Sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ – bạn hay thù?

Sốt là triệu chứng mà ai trong chúng ta cũng từng mắc phải vài lần trong đời. Tuy nhiên, rất nhiều bậc cha mẹ cứ nghĩ đến chuyện sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là lo lắng đến đứng ngồi không yên. Họ sẵn sàng ẵm con đến phòng cấp cứu bệnh viện lúc nửa đêm chỉ vì trán trẻ nóng một chút. Trong ngành y, chúng tôi gọi đó là “hội chứng sợ sốt”.

Phải chăng sốt ở trẻ em đáng lo ngại đến thế?

Sốt chỉ là một triệu chứng, không phải bệnh. Sốt là tín hiệu cho biết cơ thể đang gặp chuyện bất thường, nguyên nhân có thể do cảm lạnh, viêm họng, viêm tai, và không loại trừ những bệnh hiểm nghèo như viêm màng não cầu khuẩn hay thủng ruột thừa.

Phải chăng sốt ở trẻ em đáng lo ngại đến thế?

Viêm là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt, ngoài ra còn một số lý do khác:

  • Viêm sưng (như viêm khớp dạng thấp, bệnh Kawasaki và một số kiểu sốt do viêm khớp khác). (Bệnh Kawasaki được đặt tên theo bác sĩ đầu tiên xác định được nó, còn được gọi là hội chứng da niêm mạc hoặc bạch huyết vì nó ảnh hưởng đến các bạch huyết, da và màng nhầy bên trong mũi, miệng và cổ họng.)
  • Rối loạn nội tiết tố (rối loạn tuyến giáp hoặc scrotonin trong máu cao). (Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh Monoamine được phát hiện vào năm 1935 bởi nhà khoa học người Ý Vitorio Erspamer).
  • Phản ứng với thuốc điều trị bệnh (đặc biệt là các loại kháng sinh)
  • Ưng thư (như hồng cầu liềm, ung thư hệ bạch huyết)

Vì sao chúng ta bị sốt?

Vùng dưới đồi trong bộ não chúng ta là một khu vực nhỏ nhưng đảm nhiệm nhiều chức năng, một trong số đó là “điểu chỉnh nhiệt độ” của cơ thể. Nó điều tiết thân nhiệt chúng ta nhằm đảm bảo ổn định ở mức 37°c.

Khi cơ thể bị nhiễm trùng, hệ miễn dịch sẽ tiết ra nhiều hợp chất gây ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, khiến nó “chỉnh nhiệt độ” từ 37°c lên khoảng 39°c (hoặc biến thiên trong khoảng 38°c đến 42°C). Đây thực chất là cơ chế tự nhiên đẩy nhanh quá trình chống chọi bệnh tật của hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho cơ thể chóng hồi phục. Một số nghiên cứu cho chính việc dùng thuốc cắt sốt hoặc giảm sốt khiến bệnh dây dưa không dứt.

Sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - bạn hay thù?

Liệu sốt ở trẻ em có nguy hiểm không?

Tôi từng nghe nhiều người truyền tai nhau rằng nếu cứ để cho sốt cao mà không chữa thì nhiệt độ cứ tăng lên mãi đến khi não bị “nướng chín” và ngừng hoạt động. Chuyên này không bao giờ xảy ra!

Vùng dưới đồi có nhiệm vụ đảm bảo thân nhiệt không bao giờ hơn mức 42°c. Sốt không bao giờ gây hại đến các bộ phận trong cơ thể hoặc nhũn não như người ta tưởng. Chúng tôi, các bác sĩ nhi khoa và các bậc phụ huynh từng chứng kiến trẻ sốt đến 40°c mà vẫn chạy nhảy bình thường, còn cha mẹ trẻ như ngồi trên đống lửa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *