Báo động việc lạm dụng thuốc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trước đây, khi tôi mới làm việc tại một phòng khám ở Sài Gòn, tôi có chữa cho một bệnh nhân 6 tháng tuổi bị sổ mũi nhẹ! Khi tôi hỏi người mẹ xem bé đnag dùng thuốc gì, bà lôi ra ba túi ni lông đựng thuốc mà bác sĩ trước kê toa. Tôi phát hoảng! Đối với tôi, chỉ có các cụ ông, cụ bà trong khi lão khoa mới phải uống nhiều thuốc như vậy.

Người mẹ hoàn toàn không biết trong túi gồm những loại thuốc gì và vì sao trẻ phải uống loại thuốc đó. Tôi cùng y tá ngồi xuống phân tích, phân loại và tìm hiểu xem chúng là loại thuốc gì? Tổng cộng có hai loại kháng sinh, hai loại chống dị ứng, thuốc có gốc Steroid, và hai loại nữa không xác định. Em bé tội nghiệp vẫn phải uống ngần ấy thứ thuốc chỉ vì em bé bị sổ mũi. Tôi vẫn còn giữ những thứ thuốc ấy trong ngăn kéo bàn làm việc của mình như một vật kỷ niệm.

Báo động việc lạm dụng thuốc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sau đó không lâu, tôi chữa cho một bệnh nhân nhí khác, bé bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nhẹ. Bé có hiện tượng nôn ói, tiêu chảy, sốt một chút, nhưng trông vẫn khỏe mạnh. Người mẹ nhìn tôi đầy nghi hoặc khi tôi nói rằng, bé không cần uống thuốc gì cả, vài hôm sau sẽ khỏe lại thôi. Vài tuần sau, người mẹ đến phòng khám và kể cho tôi nghe rằng: “Bác sĩ biết không, lúc đưa con về nhà, hàng xóm bu vào hỏi, vì tại sao đưa con đi khám mà không cho uống thuốc gì?. Sau đó, họ nói tôi xui xẻo vì gặp phải một ông bác sĩ khùng, nhưng tôi vẫn kiên quyết không cho con uống thuốc và hai ngày sau, con tôi khỏe lại thật”.

Năm ngoái, tôi ra hiệu thuốc gần nhà mua thuốc giảm đau và để ý thấy một hộp thuốc nhỏ trên kệ và nhờ cô gái trông quầy cho tôi xem thử. Đó là một hộp siro có bao bì xinh xắn, in hình chú chim nhỏ đang ca hát. Cả cái tên cũng rất dễ thương: “Đô Rê Mi”. Tôi xem kỹ hơn một chút thì ra đó là một loại thuốc an thần dành cho các bé khó ngủ bởi chứng nấc cục không ngừng, ho gà hoặc những nguyên nhân khác gây trở ngại cho giấc ngủ khác. Tôi ngạc nhiên nhận ra biệt dược trong chai thuốc đó là Cloral hydrat, hoạt chất gây mê cực mạnh, dễ gây nghiện, vốn chỉ được sử dụng trong bệnh viện, dưới sự giám sát của các bác sĩ.

Nếu sử dụng liều cao có thể khiến trẻ ngừng thở, dẫn đến tử vong. Cô gái bán thuốc không có bằng cấp dược sĩ hoàn toàn không biết gì về tác hại của loại thuốc này và chỉ biết ngồi bán mà thôi. Thật kinh hoàng nếu ta hình dung cảnh một người mẹ ra hiệu thuốc mua về cho con uống mà không biết đó là siro gì. Em bé chắc chắn sẽ ngủ ngon nhưng chẳng bao giờ tỉnh dậy nữa.

Báo động việc lạm dụng thuốc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (1)

Việt Nam là quốc gia có thói quen lạm dụng thuốc. Lượng thuốc tiêu thụ tại Việt Nam cao đến mức không tưởng và việc tìm mua các biệt dược vốn có khả năng gây nguy hiểm lại rất dễ dàng. Khi có bệnh, bạn chỉ cần đi thẳng đến hiệu thuốc tây, nhờ dược sĩ kê toa từ vài triệu chứng nho nhỏ. Đó là việc thường thấy nhưng lại là hành vi vô tránh nhiệm có thể gây chết người.

Ngay cả các loại thuốc phổ biến không cần kê toa như hợp chất Paracetamol (Trong các thuốc như: Tylenol, panadol, effralgan) cũng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng nếu dùng không đúng chỉ định, sử dụng liều cao có thể gây nguy hiểm cho gan. Hợp chất giảm đau, hạ sốt, Ibuprofen (trong các thuốc Ibrafen,Advil, Nurofen) có thể khiến thận và gan bị phá hủy, gây viêm loét dạ dày hoặc giảm thính lực nếu dùng quá liều, hoặc dùng chung với một số loại thuốc khác.

Hỡi các bà mẹ, khi đã đưa con đến bác sĩ, các bạn phải nắm thật rõ tên nhưng loại thuốc mà trẻ được kê toa, phải biết chúng có tác dụng gì, uống bao nhiêu lần và ngày uống bao nhiêu, uống bao nhiêu ngày thì ngưng. Xin hãy có trách nhiệm với con cái của mình.

Thật khó khăn cho các bác sĩ nếu mẹ của bệnh nhân ngơ ngác, không biết họ đang dùng những loại thuốc nào. Sẽ ra sao nếu trẻ bị dị ứng thuốc? Sẽ ra sao nếu cơ thể trẻ gặp phải tác dụng phụ? Nếu không biết nguyên nhân, việc chữa trị sẽ vô cùng trắc trở. Thưa các mẹ, nhiệm vụ của các mẹ là phải biết thuốc mà con mình đang uống, và nếu đã không biết thì đừng cho con uống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *