Tiêu chuẩn đảm bảo an toàn xây dựng của móng nông

Nếu móng sâu là loại móng dành cho các công trình có tải trọng lớn như nhà chung cư hay trung tâm thương mại. Vậy móng nông là gì? Chúng được sử dụng cho những công trình có đặc điểm ra sao? Cùng bài viết sau đây tìm hiểu về loại móng này và các tiêu chuẩn được thiết lập để đảm bảo an toàn xây dựng móng nông. 

Móng nông là gì? 

Ngược lại với loại móng sâu, móng nông được áp dụng cho những công trình có quy mô nhỏ, tải trọng thấp. Ví dụ như nhà cấp 4, nhà ở từ 1 cho đến 5 tầng,…. Các công trình này phải được thi công trên nền đất tốt, hoặc nếu trên nền đất yếu thì móng phải được xử lý theo các tiêu chuẩn làm móng nhà trên nền đất yếu.

Trên thực tế, móng nông được thi công trên hố đào trần rồi sau đó lấp lại. Chiều sâu chôn móng trong khoảng ⅔m trong nhiều trường hợp cụ thể thì con số này có thể lên đến 5m. Móng nông có thể được sử dụng trong việc thi công móng nhà liền kề ở các khu đô thị bởi cách triển khai đơn giản, tiết kiệm cũng như vẫn đảm bảo được kết cấu móng công trình.

Móng nông áp dụng trong các công trình có quy mô nhỏ

Tiêu chuẩn để phân loại các thiết kế móng nông

Để phân loại móng nông, người ta dựa trên nhiều yếu tố bao gồm: tải trọng, độ cứng và cách chế tạo. 

Dựa vào tải trọng móng nông

Tải trọng của móng là khả năng chịu lực từ nhiều tác động từ công trình. Theo tính toán tải trọng và tác động, người ta chia móng nông ra thành các loại như sau: 

  • Móng chịu tải trọng đúng tâm 
  • Móng chịu tải trọng lệch tâm 
  • Móng các công trình cao như tháp nước, ống khói,…
  • Móng thường chịu lực ngang lớn như tường chắn, đập nước,…
  • Móng chủ yếu chịu tải trọng thẳng đứng, mô men nhỏ

Dựa vào độ cứng móng nông

Các nhóm móng được phân chia dựa trên tiêu chuẩn độ cứng của móng bao gồm: 

  • Móng tuyệt đối cứng là loại móng có độ cứng rất lớn (xem như là vô hạn), độ biến dạng thấp (xem như gần bằng 0). Các loại móng thuộc nhóm này gồm móng gạch, móng đá, móng bê tông. 
  • Móng mềm là loại móng có độ biến dạng cùng cấp với độ biến dạng của đất nền (tức độ biến dạng lớn, chịu uốn nhiều). Loại móng thuộc nhóm này là móng bê tông cốt thép có tỷ lệ cạnh dài/ngắn lớn hơn 8 lần. 
  • Móng cứng hữu hạn là móng bê tông cốt thép có tỷ lệ cạnh dài ngắn có tỷ lệ cạnh dài/ngắn nhỏ hơn 8 lần.

Dựa vào cách chế tạo

Dựa vào phương thức chế tạo, người ta chia móng nền thành móng toàn khối và móng lắp ghép. 

  • Móng toàn khối là loại móng được chế tạo ngay tại vị trí thi công, hay nói cách khác là móng đổ tại chỗ.
  • Móng lắp ghép là loại móng được chế tạo sẵn sau đó được vận chuyển để lắp ghép tại công trình thi công. 
Xem thêm  Tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế móng bè nhà dân

Các thiết kế móng nông được sử dụng phổ biến

Các thiết kế móng này được phân loại dựa trên đặc điểm làm việc của từng loại móng. Vì có thể phân tích được cấu tạo chi tiết của từng loại móng mà những thiết kế móng này được áp dụng khá phổ biến. 

Móng đơn

Móng đơn là móng dưới dạng cột hoặc dạng bản, chúng thường được dùng dưới cột hoặc tường kết hợp cùng dầm móng. Chúng thường được áp dụng cho các công trình có tải trọng trung bình – yếu, điển hình như nhà ở từ 1 – 3 tầng. 

