Bê tông thủy công là gì? Tiêu chuẩn của bê tông thủy công

Bê tông thủy công với đặc tính chống nước cực kỳ cao nên được sử dụng rất nhiều trong các công trình liên quan đến thủy lợi.

Bê tông là một trong những loại vật liệu phổ biến được sử dụng rất nhiều trong ngành xây dựng. Tùy vào cách thức phối trộn nguyên vật liệu. Ta sẽ có những loại bê tông khác nhau. Trong số này, bê tông thủy công là loại được sử dụng nhiều nhất trong các công trình liên quan đến thủy lợi. Vậy đây là loại bê tông gì? Chúng có tiêu chuẩn như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Bê tông thủy công là bê tông gì?

Khái niệm về bê tông thủy công

Bê tông thủy công theo lý thuyết là một hỗn hợp của bê tông đã hoàn toàn đông cứng. Nó được coi như là một loại đá nhân tạo được chế tạo bằng phương pháp đúc đổ khuôn. Đồng thời, dưới phản ứng hóa học của các thành phần nguyên liệu tạo nên. Sau một thời gian, chúng dần đạt được độ rắn chắc. Đồng thời, để được coi là đạt tiêu chuẩn. Chúng cần phải có được những tính chất như:

  • Khả năng chống thấm, chống nước tốt
  • Độ cứng cao, trọng lượng nặng và bền hơn so với bê tông bọt, bê tông khí…
  • Khả năng xói mòn thấp
bê tông thủy công là gì
Bê tông với kết cấu đặc biệt cho khả năng chống xói mòn của nước thấp.

Khái niệm hỗn hợp bê tông thủy công

Xét về mặt bản chất, bê tông thủy công sử dụng những thành phần tương tự như bê tông thông thường để xây dựng. Tức là, chúng được tạo thành từ hỗn hợp của: xi măng, cốt liệu thô, cốt liệu mịn, nước. Dưới tác động của lực nhào trộn bên ngoài. Một hỗn hợp lỏng sền sệt sẽ dần hình thành.

Mặc dù vậy, tỉ lệ thành phần bên trong của hỗn hợp bê tông thủy công sẽ khác so với hỗn hợp bê tông xây dựng. Tùy thuộc vào mục đích, khu vực sử dụng. Các nhà sản xuất sẽ nhào trộn hỗn hợp theo tỷ lệ khác nhau để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Xem thêm  Tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu bê tông cốt thép

Phân loại các loại bê tông thủy công

Hiện nay, bê tông thủy công được phân loại theo 4 tiêu đề chính là:Phân loại theo kích thước, kết cấu; phân loại theo khả năng chịu áp lực trong nước; phân loại theo vị trí mực nước và phân loại theo vị trí sử dụng.

Phân loại theo kích thước, kết cấu

  • Những khối bê tông lớn hoặc cực lớn về kích thước. Khi thực hiện thi công những khối bê tông này. Các nhà sản xuất hoặc thợ thi công cần phải chú ý đến mức nhiệt, cũng như lượng nước phối trộn. Để ngăn ngừa tình trạng nứt do nhiệt.
  • Bê tông khối có kích cỡ vừa và nhỏ. 

Phân loại theo khả năng chịu được áp lực từ nước

  • Bê tông có khả năng chịu được áp lực từ nước. Là những tấm bê tông hoặc cọc bê tông được sử dụng để kê đè ở những khu vực sâu dưới nước. Những tấm bê tông này thường được ứng dụng trong công tác kê đè đê điều ở đáy sông, đáy biển…
  • Bê tông không có khả năng chịu được áp lực từ nước.

Phân loại theo vị trí mực nước

  • Bê tông nằm bên trong nước: Những tấm bê tông này thường khả năng chống chịu xói mòn của nước, khả năng chịu được áp lực lớn.
  • Bê tông tươi trong vùng nước thay đổi. Những tấm bê tông này cần khả năng chống thấm chống ẩm tốt. Khả năng xói mòn cao. Những tấm bê tông này thường được sử dụng để làm kê đè tiếp giáp mặt nước. Hoặc các công trình thủy lợi có mực nước bao phủ thay đổi liên tục.
  • Bê tông khô: là bê tông sử dụng trong môi trường thông thường, ít bị tác động do nước.

Phân loại theo vị trí sử dụng

  • Bê tông mặt ngoài công trình tiếp xúc nhiều với các yếu tố môi trường như: gió, mưa, nắng….
  • Bê tông mặt trong công trình. Khu vực ít tiếp xúc với sự thay đổi của các yếu tố thiên nhiên.
Xem thêm  Bê tông tươi là gì? Ưu nhược điểm và những tiêu chuẩn cần lưu ý

Tiêu chuẩn của bê tông thủy công

Để được gọi là bê tông thủy công tiêu chuẩn. Những khối bê tông sau khi thi công cần phải đạt được những tiêu chí về tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn về cường độ

Tiêu chuẩn đầu tiên là cường độ bê tông. Thông thường sau khi bê tông đạt đủ 28 ngày tuổi. Mẫu bê tông thủy công cần phải được tiến hành kiểm tra cường độ nén. Để đảm bảo khối bê tông đạt tiêu chuẩn về chất lượng, khả năng chịu lực trong thực tiễn sử dụng.

Với những công trình trọng điểm. Hoặc yêu cầu công trình cần có kết cấu bê tông với khả năng chịu lực. Có thể tiến hành xác định ở độ tuổi  từ 60-90 ngày. Thậm chí là dài hơn. Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm tra cần phải đổi chiếu với bảng quy đổi độ nén đã được phê duyệt.

Bảng hệ số quy đổi độ nén bê tông với cường độ nén 28 ngày tuổi.

Tuổi bê tông 3 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 60 ngày 90 ngày 180 ngày
kt 0,5 0,7 0,83 0,92 1,0 1,1 1,15 1,2

Đồng thời, mác bê tông cần phải đạt theo TCVN 6025 – 95

Tiêu chuẩn về độ bền bê tông khi tiếp xúc môi trường nước

Với những khối bê tông được sử dụng ở các công trình thủy lợi. Hoặc ở các khu vực có mực nước thay đổi. Yếu tố tiêu chuẩn về độ bền khi tiếp xúc bề mặt nước của bê tông cần phải được lưu ý.

  • Bê tông nằm phía dưới mực nước. Hoặc nằm ở những khu vực có mực nước lưu chuyển liên tục. Giống như bê tông nằm dưới đất, chịu ảnh hưởng của nước ngầm. Bê tông cần phải có thể chống chịu với được khả năng xói mòn đến từ môi trường nước.
  • Khi tiến hành thi công bê tông. Cần xác định được tính ăn mòn trong môi trường nước. Để từ đó chọn lựa đúng loại xi măng. Đồng thời, các biện pháp sử dụng để ngăn ngừa ăn mòn cần thực hiện theo TCVN 3993 – 85 và TCVN 3994 – 85. Những tiêu chuẩn ăn mòn ở bê tông, bê tông cốt thép được nhà nước chấp thuận.
  • Trong trường hợp bê tông sử dụng ở môi trường nước biển. Chúng cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn của tường bê tông cốt thép, cột bê tông cốt thép khu vực biển.
Xem thêm  Tiêu chuẩn thiết kế nhà sàn bê tông và các mẫu nhà sàn bê tông đẹp

Tiêu chuẩn độ chống ẩm, chống thấm nước

Bê tông thủy công có khả năng chống thấm xác định dựa trên áp lực của nước tối đa mà mẫu kiểm tra chưa thấm ở 28 ngày tuổi. Nếu công trình thi công cần chịu được áp lực lớn từ nước theo thiết kế ở độ tuổi dài ngày. Các cơ quan về thiết kế sẽ yêu cầu xác định khả năng chống thấm ở bê tông 60-90 ngày tuổi. Ngoài ra sau nhiều năm sử dụng, bạn cũng cần phải bảo dưỡng bê tông thuỷ công để đảm bảo khả năng chống nước và chịu lực.

bê tông thủy công là gì
Các cột Bê tông thuỷ công có khả năng chống chịu xói mòn tốt

Bê tông nằm dưới nước hoặc bê tông tiếp xúc với nơi có lượng nước lưu chuyển, thay đổi liên tục có mác chống thấm cần xác định dựa vào đặc điểm về cột nước và kết cấu.

Bảng quy định về mác chống thấm bê tông thủy công

Mác chống thấm chịu áp lực từ nước tối đa  
Mác B-2 không thấp hơn quá 2 daN/cm2
Mác B-4 không thấp hơn quá 4 daN/cm2
Mác B-6 không thấp hơn quá 6 daN/cm2
Mác B-8 không thấp hơn quá 8 daN/cm2
Mác B-10 không thấp hơn quá 10 daN/cm2
Mác B-12 không thấp hơn quá 12 daN/cm2