khoảng cách lớn nhất từ cửa vào của phòng ở tới buồng thang hoặc lối thoát ra ngoài gần nhất được quy định trong bảng dưới đây. 
  • Chiều rộng tổng cộng của các cầu thang, các đường đi trên lối thoát nạn của ngôi nhà, tính theo số người trong tầng đông nhất
  • Chiều rộng mỗi vế thang trên lối thoát nạn phải bảo đảm bằng hoặc lớn hơn chiều rộng nhỏ nhất cầu thang. Độ dốc phải nhỏ hơn độ dốc lớn nhất quy định trong bảng. 
Khoảng cách quy định đối với cửa thoát nạn
  •  Chiều rộng thông thủy nhỏ nhất cho phép của lối thoát nạn được quy định trong bảng
Chiều rộng thông thủy nhỏ nhất cho phép của lối thoát nạn

Tiêu chuẩn về diện tích các phòng khi thuê thiết kế nhà

Diện tích tiêu chuẩn phòng khách 

Phòng khách là gian đón tiếp các vị khách tới nhà, cũng được coi là trung tâm của ngôi nhà. Vì thế mà khi thiết kế diện tích không gian phòng khách cần chú trọng đến tính lịch thiệp trang trọng. Thể hiện được giá trị của gia chủ và tăng giá trị ngôi nhà thông qua cách xây dựng gian phòng khách. 

Diện tích phòng khách sẽ được cân đối với diện tích ngôi nhà. Nhưng cần bố trí một không gian đủ rộng thoáng khí. Để có thể tiếp đón nhiều người cùng lúc mà không bị quá chật chội hay bí. Thông thường người ta sẽ để diện tích phòng khách là 20 – 25m2 đối với những ngôi nhà nhỏ, chung cư hẹp. Diện tích 30 – 40m2 dành cho các căn nhà biệt thự loại lớn và trên 40m2 cho các dinh thự đồ sộ. 

Phòng khách kích thước tiêu chuẩn

Diện tích phòng bếp

Phòng bếp cũng là một trong những gian phòng quan trọng trong việc bố trí, thiết kế nhà ở, khiến ngôi nhà lộng lẫy và tiện lợi hơn. Một căn bếp đẹp điển hình cần phải được sắp xếp đúng chỗ, đúng công năng. Ví dụ như tam giác hình học là sự bố trí của bếp gas – chậu rửa – tủ lạnh không nên vượt quá 5m. 

Xem thêm  Đá lát sân vườn hay gạch lát sân vườn? Chọn chất liệu nào?

Vì bếp là không gian nấu ăn nên cần phải có sự thông thoáng nhất định. Có thể bố trí chung phòng bếp và phòng ăn hoặc tách riêng 2 không gian này. Dù là kết hợp chung hay tách riêng thì diện tích cho phép chỉ trong khoảng 25 – 30m2 là tối đa. Không nên quá lớn, để hạn chế thời gian di chuyển trong bếp, giúp công việc nấu nướng trở nên thuận lợi, nhanh chóng. 

Diện tích phòng bếp tiêu chuẩn

Diện tích phòng ngủ

Phòng ngủ thường được bố trí ở nên ít người qua lại nhất trên mỗi tầng. Trong ngôi nhà, thì phòng ngủ của đôi vợ chồng luôn là căn phòng đòi hỏi diện tích lớn nhất, nhiều tiện nghi nhất nhưng đồng thời cũng phải thật kín đáo, yên tĩnh và cả sự riêng tư. Phòng ngủ vợ chồng tiêu chuẩn luôn thông thường diện tích sẽ lên đến 20 – 30m2 tùy vào diện tích chung của ngôi nhà. Trong đó, thiết kế sẽ kèm theo phòng sảnh đệm đối với nhà biệt thự để tăng thêm tính riêng tư. 

Ngoài ra những tiện ích riêng như phòng thay đồ, phòng vệ sinh, hay tủ kho riêng cũng được sắp xếp bên trong hoặc gần sát với phòng để thuận tiện cho nhu cầu sử dụng. 

Phòng ngủ cá nhân thì không cần diện tích quá lớn, đủ cho việc sinh hoạt là được. Trong phòng có thể bố trí thêm nhà tắm để tiện sử dụng. Hoặc có thể lắp đặt bên ngoài làm nhà vệ sinh chung với phòng ngủ cá nhân khác đều được, tùy vào nhu cầu từng người.

Diện tích của phòng ngủ cá nhân thường chỉ ở khoảng 15 -20m2. Diện tích hợp lý nhất là từ 14 – 18 m2. Riêng đối với phòng ngủ của người giúp việc thì diện tích chỉ nên ở khoảng 9 – 12m2. 

Phòng ngủ tiêu chuẩn trong thuê thiết kế nhà ở

Diện tích phòng phụ

Diện tích phụ là các sảnh, mục đích chính của chúng chính là tạo sự thông thoáng và tăng tính riêng tư cho các gian phòng. Trong các sảnh, người ta thường sẽ bố trí thêm các tiện ích khác như giá treo áo, tủ giày,…. Diện tích của sảnh cũng tùy vào diện tích ngôi nhà. Tối đa là 6 – 10m2 đối với các không gian rộng lớn như nhà biệt thự.

Một số kinh nghiệm hữu ích khi thuê thiết kế nhà

  • Nên xác định công năng các gian phòng để chia khu vực. Và thể hiện rõ nhu cầu của căn nhà trên bản thiết kế như vậy
  • Bạn nên đánh giá đơn vị được thuê thiết kế thông qua năng lực và báo giá của họ. Thường thì bạn nên đưa ra yêu cầu cho đơn vị được thuê thiết kế công năng sơ bộ bằng phối cảnh 3D tổng thể trước để bạn có thể hiểu hơn về tổng thể ngôi nhà sẽ trông như thế nào. Sau đó có thể điều chỉnh lại theo mong muốn. Nếu không còn gì cần sửa, bên đơn vị thiết kế sẽ thực hiện triển khai chi tiết toàn bộ bản vẽ và đưa nó cho nhà thầu dựa vào đó mà thực hiện xây dựng theo đó. 
  • Không nên ký hợp đồng trước khi có thể đánh giá được khả năng của đơn vị thiết kế. Sau khi hoàn thiện bản vẽ công năng và ngoại thất rồi mới thực hiện ký hợp đồng. 
  • Tham khảo quá trên thị trường để đánh giá chuẩn xác hơn về phần báo giá của họ. 
  • Nên thỏa thuận chi phí sau khi đã hoàn thiện bản vẽ công năng và ngoại thất của công trình. 
  • Khi thuê thiết kế bạn nên yêu cầu trước với bên thiết kế, quy ước trước trong bộ bản vẽ cần giao lại cần có những gì. Vì vậy, bản thân bạn cũng phải là người nên tìm hiểu trước. Thông thường, công trình sẽ có 4 phần kiến trúc, kết cấu, điện nước, nội thất. Tương ứng với đó là những bộ bản vẽ có liên quan kết hợp để dựng nên công trình của bạn. 
  • Bạn nên thêm quy định ràng buộc về thời gian trả tiền theo từng  giai đoạn trong hợp đồng. Và cả thời gian hoàn thiện bản vẽ để tránh trường hợp phải chờ đợi bên đơn vị thiết kế. 
  • Hãy để bên đơn vị thiết kế chọn ngày thi công và đơn vị thi công. Bởi chỉ họ mới là người hiểu được bản vẽ của họ nhất. Việc chọn đơn vị thi công sẽ thuận tiện cho họ có thể giám sát và tránh thi công với sai sót, không đúng với bản vẽ của họ. 
Kinh nghiệm khi thuê thiết kế nhà ở

Kết luận

Tóm lại, thậm chí là người đi thuê thiết kế nhà ở. Thế nhưng các nhà đầu tư, gia chủ cũng cần phải tìm hiểu rõ về các kiến thức cơ bản trong xây dựng. Đảm bảo công trình không chỉ đẹp mà còn bền bỉ, đúng quy phạm. Không làm ảnh hưởng đến mỹ quan chung của xã hội.