Tiêu chuẩn cần lưu ý trong đổ sàn bê tông

Đổ sàn bê tông là công việc quan trọng trong việc hình thành nên cấu trúc của ngôi nhà. Vậy khi đổ sàn bê tông cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn gì? Cần lưu ý những gì?

Tiêu chuẩn về độ dày sàn bê tông 

Vai trò độ dày sàn bê tông

Trong quá trình xây dựng, sàn bê tông chịu trách nhiệm chính là nâng đỡ và chịu toàn bộ trọng lực từ bên trên truyền xuống. Vì thế nên độ dày sàn bê tông chiếm vai trò rất quan trọng. Không những nó giúp đảm bảo sự an toàn của toàn bộ công trình mà còn hạn chế tình trạng sụt lún hay nứt vỡ của nền móng.

Vai trò độ dày sàn bê tông
Độ dày sàn bê tông chiếm vai trò quan trọng trong chất lượng công trình

Việc không quan tâm đến độ dày sàn bê tông hay chống thấm sàn bê tông có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Như gây mất an toàn cho con người khi sinh hoạt. Hay khiến cho công trình dễ bị hư hại trong quá trình sử dụng. 

Công thức tính độ dày sàn bê tông

Có 2 công thức để tính độ dày sàn bê tông và căn cứ vào đặc điểm của công trình mà các kỹ sư sẽ áp dụng cách tính tương ứng. 

H = (D/m) x Lng

Trong đó: 

– H: Là độ dày sàn bê tông, được áp dụng với loại sàn mái 5cm, sàn nhà dân dụng 6cm 

– D: Là trị số phụ thuộc vào tải trọng, thường dao động từ 0.8 đến 1.4

– m: Là hệ số của loại dầm tương ứng, thường nằm trong khoảng từ 30 đến 35

– Lng: Là chiều dài cạnh ngắn 

  • Công thức tính độ dày sàn bê tông theo AIC:

AIC là tiêu chuẩn tính chiều dày sàn nhà dân dụng, trị số H lúc này phụ thuộc vào độ cứng vào chất liệu thép và độ cứng của loại dầm sử dụng. Cụ thể 

– Khi 0,2<a<2,0 chiều dày sàn không nhỏ hơn thì: h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)] và 5 in. 

– Khi α>2, chiều dày sàn không nhỏ hơn thì: h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 9ß)] và 3.5 in.

Trong đó: α là tỉ số độ cứng của dầm và độ cứng của sàn = EdJd/EsJ.

Yêu cầu đối với độ dày sàn bê tông 

Thực tế độ dày sàn bê tông của mỗi công trình khác nhau sẽ khác nhau. Bởi các trị số trong công thức đã bị thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi này cần phải tuân thủ những yêu cầu cụ thể.

Yêu cầu độ dày sàn bê tông
Độ dày sàn bê tông cần phải tuân thủ các yêu cầu cụ thể

Các yêu cầu như sau:  

  • Chiều dày sàn bê tông phải có khả năng chịu lực để có thể đảm bảo độ chịu tải của những chi tiết khác trên bề mặt sàn. Như cột nhà, tường hay mái nhà,… Bên cạnh đó, phải đảm bảo nền nhà và móng nhà không bị gãy, nứt trong quá trình sử dụng. 
  • Sàn bê tông phải có độ dày đảm bảo khả năng cách âm cách nhiệt: Trong quá trình di chuyển nếu sàn nhà làm quá mỏng thì rất dễ gây ra tiếng ồn. Làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và cả cấu trúc không gian bên dưới của sàn. Để khắc phục triệt để tình trạng này, sàn bê tông phải có độ dày hợp lý. 
  • Độ dày sàn bê tông phải đảm bảo khả năng chống thấm và chống cháy: Vì là thành phần quan trọng trong cấu trúc công trình xây dựng. Vậy nên, sàn nhà phải có độ dày hợp lý để hạn chế tối đa tình trạng thấm nước. Gây ảnh hưởng đến tính bền vững của toàn bộ ngôi nhà. 
Xem thêm  Bê tông thủy công là gì? Tiêu chuẩn của bê tông thủy công

Tiêu chuẩn kỹ thuật đổ sàn bê tông 

Tiêu chuẩn với bê tông trộn tay 

Với việc đổ sàn bê tông bằng bê tông trộn tay thì các nguyên liệu cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật. Trong đó, cát và đá đảm bảo TCVN 7570 năm 2006. Xi măng đảm bảo TCVN 6260 năm 1997. 

Tiêu chuẩn bê tông trộn tay
Bê tông trộn tay

Tiêu chuẩn về vật tư sử dụng cho bê tông trộn tay

  • Đối với xi măng, sau khi được vận chuyển đến công trình, các kỹ sư sẽ tiến hành kiểm tra chứng chỉ chất lượng của lô xi măng. Sau đó họ sẽ lập biên bản nghiệm thu vật tư và sắp xếp xi măng theo một thứ tự gọn gàng. 
  • Đối với cát, đá sau khi được nhập về công trình cũng sẽ được kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng so với mẫu đã trình. Sau đó, các bên tiến hành lập biên bản lấy mẫu để gửi đi thí nghiệm. Nhằm xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của vật tư.
  • Nước sử dụng cho công trình phải đảm bảo yêu cầu TCVN 4506-87
  • Sàn trộn bê tông mài phải đảm bảo đủ cứng, sạch sẽ và không hút nước. Trước khi trộn phải tưới ẩm sàn để chống hút nước từ hỗn hợp bê tông. 
  • Thứ tự trộn bê tông tay tiêu chuẩn: Đầu tiên trộn đều cát và xi măng, sau đó cho và trộn đều thành hỗn hợp khô. Cuối cùng cho nước và trộn đều cho đến khi được hỗn hợp đồng màu và có độ sụt như quy định. 
Xem thêm  Tiêu chuẩn của tường bê tông cốt thép trong xây dựng

Tiêu chuẩn cấp phối trộn và cách trộn bê tông trộn tay

  • Bảng cấp phối trộn được lập phải dựa trên kết quả thí nghiệm cát, đá của phòng thí nghiệm 
  • Cấp phối bê tông phải được tính toán và quy đổi theo từng mẻ trộn cụ thể. Sau đó phải trình giám sát duyệt.
  • Đong cát và xi măng theo khối lượng vừa tính toán
  • Loại máy trộn vữa sử dụng phải là máy B 250 hoặc B500 chạy bằng động cơ xăng. Khi đổ bê tông vào máy trộn phải đổ theo trình tự. Trước hết đổ 15 đến 20% lượng nước, sau đó đổ xi măng và cốt liệu cùng một lúc. Đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại vào. 
  • Thời gian trộn tiêu chuẩn cho một mẻ là từ 5 đến 10 phút.

Tiêu chuẩn với bê tông tươi

Đối với bê tông tươi thì khi được nhập về công trình cần phải đảm bảo các điều kiện về phần mác bê tông, nhiệt độ và thời gian tiêu chuẩn từ lúc xuất xưởng đến khi đến công trường thi công.

Tiêu chuẩn bê tông tươi
Bê tông tươi

Cụ thể: 

  • Thời gian tiêu chuẩn: Tối đa 120 phút kể từ khi bê tông được xuất xưởng đến khi được đổ ra cấu kiện.
  • Mác bê tông phải đồng nhất giữa phiếu giao hàng và thiết kế của cấu kiện.
  • Độ sụt: Độ sụt bê tông tươi phải đảm bảo đồng nhất với phiếu giao hàng. Khi được đưa đến công trình phải được kiểm tra chi tiết. Kiểm tra độ sụt bê tông tươi bằng cách đổ bê tông vào nón sụt 3 lần. Mỗi lần sử dụng thanh thép tròn đường kính 14, đầm 15 cái. Sau đó gạt phẳng và rút nón thử trong khoảng từ 2 đến 5 giây. Cuối cùng dùng thước đo để kiểm tra. 
  • Nhiệt độ bê tông tươi: Nhiệt độ tiêu chuẩn là không vượt quá 30 độ.
  • Tiêu chuẩn lấy mẫu bê tông: Mẫu nhà sàn bê tông được lấy theo tỷ lệ 15x15x15cm cho mỗi đợt 20m3. 
  • Các ký hiệu sử dụng phải đảm bảo đầy đủ các thông tin. 
Xem thêm  Tiêu chuẩn bảo dưỡng bê tông, cách bảo dưỡng bê tông đúng cách

Tiêu chuẩn cho giáp mối vùng sàn đổ bê tông 

Tiêu chuẩn giáp mối vùng sàn đổ bê tông được áp dụng cho những diện tích và khu vực đổ bê tông lớn. Nhằm hạn chế tối đa trường hợp vùng đổ bê tông trước đã bắt đầu khô mà vùng còn lại chưa đổ đến. Tiêu chuẩn này được đưa ra dựa trên hướng đổ bê tông và việc phân chia vùng đổ bê tông trong cùng một đợt đổ.

Tiêu chuẩn giáp mối vùng sàn bê tông
Giáp mối vùng sàn bê tông

Cụ thể tiêu chuẩn cho giáp mối vùng sàn như sau: 

  • Sử dụng nhiều bơm và sắp xếp hướng đổ bê tông hợp lý trong trường hợp đổ sàn bằng nhiều máy bơm.
  • Phân chia mạch ngừng đổ bê tông nếu diện tích của sàn cần đổ quá lớn.
  • Thời gian tiêu chuẩn chờ giáp mối của vùng đổ sàn bê tông tiêu chuẩn tối đa là 60 phút. Nếu thời tiết không đảm bảo, thời gian này có thể thay đổi, tuy nhiên không nên cách quá xa khoảng thời gian tiêu chuẩn.
  • Các kỹ sư hoặc người tham gia xây dựng cần phải tham khảo tiêu chuẩn TCVN 4453 năm 1995 về kết cấu bê tông và cốt thép để có cách điều chỉnh trong quá trình thi công đổ sàn hợp lý.

Qua những tiêu chuẩn đổ sàn bê tông, Quatest hy vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích, phục vụ cho quá trình xây dựng của mình.