So với các loại móng khác thì việc thi công móng đơn khá đơn giản mà chi phí cũng không quá cao.  

Hình ảnh bàn cắt các loại móng đơn

Móng băng

Móng băng dưới cột là loại móng phải chịu tác động từ hàng cột xuống. Móng băng dưới tường là phần kéo dài xuống đất của tường chịu lực và tường không chịu lực. 

Kích thước 1 chiều dài của loại móng này thường dài hơn chiều dài còn lại nhưng hình dạng mặt cắt không thay đổi dọc theo chiều dài móng. 

Khi hàng cột phân bố sang 2 hướng thì người ta sẽ dùng máy đóng bằng để giao thoa phân bố lực. 

Móng băng được sử dụng trong điều kiện móng chịu tải trọng lớn, đất nền không quá xấu và móng phải dưới các hàng cột. Tuỳ thuộc vào từng công trình và nền đất mà thợ thi công quyết định sử dụng móng băng 1 phương hay 2 phương cho phù hợp và đảm bảo an toàn.

Trong xây dựng nhà ở dân dụng, loại móng này hay được sử dụng nhất. Các tòa nhà trên 3 tầng sẽ được sử dụng loại móng này là chủ yếu. Bởi biến dạng phân bổ đều và dễ thi công hơn móng đơn. Giá thành ở mức vừa phải, nhưng các kỹ sư sẽ khuyên bạn sử dụng trong khả năng chiều rộng lớp đất nhỏ hơn 1,5m để tiết kiệm chi phí. Còn nếu lớn hơn 1,5m thì có thể móng bè sẽ là sự lựa chọn thích hợp hơn. 

Móng bản, móng bè 

Móng bản, móng bè là móng dạng bản bê tông cốt thép nằm dưới một phần hay toàn bộ công trình

Đặc điểm của các loại móng này là kích thước của chúng đều rất lớn. Thường áp dụng cho các công trình có tải trọng cực lớn như cống, trạm bơm, tháp nước hay nhà máy thủy điện,….

Thực tế cho thấy, các công trình thi công trên nền đất yếu sẽ chuộng loại móng này nhất. Hay nói cách khác là đây là giải pháp an toàn nhất cho các công trình thi công trên nền đất yếu. Bởi khi thi công trọng lượng của móng sẽ được phân bổ đồng đều, khiến tải trọng của công trình cũng được phân bố đều trên bề mặt, hạn chế khả năng sụt lún của đất yếu. 

Bản vẽ vết cắt các dạng móng bè

Tiêu chuẩn đảm bảo an toàn của móng nông?

Giống như bất kỳ loại móng nào, móng nông cũng có những tiêu chuẩn xây dựng riêng. Giữ cho công trình luôn vững chãi, bền đẹp. 

Xem thêm  Tiêu chuẩn bản vẽ móng băng nhà 2 tầng và quy trình làm móng

Điều kiện địa chất sử dụng

Như các bạn đã biết, điều kiện địa chất của các nơi là không giống nhau. Vậy, điều kiện địa chất như thế nào mới đủ điều kiện đặt móng nông? 

Trước khi tiến hành thi công móng nông, người thợ cần tiến hành đào hồ móng ở độ sâu phù hợp công trình. Tiếp đến là quá trình giác móng nhà nhằm đảm bảo các góc được định vị đúng vị trí giúp ngôi nhà vuông vức và đảm bảo khả năng chịu tải trọng lớn trong suốt vòng đời sử dụng.

Khi tiến hành đặt móng nông ta cần phải lưu ý đến tiêu chí về: bề dày lớp đất lớp, độ sâu của mức nước dưới đất và sự phân bố của các loại đất yếu. Ví dụ như nếu chôn móng càng sâu thì khả năng chịu tải trọng càng lớn. Hay các tầng đất yếu có ảnh hưởng thế nào đến quá trình thi công và đặt móng. 

Nhìn chung, các nền đất sét (sét pha) từ dẻo cứng cho đến cứng có bề dày đủ lớn (5 – 7m) trên bố ở phía trên cùng của nền đất đó là đủ điều kiện đặt móng nông. 

