Cách phân biệt móng băng và móng bè

Móng băng và móng bè hai là thành phần quan trọng của móng nhà. Vậy chúng khác nhau ở đặc điểm gì? Có cách nào để phân biệt hai loại móng này hay không? 

Khái niệm về móng băng và móng bè

Móng băng 

Móng băng là loại móng nằm bên dưới sàn nhà, chạy dọc theo các bức tường hoặc các hệ thống cột. Khác với thiết kế móng cọc hay móng cốc. Nó không nằm tập trung ở một điểm mà nó chạy dọc suốt bên dưới những bộ phận chịu lực của công trình. Đối với những phần móng băng chạy bên dưới cột thì còn có tên gọi khác là móng dầm. Trong đó, dầm có thể có sườn trên hoặc sườn dưới và làm thành hệ thống vành đai có tác dụng liên kết các chân cột của nhà với nhau.

Hình ảnh móng băng
Hình ảnh móng băng

Trong xây dựng, móng băng được chia thành 2 loại nếu phân loại theo phương và 3 loại nếu như phân loại theo tính chất móng. Phân loại theo phương thì móng băng được chia thành móng một phương và móng hai phương. Còn phân loại theo tính chất thì móng băng gồm 3 loại: móng cứng, móng mềm, móng kết hợp. Việc sử dụng loại móng nào trong quá trình xây dựng sẽ được lựa chọn dựa vào các đặc điểm của nền đất xây. Như độ lún, độ cứng,… 

Móng băng thuộc loại móng nông, thường được xây trên hố đào trần với chiều sâu nhỏ hơn 2 đến 2.5m. . 

Móng bè

Móng bè còn có tên gọi khác là móng toàn diện, được sử dụng nhiều cho những công trình xây dựng có nền đất và sức chịu lực yếu. Nó có thể được dùng cho cả những công trình có nước hoặc không có nước. Công trình nhà có tầng hầm, có kho, bể vệ sinh, hồ bơi trong nhà. Hay nhà cao tầng có kết cấu chịu lực lún lệch, lún không đều. 

Hình ảnh móng bè
Hình ảnh móng bè

Móng bè thuộc loại móng nông, đây cũng được xem là loại móng an toàn và được áp dụng nhiều trên thực tế. Vì nó giúp ích rất nhiều cho những công trình ít có khả năng chịu lực. Giúp phân bổ đều trọng lượng và hạn chế tối đa hiện tượng sụt lún. 

Xem thêm  Các tiêu chuẩn khi thi công móng đơn nhà 3 tầng

So sánh móng bè và móng băng

Cấu tạo và hình dáng móng

Đặc điểm cấu tạo, hình dáng Móng bè  Móng băng
Thành phần, hình dáng Bao gồm một lớp bê tông mỏng  trải rộng bên dưới của tất cả công trình hoặc nằm sâu dưới dầm móng.  Bao gồm lớp bê tông lót mỏng hay một bản mỏng trải rộng chạy liên tục bên dưới nền móng. Tất cả tạo nên một khối thống nhất, có độ dày vừa phải. 
Độ dày bê tông  Tiêu chuẩn độ dày bê tông sàn là 10cm Tiêu chuẩn độ dày bê tông lót là 10 cm
Chiều cao móng tiêu chuẩn    3200mm  350mm
Kích thước dầm Kích thước dầm móng tiêu chuẩn là 300x700mm Kích thước dầm móng phổ thông là 300x(500-800)mm
Tiêu chuẩn thép bản mỏng Thép bản mỏng có 2 lớp thép với φ12a200 Thép bản mỏng phổ thông với φ12a150
Tiêu chuẩn thép dầm móng  Tiêu chuẩn thép dọc 6φ(20-22), còn thép đai là φ8a150 Tiêu chuẩn thép dầm móng phổ thông với thép dọc là 6φ(18-22) và thép đai φ8a150

Ưu và nhược điểm của móng bè, móng băng 

Ưu điểm 

  • Móng bè

– Khi áp dụng cho những công trình có đặc điểm phù hợp thì móng bè cho thời gian thi công nhanh và giúp chủ đầu tư tiết kiệm tối đa chi phí. Bao gồm cả chi phí thiết kế và chi phí thi công xây dựng. 

  • Móng băng 

– Nếu phần tâm của tải trọng bên trên được đặt trùng với tâm tải trọng của móng băng. Thì móng băng có thể đảm bảo truyền đều phần tải trọng công trình cho hệ thống cọc bê tông phía dưới

Xem thêm  Cấu tạo và tiêu chuẩn của tường móng

– Giúp giảm áp lực xuống đáy móng hiệu quả

– Thích hợp sử dụng cho những công trình không sử dụng móng đơn

– Có thể chống lại hiện tượng sụt lún, lún lệch giữa các cột

Móng băng có thể chống lại hiện tượng sụt lún giữa các cột
Móng băng có thể chống lại hiện tượng sụt lún giữa các cột

Nhược điểm

  • Móng bè

– Không thể áp dụng cho tất cả các loại công trình. Chỉ những công trình nào thỏa mãn các đặc điểm về nền đất, địa chất mới có thể áp dụng

– Dễ bị lún hoặc lún không đều, lún lệch khi lớp địa chất bên dưới không đảm bảo. Một khi đã bị lún thì không thể hàn gắn lại sự đứt vỡ trong kết cấu ban đầu. Dẫn đến độ bền và tuổi thọ của công trình bị giảm sút

– Móng bè có độ sâu thấp nên có thể gây nên một số vấn đề liên quan  đến độ ổn định của công trình khi có thêm hệ thống thoát nước ngầm. Khi có mưa gió lớn hoặc khi bề mặt xây dựng ngập lụt. Bên cạnh đó, kết cấu móng của các công trình lân cận cũng có khả năng bị ảnh hưởng. 

– Có thể hình thành cung trượt dẫn đến tình trạng sạt lở móng khi các công trình kế cận thi công hố móng. 

– Nếu không có biện pháp  xử lý đảm bảo độ an toàn khi đổ bê tông toàn khối ở các khớp nối. Thì sẽ làm giảm khả năng chịu lực của bản móng và khiến cho việc chống thấm tầng hầm gặp nhiều khó khăn

Xem thêm  Các tiêu chuẩn về móng gạch

– Chưa được áp dụng thực tế trong các công trình nhà cao tầng

Móng bè chưa được áp dụng cho các công trình nhà cao tầng
Móng bè chưa được áp dụng cho các công trình nhà cao tầng
  • Móng băng 

– Mặc dù là một trong các loại móng nhà có thể áp dụng cho những nơi địa chất xấu, tuy nhiên móng băng không thể sử dụng cho nơi có nhiều đất bùn yếu, bề mặt đất không ổn định

– Do thuộc loại móng nông nên móng băng có độ ổn định ở mức tương đối. Có khả năng bị lật, bị trượt khi momen lực ngang cao 

– Ngoại trừ lớp đất gốc ở gần mặt đất, các lớp đất ở phía trên có sức chịu tải ở mức tương đối. 

– Đối với những công trình có mực nước mặt nằm sâu bên dưới thì phương án thi công với móng băng tương đối phức tạp. Do bắt buộc phải phải tăng chiều dài của cọc ván và các công trình phụ trợ. 

Quy mô công trình

  • Móng bè: Thích hợp cho những công trình có tải trọng nhỏ và chiều cao thấp do đặc điểm chiều sâu chôn móng. 
  • Móng băng: Phù hợp ứng dụng cho những công trình có diện tích vừa phải, không quá lớn. Hoặc những công trình có nền đất xấu, không đảm bảo.

Nền đất đóng móng

  • Móng bè: Giống với móng chân vịt hay móng gạch. Móng bè phù hợp với những công trình có nền đất tốt, ở các nơi có các lớp địa tầng có chiều dày lớn, ổn định. Phù hợp sử dụng tại những công trình có mật độ xây dựng thấp, tập trung ít dân cư. Hoặc ở những nơi ít chịu tác động từ các khu vực công trình lân cận. 
Mòng bè thích hợp sử dụng cho những công trình có nền đất tốt
Mòng bè thích hợp sử dụng cho những công trình có nền đất tốt
  • Móng băng: Móng băng phù hợp sử dụng ở những công trình có nền đất xấu, không đảm bảo độ chắc chắn.

Cách thực hiện

Quy trình Móng bè Móng băng 
Bước 1:  Chuẩn bị nguyên vật liệu, nhân công, các bản vẽ thiết kế liên quan đến công trình Chuẩn bị nguyên vật liệu, nhân công, các bản vẽ thiết kế liên quan đến công trình
Bước 2: Thực hiện đào hố móng theo bản vẽ thi công đã chuẩn bị sẵn  Thực hiện đào đất hố móng theo bản vẽ đồng thời làm phẳng mặt hố
Bước 3:  Đổ bê tông lót ở dưới phần đất vừa đào móng  Tiến hành ghép cốp pha móng 
Bước 4:  Tiến hành đổ bê tông và xây tường móng  Đổ bê tông móng
Bước 5:  Làm đan thép dầm móng và đổ bê tông dầm móng Tháo cốp pha và tiến hành nghiệm thu phần làm móng
Bước 6:  Bảo dưỡng móng và tiến hành nghiệm thu   
Lưu ý Khi thi công móng bè cần phải điều chỉnh độ lún phù hợp. Nếu không chú ý đến điều này sẽ khiến cho chiều dày móng bè bị thay đổi. Làm ảnh hưởng đến kết cấu chung của công trình.  Khi thi công móng băng cần phải lựa chọn móng một cách hợp lý. Phải đảm bảo kích thước móng đạt tiêu chuẩn và phù hợp với chiều rộng <1,5m. Nếu không đảm bảo điều này, cấu tạo của móng băng sẽ sai lệch và dẫn tới tình trạng lún không thể kiểm soát. 

Mong rằng với các cách phân biệt về móng băng và móng bè ở trên, bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì về tường móng hay bất kỳ loại móng nào, đừng ngại ngần chia sẻ với Quatest, bạn nhé!