Chớ coi thường bệnh lý chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chàm thể tạng ở trẻ (atopic dermatitis) là chứng bệnh ngoài da mãn tính gây khô da, ngứa và mẩn đỏ. Bệnh có thể kéo dài nhiều năm, hết rồi lại tái phát. Khoảng 12% số trẻ em mắc bệnh chàm thể tạng.

Nguyên nhân là do sự phản ứng quá mức của tế bào miễn dịch trong cơ thể đôi với một số kích thích nhất định (như không khí hanh khô, mỹ phẩm, xà phòng, mồ hôi, cọ xát hoặc vết côn trùng cắn…). Chàm thể tạng có tính di truyền. Nếu có thành viên trong gia đình bị dị ứng (nhu hen suyễn, dị ứng phấn hoa, dị ứng thực phẩm hoặc chàm thể tạng) thì trẻ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh chàm thể tạng và những dạng dị ứng khác.

Triệu chứng tiêu biểu của chàm thể tạng ở trẻ là da bị khô. Ở trẻ sơ sinh, chàm thường xuất hiện quanh má và cằm, vết ửng đỏ xuất hiện thành từng mảng đặc trung, da có thể bong tróc từng mảng. Dần dần, chàm tiếp tục lan sang các khu vực khác như mặt trong, mặt ngoài của cánh tay, cẳng chân, có trường hợp còn bị khắp người. Trẻ lớn hơn một chút dễ bị chàm vùng da phía sau đầu gối và mặt trong cùi trỏ, hoặc bị hai bên cổ, quanh miệng, quanh cổ tay, mắt cá hoặc hai bàn tay.

Chớ coi thường bệnh lý chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Mục tiêu của việc chữa trị là giữ cho da được ẩm, giảm ngứa (da càng ngứa thì chứng viêm càng nặng thêm) và để cho da có thời gian để tự lành.

Cách chăm sóc da mỗi ngày:

  • Dùng đầu gội đầu không chứa xà phòng hoặc chất gây kích ứng da cách hai ngày hoặc 3 ngày một lần.
  • Sấy khô da trẻ bằng máy hoặc thấm nhẹ cho da khô (tránh chà xát da bằng khăn tắm, làm như vậy càng khiến chỗ viêm trở nặng hơn).
  • Sử dụng dung dịch dưỡng ẩm toàn thân. Bạn có thể bôi khắp người trẻ 2 – 3 lần mỗi ngày, nhất là sau khi tắm. Có nhiều thương hiệu trên thị trường sản xuất sữa dưỡng thể cho trẻ bị hàm thể tạn như: Aveeno, Physiogel, Cetaphi, Aderma…
  • Tránh dùng quần áo làm từ sợi len hoặc sợi tổng hợp. Quần áo vải cotton là tốt nhất.
  • Tránh dùng các loại phấn hoặc dưỡng thể dạng gel vì chúng càng khiến da trẻ khô hơn
  • Giữ nhiệt độ trong phòng trẻ mát mẻ. Bạn đừng mặc quá nhiều quần áo cho con, bởi khi trẻ ra mồ hôi sẽ khiến các chỗ mẩn đỏ càng trở nên khó chịu hơn.
  • Cắt mong tay, móng chân cho con

Cách chăm sóc da mỗi ngày để hạn chế tác hại của chàm thể trạng

Chữa trị bằng thuốc:

  • Thuốc mỡ chứa Steroid: Vốn có nhiều loại với nhiều nồng độ khác nhau. Bác sĩ sẽ kê đơn cho trẻ loại thuốc phù hợp, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết mẩn ngứa. Steroid là hợp chất an toàn cho da khi dùng trong một khoảng thời gian ngắn nhưng nếu lạm dụng trong thời gian dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ bất lợi cho làn da như: thay đổi màu da, teo da… Do đó, bạn cần phải bơi thuốc mỡ chứa Steroid lên da trẻ trên diện rộng.
  • Thuốc mỡ Tacrolimus: Là thuốc mỡ bôi ngoài da kháng viêm không chứa Steroid, dành cho các trẻ hai tuổi trở lên, an toàn nếu dùng trong thời gian dài.
  • Thuốc kháng Histamine: Được bác sĩ kê toa nhằm giảm ngứa cho bệnh nhân.
  • Steroid đường uống: Chỉ dùng trong các trường hợp nặng khi bôi thuốc không còn tác dụng
  • Thuốc chứa vi khuẩn có ích: Là nhóm vi khuẩn đặc biệt (như Lactobacillus) vốn được chứng minh làm giảm phản ứng quá khích của hệ miễn dịch đối với một vài trường hợp bệnh, qua đó, làm giảm mẩn ngứa.
  • Kem bôi chứa kháng sinh: Sử dụng khi vết loét ngứa nặng kèm theo viêm nhiễm do sự xâm nhập của các vi khuẩn bất lợi khác
  • Vitamin D: Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết hệ miễn dịch. Trẻ em thiếu Vitamin D có nguy cơ bị dị ứng, hen suyễn hoặc chàm thể tạng cao. Nếu con bạn bị chàm thể tạng mãn tính và không một phương pháp điều trị nào có hiệu quả thì bạn có thể nghĩ đến việc kiểm tra lượng Vitamin D trong cơ thể con hoặc cho uống bổ sung.

Dị ứng thực phẩm và chàm thể tạng

Dị ứng thực phẩm và chàm thể tạng

Ở một số trẻ, chàm thể tạng có liên quan đến chứng dị ứng thực phẩm, hoặc trở nặng hơn do ăn thực phẩm không phù hợp. Nguyên nhân thường gặp nhất là dị ứng đạm sữa bò hoặc đạm đậu nành, dị ứng đậu phộng, trứng và hải sản.

Nếu con bạn mắc phải chứng chàm thể tạng cứng đầu và không có bất cứ biện pháp nào có thể điều trị được thì bạn cần tham khảo các bác sĩ nhi khoa để xem con có dị ứng với các loại thực phẩm nào không?

Trẻ sử dụng sữa công thức cần được chuyển sang dùng sữa ít gây dị ứng trong vài tuần để xác định hoặc loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm. Người mẹ khi cho trẻ bú cũng cần tránh các chế phẩm từ sữa trong chế độ ăn hàng ngày trong vòng 1 tháng để xem tình trạng sức khỏe của trẻ có được cải thiện hay không?

Nếu đã xác định được loại thực phẩm gây dị ứng, bạn cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân đó cho đến khi bác sĩ có lời khuyên khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *