Tiêu chuẩn sơn tường mới nhất, chi tiết nhất

Nắm được tiêu chuẩn sơn tường sẽ giúp bạn chọn lựa được những loại sơn chất lượng nhất. Chi tiết tiêu chuẩn này, mời bạn theo dõi bài viết sau đây.

Tiêu chuẩn sơn tường xây dựng

Tiêu chuẩn sơn tường xây dựng hiện nay được áp dụng theo TCVN 9404 ban hành vào năm 2012. Tiêu chuẩn này được chuyển đổi từ TCXDVN 321 năm 2004. Do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm biên soạn và Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn sơn tường xây dựng
Tiêu chuẩn sơn tường xây dựng được áp dụng theo TCVN 9404 ban hành vào năm 2012

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn sơn tường xây dựng được áp dụng cho các loại sơn dùng để trang trí. Hoặc những loại sơn có tác dụng bảo vệ kết cấu và bề mặt cho công trình xây dựng.

Thuật ngữ

  • Sơn xây dựng: Là một loại vật liệu xây dựng ở dạng lỏng hay dạng bột. Được sử dụng chủ yếu với mục đích phủ lên bề mặt gạch, vữa, bê tông hoặc kim loại. Nhằm tạo ra một lớp màng bảo vệ hoặc dùng để trang trí tùy thuộc theo yêu cầu của người dùng.
  • Chất tạo màng: Là nguyên liệu chính của sơn, nó còn có tên gọi khác là chất kết dính. Nhờ có chất tạo màng mà sơn có các tính chất vật lý, hóa học đặc trưng.

Tiêu chuẩn phân loại sơn tường xây dựng

Sơn tường xây dựng được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Cụ thể:

Phân loại sơn tường theo mục đích sử dụng

Theo mục đích xây dựng, sơn tường xây dựng được chia thành sơn trang trí và sơn bảo vệ. Trong đó, sơn trang trí gồm 2 loại là sơn nội thất và sơn ngoại thất. Còn sơn bảo vệ được chia thành nhiều loại khác nhau như: sơn chống thấm, sơn chống ăn mòn, sơn chịu va đập,…

Tiêu chuẩn sơn tường trong xây dựng phân loại
Sơn tường chống thâm

Phân loại sơn tường theo chất tạo màng

  • Các chất tạo màng có gốc vô cơ gồm các hệ sơn: Silicat; hệ sơn vôi; hệ sơn xi măng.
  • Các  chất tạo màng có gốc vô cơ gồm các hệ sơn: acrylic; amin; alkyd; bi tum; cao su,…
Xem thêm  Giải Đáp: 1 Lít Sơn Được Bao Nhiêu M2 Tường

Phân loại theo môi trường phân tán của chất tạo màng

Theo môi trường phân tán của chất tạo màng, sơn xây dựng được chia thành hệ sơn dung môi và hệ sơn không dung môi. Trong đó hệ sơn dung môi lại phân thành 2 loại chính là sơn phân tán hoặc hòa tan trong nước và sơn phân tán hoặc hòa tan trong dung môi hữu cơ. Còn hệ sơn không dung môi lại được chia thành sơn phân tán trong bột và sơn tự phân tán.

Tiêu chuẩn thành phần của sơn tường

Theo tiêu chuẩn sơn tường TCVN 9404 năm 2012, các thành phần cấu tạo của sơn tường xây dựng gồm có:

  • Nhựa: là thành phần chính, chiếm từ 40% đến 60% cấu tạo của sơn. Trong nhựa có chứa các hợp chất Alkyd, Acrylic, Epoxy, Polyurethane, Fluorocarbon. Các chất này có tác dụng tạo sự liên kết giữa các thành phần, giúp tăng độ bền và tạo nên độ kết dính cho sơn.
  • Dung môi: có tác dụng hòa tan nhựa và bột màu, chiếm từ 10% đến 30% cấu tạo sơn.
  • Bột màu: các loại bột màu dùng cho sơn tường xây dựng gồm bột màu gốc, bột màu chống gỉ và bột màu bổ sung. Nó chiếm khoảng từ 7% đến 40% cấu tạo sơn. Có tác dụng chính là tạo màu, độ bền và độ cứng của lớp sơn.
  • Phụ gia: có tác dụng chính là làm tăng độ bền về màu sắc, khả năng chịu thời tiết, tăng độ cứng cho sơn xây dựng. Nó chiếm từ 0% đến 5% trong cấu tạo sơn.
Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn tường thành phần
Sơn tường gồm các thành phần chính là nhựa, dung môi, bột màu và chất phụ gia

Ngoài các thành phần này sơn xây dựng còn có thêm chất kế dính và các loại bột màu, bột độn. Tuy thành phần của chúng không nhiều, nhưng lại chiếm vai trò quan trọng. Ảnh hưởng đến sự kết dính và các tính chất chung của sơn xây dựng.

Tiêu chuẩn sơn tường dạng nhũ tương

Tiêu chuẩn sơn tường dạng nhũ tương được áp dụng theo TCVN 8652 ban hành năm 2012. Tiêu chuẩn này được dùng thay thế cho 6934 năm 2001. Do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm biên soạn và Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Xem thêm  Xu hướng sơn nhà màu trắng sứ cực HOT cho năm

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn sơn tường dạng nhũ tương được dùng cho những loại sơn tường dạng nhũ tương có gốc acrylic, bao gồm cả sơn lót và sơn phủ. Các loại sơn tường nhũ tương dùng để trang trí hoặc bảo vệ mặt trong và mặt ngoài tường xây dựng.

Tiêu chuẩn sơn nhũ tương
Sơn nhũ tương được áp dụng cho những loại sơn tường dạng nhũ tương có gốc acrylic

Tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật

Các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật của sơn tường dạng nhũ tương được thể hiện qua bảng sau:

Tên chỉ tiêu

Mức

Sơn lót

Sơn phủ

Nội thất Ngoại thất Nội thất

Ngoại thất

1. Màu sắc sơn Như mẫu chuẩn
2. Trạng thái sơn trong thùng chứa  Sơn trong thùng chứa khi khuấy lên sẽ đồng nhất, không có tình trạng vón cục hoặc cứng
3. Đặc tính thi công  Dễ dàng quét 2 lớp
4. Độ ổn định ở nhiệt độ thấp (-5ºC)  Nhiệt độ thấp sơn không bị biến chất
5. Ngoại quan màng sơn  Ngoại quan màng sơn không có biểu hiện khác thường
6. Thời gian khô (được tính bằng giờ)

– Khô bề mặt

– Khô hoàn toàn

 

Không lớn hơn 1

Không lớn hơn 3

 

 

Không lớn hơn 1

Không lớn hơn 5

7. Độ mịn sơn (tính bằng mm)  Không lớn hơn 30  Không lớn hơn 40
8. Độ bám dính (tính bằng điểm)  Không lớn hơn 1  Không lớn hơn 2
9. Độ phủ (tính bằng g/m2)  –  Không lớn hơn 200
10. Độ bền nước (tính bằng giờ), không nhỏ hơn  240 480 240 480
11. Độ bền kiềm (tính bằng giờ), không nhỏ hơn 144 240 144 240
12. Độ rửa trôi (tính bằng chu kỳ),  không nhỏ hơn  – 450 1200
13. Độ bền chu kỳ nóng lạnh (tính bằng chu kỳ), không nhỏ hơn  – 50
14. Độ thấm nước (tính bằng ml/m2)  Không lớn hơn 8

Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn tường dạng nhũ

Nghiệm thu sơn tường dạng nhũ gồm 4 quá trình: bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển.

Tiêu chuẩn bao gói

Sơn tường dạng nhũ sau khi được sản xuất và pha trộn xong cần phải được đóng bên trong thùng kín. Hoặc đóng trong bao bì được làm bằng vật liệu phù hợp. Để đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng bên trong của sơn.

Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn bao gói
Sơn tường dạng nhũ sau khi được sản xuất và pha trộn xong cần phải được đóng bên trong thùng kín

Tiêu chuẩn ghi nhãn

Quá trình thực hiện ghi nhãn của sơn tường nhũ được thực hiện theo quy định ghi nhãn sơn tường hiện hành. Trong đó, nhãn sơn phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:

  • Tên sản phẩm, ký hiệu (nếu có)
  • Tên cơ sở địa chỉ nơi sản xuất
  • Ký hiệu và số hiệu tiêu chuẩn
  • Thông số về thể tích thực hoặc khối lượng tịnh
  • Ngày, tháng, năm sản xuất sơn, hạn sử dụng
  • Hướng dẫn sử dụng

Tiêu chuẩn bảo quản

Sơn tường nhũ được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, cách xa nguồn lửa

Tiêu chuẩn vận chuyển

Sơn tường nhũ có thể được vận chuyển trên các loại phương tiện khác nhau. Tuy nhiên, phải đảm bảo quá trình vận chuyển không gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Với những tiêu chuẩn sơn tường được cung cấp bởi Quatest, hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin bổ ích. Nếu còn thắc mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất nhé.