[TỔNG HỢP] Cách làm sữa chua NGON – ĐƠN GIẢN – DỄ DÀNG

Đây là bài viết tổng hợp, chắt lọc, công thức hóa cách làm sữa chua ngon, đơn giản, dễ dàng. Hãy theo dõi từng bước được liệt kê dưới đây để có được hướng dẫn làm sữa chua tại nhà chi tiết nhất.

Quy trình làm bất kì một loại sữa chua nào cũng đều trải qua những bước chính sau:

  • Làm nóng môi trường sữa tươi, sữa đặc.
  • Sơ chế các nguyên liệu phụ cho thêm vào sữa chua.
  • Để nguội nhiệt độ hỗn hợp sữa, bắt đầu trộn men sữa chua, trộn các loại nguyên liệu khác như hoa quả, nước sinh tố, …
  • Ủ sữa chua
  • Làm lạnh. trang trí, pha trộn, thưởng thức.

Sau đây sẽ là lưu ý quan trọng trong từng bước chính trên. Ranh giới giữa “sữa chua ngon” và “sữa chua dở” đôi khi thật mong manh 🙂

[TỔNG HỢP] Cách làm sữa chua NGON - ĐƠN GIẢN - DỄ DÀNG
Cách làm sữa chua ngon đơn giản là bạn cần làm đúng các bước có sẵn

Lỗi xảy ra ở bước 1, làm nóng sữa

Đun sữa tươi nhỏ lửa, trong thời gian dài

Mọi người thường nghĩ rằng đun sữa tươi với lửa nhỏ và đợi cho đến khi sữa bắt đầu sôi sẽ giữ được chất dinh dưỡng trong sữa. Nhưng thực tế ngược lại hoàn toàn.

Sữa tươi nên cần đun lửa lớn ngay từ đầu và trong thời gian ngắn. Khi sữa vừa bắt đầu sôi thì tắt bếp ngay. Việc này đảm bảo chất dinh dưỡng quan trọng không bị mất đi.

Sữa tươi và sữa đặc không hòa tan hoàn toàn

Hãy hòa tan sữa đặc vào sữa tươi thật kỹ, sự hòa trộn diễn ra suôn sẻ hơn khi đun sữa tươi ở nhiệt độ cao. Nếu như bạn không có hỗn hợp sữa đồng nhất, món sữa chua của bạn không thể có mùi vị đều nhau và khó đông đặc.

Sữa bị đóng ở đáy xoong, cháy khét

Nguyên nhân là bạn không khấy đều sữa khi đun. Hãy sử dụng thìa khuấy đều sữa khi đang làm nóng.

Lỗi xảy ra ở bước 2, sơ chế các nguyên liệu phụ

Tùy từng loại sữa chua sẽ có các cách sơ chế nguyên liệu khác nhau. Tham khảo các bài viết về các cách làm sữa chua sau:

Cách làm sữa chua dâu

Cách làm sữa chua xoài với 3 cấp độ ngon mắt

Cách làm sữa chua trà xanh – Thanh, mát, ngọt, mềm

Cách làm sữa chua chuối ( tươi + khô )

Cách làm sữa chua mít khiến bạn mê tít

Cách làm sữa chua nha đam sự kết hợp hoàn hảo

Lỗi xảy ra ở bước 3, trộn men sữa chua

Men sữa chua bị vón cục, trộn khó tan

Men sữa chua thường được sử dụng là hộp sữa chua bán sẵn. Nếu bảo quản trong ngăn lạnh, sữa chua sẽ đông đặc lại, khó có thể hòa tan hoàn toàn vào hỗn hợp sữa. Lời khuyên là bạn nên giữ hộp sữa chua men ở ngoài môi trường bên ngoài khoảng 1 -2 giờ trước khi đem hòa tan.

Trộn men sữa chua ngay lúc nhiệt độ sữa còn nóng

Nhiệt độ hoạt động tối ưu nhất của men sữa chua là 40 -44 độ C. Do đó nếu bạn cho sữa chua vào hỗn hợp sữa lúc vừa đun sôi sẽ khiến các vi khuẩn trong men không hoạt động. Dẫn đến sữa chua không thể đông đặc, không chua.

Men trộn không đều hoặc quá mạnh tay

Cách làm sữa chua đơn giản đến mấy thì vẫn cần men sữa chua để làm chất kích thích đẩy quá quá trình lên men diễn ra nhanh hơn. Do vậy khi trộn men sữa chua cần khuấy đều tay, nhẹ  nhàng. Lưu ý chỉ nên trộn theo một chiều. tránh đảo quá mạnh.

Lỗi xảy ra ở bước 4, ủ sữa chua

Đây là bước phức tạp nhất trong quy trình tổng quát về cách làm sữa chua. Đảm bảo nhiệt độ ổn định là yếu tố quyết định cho việc ủ sữa chua thành công.

Không ổn điịnh được nhiệt độ ủ sữa chua

Sữa chua ủ ở nhiệt độ không ổn định đều trong vòng 4 – 6 tiếng rất dễ bị nhớt, sữa  chua không đông.

Nếu không có thời gian rảnh nhiều, bạn nên sử dụng thiệt bị máy làm sữa chua để tiết kiệm thời gian ủ sữa và khiến cách làm sữa chua của bạn trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Tham khảo cách sử dụng máy làm sữa chua tại đây “Tại sao bạn nên học cách làm sữa chua bằng máy?“.

Nước tràn vào sữa chua

Việc ủ sữa chua bằng cách ngâm các lọ đựng sữa chua trong nước nóng thường được mọi người áp dụng. Tuy nhiên chỉ nên đổ mực nước bên ngoài ngập 2/3 lọ, không nên đổ quá đầy sẽ có nguy cơ tràn nước vào lọ.

Sữa chua có thể bị dính nước khi bạn không đậy nắp kín từng lọ đựng. Khi hơi nước ngưng tụ phía trên có thể rơi vào trong lọ sữa chua trong quá trình ủ. Giải pháp là đậy nắp chặt riêng từng  lọ hoặc phủ lên nắp lọ một khăn sạch thấm nước.

Lọ ủ sữa chua bị xê dịch

Nên để nồi ủ sữa chua hay các lọ sữa chua ở một nơi cố định, ít có va chạm. Trong quá trình ủ nếu lọ đựng sữa chua không cố định và xê dịch nhiều sẽ khiến sữa chua bị “long chân”, tách nước khó đông đặc lại được.

Lỗi xảy ra ở bước 5, làm lạnh

Sữa chua ngon hơn, đặc hơn khi chúng ta làm lạnh sữa chua sau ủ. Tuy nhiên chỉ nên để sữa chua ở ngăn đá trong khoảng thời gian khoảng 1 – 2 tiếng. Làm lanh quá lâu sẽ khiến sữa chua đóng thành đá khi thưởng thức không cảm nhận được vị thơm ngon, đặc mịn của sữa chua. Cách làm sữa chua đúng cách chỉ nên bảo quản sữa chua ở ngăn làm mát thường chứ không phải ngăn đá.

Trên đây là các lỗi thường gặp trong quá trình hướng dẫn làm sữa chua tại nhà với những bạn chưa tự tay làm sữa chua bao giờ. Ghi nhớ các lỗi ở từng bước sẽ giúp mọi người tránh được nguy cơ sữa chua nhớt, bột, không đông, không chua,…

Chúc các bạn thực hiện thành công món ăn sữa chua hấp dẫn này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *