Tiêu chuẩn và quy định mật độ xây dựng nhà ở

Để xây nên một công trình hoàn chỉnh, cần tra cứu, tìm hiểu và áp dụng nhiều quy định mật độ xây dựng nhà ở khác nhau. Thế nhưng, chủ đầu tư thưởng chỉ xây theo lợi ích cá nhân mà không chú trọng đến các hạng mục cảnh quan đô thị, môi trường, hệ thống hạ tầng kỹ thuật…Đặc biệt, các chỉ số về mặt bằng, cầu thang, chỗ đỗ xe ô tô, thông gió, hút khói… không đạt chuẩn. 

Với yêu cầu thực tế trong quản lý đầu tư, chất lượng công trình nhà. Thực sự cần có những quy chuẩn nhà cụ thể, phù hợp với nhu cầu sống và hội nhập quốc tế. Góp phần hoạt động hiệu quả trong xây dựng nhà, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý kiểm tra, cấp phép, phê duyệt và nghiệm thu dự án đầu tư.

1. Tìm hiểu về quy định mật độ xây dựng nhà ở

Quy chuẩn về mật độ xây dựng dựa vào đâu? 

1996 – 1997: Bộ Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam được ban hành. Tuy nhiên có nhiều bất cập cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu phát triển trên các lĩnh vực.

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (QCXDVN 01:2008/BXD) đưa ra những quy định bắt buộc cần tuân thủ trong khi lập, thẩm định và phê duyệt đồ án xây dựng. Đây được xem như cơ sở pháp lý để ban hành, áp dụng những tiêu chuẩn và quy định mới trong quản lý xây dựng quy hoạch ở địa phương.

Xem thêm  Tổng thầu EPC là gì? Tổng Thầu EPC uy tín tại Hà Nội

QCVN 03:2012/BXD: Quy chuẩn thuật Việt Nam về phân loại, phân cấp công trình công nghiệp, dân dụng, hạ tầng kỹ thuật đô thị.

QCXDVN 05:2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Quốc Gia về nhà ở, công trình công cộng đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho con người với các giải pháp về kỹ thuật phòng chống.

QCVN 06:20/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc giá về an toàn cháy nổ cho nhà ở, công trình bắt buộc áp dụng ở các giai đoạn xây dựng.

QCVN 10:2014/BXD: Quy chuẩn về xây dựng công trình nhằm đảm bảo người khuyết tật sử dụng ở tất các hạng mục công trình.

QCVN 12:2014: Quy chuẩn về hệ thống điện nhà công cộng, nhà ở đáp ứng mặt kỹ thuật khi thiết kế, xây dựng, sửa chữa, cải tạo hệ thống điện.

QĐ 47/1999/BXD: Quyết định về quy chuẩn hệ thống thoát nước, đảm bảo tối thiểu về sức khỏe, an toàn, lợi ích người sử dụng. Áp dụng khi sửa chữa, lắp mới, cải tạo, thay thế, vận hành, di chuyển, bảo dưỡng cho hệ thống cấp thoát chung của khu vực.

TCXDVN 323/2002: Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng với căn hộ có chiều cao từ 9 – 40 tầng. Sau đó, đã được thay thế bởi QĐ 212/25/2/2013//BXD về hủy bỏ tiêu chuẩn ngày xây dựng đợt 1 của Bộ trưởng BXD. Ngày 24/6/2013, BXD tiếp tục ban hành công văn số 1245/BXD-KHCN về hướng dẫn chỉ tiêu kiến trúc, áp dụng đối với công trình nhà cao tầng, đồng thời điều chỉnh chỉ tiêu dành việc đỗ xe.

Xem thêm  Laminate vân đá và các tiêu chuẩn cần tuân thủ

Công thức tính mật độ xây dựng (%) = Diện tích phần đất công trình chiếm đóng (m2)/ Tổng diện tích của lô đất (m2) x 100%.

2. Tiêu chuẩn mật độ xây dựng với nhà ở riêng lẻ, nhà liền kề, biệt thự

Tiêu chuẩn mật độ xây dựng với nhà ở riêng lẻ, nhà liền kề, biệt thự

Chẳng hạn gia đình bạn có 200m2 diện tích đất ngoại thành, vậy mật độ xây dựng tối đa sẽ là 70%. Nghĩa là bạn chỉ được phép xây dựng 140m2, 60m2 đất còn lại không can thiệp xây dựng (hoặc có thể làm sân, vườn)

3. Quy định mật độ xây dựng nhà ở cho nhóm nhà chung cư

Quy định mật độ xây dựng nhà ở cho nhóm nhà chung cư

Ví dụ chủ đầu đang đang chuẩn bị xây dựng nhà chung cư chiều cao 25m trong lô đất 10.000m2. Quy định về mật độ xây dựng nhà ở sẽ là 53%. Tương ứng với việc chủ đầu tư sẽ chỉ được xây dựng 5.300m2, 4700m2 còn lại làm sân.

4. Tiêu chuẩn mật độ xây dựng cho nhóm nhà dịch vụ đô thị, nhà sử dụng hỗn hợp

Tiêu chuẩn mật độ xây dựng cho nhóm nhà dịch vụ đô thị, nhà sử dụng hỗn hợp

Chủ dự án đang muốn xây dựng nhà với chiều cao 19m, trong khuôn viên 3000m2 đất. Mật độ xây dựng cho phép là 80%. Vậy phần đất xây dựng là 2400m2, 600m2 còn lại làm sân.