Tiêu chuẩn cho móng cốc nhà 2 tầng

Tiêu chuẩn cho móng cốc nhà 2 tầng bao gồm những gì? Đây là một trong những điều quan trọng mà rất ít người biết rõ khi xây dựng nhà ở, công trình. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ về điều này qua bài viết dưới đây của chuyên gia xây dựng nhé.

Móng cốc là gì? Cấu tạo như thế nào

Móng cốc là gì?

móng cốc nhà 2 tầng là gì
Móng cốc nhà 2 tầng có khả năng chịu lực tốt

Móng cốc hay còn gọi là móng đơn theo cách gọi của dân gian. Đây là loại móng được sử dụng phổ biến rộng rãi ở nhiều công trình nhà ở dân dụng. Không đòi hỏi quá nhiều sự chịu lực trọng tải, thích hợp với những công trình có độ cao từ 3 tầng trở xuống. Móng cốc nhìn sơ qua có cấu trúc gần giống với móng chân vịt.

Cấu tạo móng cốc

Móng cốc có cấu tạo đơn giản, thi công dễ dàng và đòi hỏi chi phí khá thấp so với nhiều loại móng còn lại. Hình dạng của móng có hình vuông, hình tròn hoặc hình chữ nhật. Phần chân cột móng là một lớp bê tông dày. Hay có thể dùng gạch được xếp lên nhau sao cho bằng phẳng nhất.

Hệ thống cốt thép được chạy xuyên suốt ở thân cột và bên dưới phần đế ở bên trong móng cốc. Đảm bảo được sự thay đổi ở vùng giáp ranh giữa lớp đất đá. Phần đế móng cần được đặt trên lớp đất tốt và có độ sâu tối thiểu là 1 m. Cần hạn chế tối đa đặt trên nền đất yếu sẽ dễ làm lún móng ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Ngoài ra, yếu tố độ trương nở của đất ở vùng đất mặt móng cũng nên được xem xét đến. Để tránh được ảnh hưởng khi có nước lớn ngấm vào đất.

Xem thêm  Tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế móng bè nhà dân

Tiêu chuẩn của móng cốc nhà 2 tầng?

Dựa vào tải trọng móng

Dựa theo tình hình tác dụng của tải trọng, người ra chia thành các loại móng nhà sau:

  • Móng chịu tải trọng đúng tâm
  • Móng chịu tải trọng lệch tâm
  • Móng các công trình cao như bể chứa, ống khói, tháp nước…
  • Móng thường chịu lực ngang lớn như đập nước thủy điện, tường chắn…
  • Móng chủ yếu sẽ chịu bởi tải trọng phương thẳng đứng với moment nhỏ

Dựa vào độ cứng móng

móng cốc nhà 2 tầng thi công
Móng cốc tiêu chuẩn dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau

Tiêu chuẩn móng cốc nhà 2 tầng dựa trên độ cứng của móng được đưa ra như sau:

  • Đối với móng tuyệt đối cứng: Độ cứng của móng rất lớn có thể đến mức bằng vô cùng, độ biến dạng rất ít gần như tính bằng 0. Những loại này sẽ có móng gạch, bê tông, đá.
  • Đối với móng mềm: Móng này sẽ có thể biến dạng cùng với đất nền. Mức độ biến dạng nhiều hay chịu uốn nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tính chất đất. Móng bê tông cốt thép sẽ có tỷ lệ cạnh dài/ ngắn > 8 thuộc vào loại móng mềm.
  • Đối với móng cứng hữu hạn: Loại này có móng bê tông cốt thép tỷ lệ cạnh dài/ cạnh ngắn ≤ 8.

Dựa vào cách chế tạo

  • Với móng toàn khối: Móng này sẽ được làm từ các vật liệu khác nhau, được chế tạo ngay tại những vị trí xây dựng.
  • Với móng loại lắp ghép: Móng do nhiều khối lắp ghép được chế tạo sẵn, và ghép lại với nhau trong khi tiến hành thi công móng công trình.

Quy trình thi công móng cốc tiêu chuẩn

Để có được một kết quả tốt khi tiến hành thi công móng cốc tiêu chuẩn hay bất kỳ loại móng cọc nào, thì cần có những tiêu chuẩn trong việc lựa chọn vật liệu và tiêu chuẩn trong quá trình thi công. Vì thế, cần phải thực hiện nghiêm chỉnh và chính xác ngay từ khâu làm sắt móng. Dưới đây là cách làm được áp dụng phổ biến hiện nay:

Xem thêm  Các tiêu chuẩn về móng gạch

Bước chuẩn bị

Cần chuẩn bị nhân công, nguyên vật liệu đầy đủ. Mặt bằng nơi thi công móng hay tường móng cần được giải phóng nhanh nhất để đảm bảo được tiến độ.

Đóng cọc

móng cốc nhà 2 tầng có tiêu chuẩn gì
Thi công làm móng cốc đúng theo quy trình

Mật độ cọc được xác định dựa trên cách thiết kế của mỗi công trình. Công tác đóng cọc cần đảm bảo được hạn chế ít nhất sự sụt lún cho móng.

Đào hố

Phần đất ở xung quanh các cọc được đào đúng với kích thước của móng. Để khi tiến hành đổ bê tông, được đảm bảo các số liệu về độ nông sâu, độ rộng. Để giúp cho móng có được khả năng chịu lực trọng tải phù hợp cần thiết với công trình xây dựng.

San bằng mặt hố

Sau khi đã đào hố và đổ bê tông đúng tiêu chuẩn, sẽ tiến hành san phẳng mặt hố, đảm bảo độ nông sâu đồng đều bằng cách sử dụng đầm tay hoặc thiết bị đầm chuyên dùng. Sau đó có thể phủ đều một lớp đá để tạo độ bằng phẳng nhất cho nền hố.

Bê tông lót

Người ta sẽ tiến hành đổ một lớp bê tông lót mỏng trước, để tạo độ bằng phẳng bề mặt móng. Điều này cũng giúp hạn chế được khả năng thấm hút nhiều của móng nhà.

Đổ móng

móng cốc nhà 2 tầng có cấu tạo gì
Hoàn thiện các bước đổ móng một cách chỉnh chu

Giống như thi công móng bèmóng băng. Sau khi các bước được thực hiện hoàn tất, sẽ chuyển sang bước cố định hệ thống khung thép và cốt pha. Tiếp theo bước cuối cùng là sẽ tiến hành đổ bê tông để hoàn thiện móng.

Xem thêm  Tiêu chuẩn các loại móng nhà trong xây dựng và quy trình làm móng nhà

Lưu ý: Trong quá trình tiến hành đổ bê tông, chú ý không để hố bị ngập nước làm ảnh hưởng đến chất lượng bê tông. Và sau khi thực hiện tháo lắp cốt pha, cần theo dõi để bảo quản móng đổ thật tốt. Để chất lượng móng được đảm bảo tốt nhất cho đến khi thực hiện các công đoạn xây dựng hoàn thiện tiếp theo.

Tiêu chuẩn cho móng cốc nhà 2 tầng đã được chúng tôi trình bày chi tiết ở bài viết trên đây. Mong rằng sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích mà bạn đang cần. Hãy tìm hiểu kỹ về những tiêu chuẩn xây dựng để có thể sở hữu một công trình kiến trúc chất lượng an toàn và đẹp lộng lẫy nhất. Nếu có gì thắc mắc đến bài viết, hãy để lại bình luận ở ngay phía dưới nhé bạn.