Trong trường hợp tầng đất yếu nằm ngay dưới tầng đất tốt, có ảnh hưởng tới ứng suất gây lún (5 – 10m dưới đáy móng). Lúc này cần phải tính toàn và hạn chế độ sâu của móng để không tăng khả năng biến dạng làm nứt, sập cả công trình. Đồng thời tận dụng được lớp đất tốt phía trên. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng, cần phải có biện pháp xử lý kịp thời như thay thế bằng cọc tre, cọc tràm hay ép cọc. 

Biện pháp thay thế cọc tre, cọc tràm

Trong công tác khảo sát điều kiện địa chất, kỹ sư xây dựng cần lưu ý đến các bài toán bao gồm: 

Kích thước móng: kích thước móng thông thường được áp dụng cho móng nông là từ 0.8 – 1.4m. Nhiều người cho rằng xây móng lớn hơn để tăng độ chịu tải nhưng đây là giải pháp phi thực tế bởi tính toán góc mở sẽ trở nên phức tạp hơn. 

Khả năng biến dạng của móng thường đạt giới hạn trong khoảng Sgh ≤ 8 cm. 

Điều kiện chọn độ sâu chôn móng

Điều kiện địa chất, thủy văn

Độ sâu chôn móng cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố địa chất, thủy văn. Trong đó, vị trí của lớp đất chịu lực là yếu tố then chốt. Vậy nên trong quá trình khảo sát thực tế, người ta sẽ tính toán độ sâu chôn móng phù hợp với từng loại đất. 

Trong yếu tố địa chất và thủy văn, người ta sẽ xét đến các biên độ dao động của mực nước ngầm, dòng chảy ngầm – nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cát chảy. Nhờ trên cơ sở này, người ta mới có thể lựa chọn phương án cũng như biện pháp thi công móng tốt nhất. Bằng nhiều phương pháp thi công, người ta sẽ cố gắng đặt đế móng trên mực nước ngầm. Bởi nếu nền móng ở dưới mực nước ngầm, do tác dụng của đẩy nổi của nước mà làm giảm ứng suất tác động lên nền, tức làm giảm khả năng chống trượt khi chịu lực ngang, tăng khả năng đổ, sụt lấn của công trình. 

Xem thêm  Các tiêu chuẩn khi thi công móng đơn nhà 3 tầng

Khả năng truyền tải trọng công trình 

Theo tiêu chuẩn về khả năng truyền tải trọng công trình, móng cần phải đặt đủ sâu. Thứ nhất là để giảm diện tích của đế móng, giảm độ lún và biến dạng của đất nền, nhất là nền đất yếu. Thứ hai, là đối với các công trình phải chịu lực ngang lớn thì việc chọn độ sâu móng phù hợp sẽ giảm khả năng trượt, lật. 

Yêu cầu sử dụng công trình

Loại công trình lân cận cũng là yếu tố để gia hạn cho độ sâu của móng như đường hầm, đường ống dẫn nước,…. Ví dụ, nếu công trình gần đường hầm thì đáy móng phải được đặt sâu hơn tầng hầm ít nhất 40cm và mặt trên của móng của móng phải được đặt dưới sàn tầng hầm. 

Biện pháp thi công móng

Biện pháp thi công móng và  chiều sâu chôn móng có mối quan hệ mật thiết. Nếu tính toán chiều sâu chôn móng một cách thông minh thì có thể rút ngắn thời gian thi công móng và quá trình thực hiện các biện pháp thi công cũng không tốn quá nhiều công sức. 

Khi thi công, có thể đề xuất nhiều phương án thi công cũng như các độ sâu móng thích hợp. Từ đó có thể lựa chọn độ sâu cũng như cách làm tối ưu nhất. 

Kết luận

Như vậy, dù đã phân chia các loại móng rất rõ ràng, thế nhưng việc lựa chọn loại móng nào trong xây dựng vẫn cần phải được cân nhắc cho phù hợp. Móng nông cũng vậy, bài viết trên đây chỉ là những kiến thức vô cùng cơ bản để bạn hiểu hơn về nhóm móng nông. Khi áp dụng trong thực tế, các kiến trúc sư sẽ linh hoạt trong việc chọn lựa móng cũng như các phương án hiệu quả nhất để tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức.