Hãy để niềm tin giữa ba mẹ và các bác sĩ luôn được đong đầy

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh. Trung bình, một trẻ lứa tuổi mẫu giáo thường bị sốt, bị cảm với tần suất 1 tháng 1 lần. Là một người mẹ, việc bạn phải đưa con tới gặp bác sĩ là chuyện bình thường. Một số phụ huynh chọn bác sĩ cho con vì danh tiếng, số khác lại tin cậy các bác sĩ do bạn bè, hàng xóm giới thiệu – hoặc đơn giản là bác sĩ gần nhà cho tiện thăm khám.

Một vài tuần trước đây, một người mẹ tìm đến phòng khám của tôi vì con chị bị cúm đã 3 ngày. Trong mấy ngày đó, chị đã tới gặp 3 bac sĩ khác nhau, nhận được 3 chẩn đoán khác nhau và được đề xuất 3 phác đồ chữa trị khác nhau. Chả trách chị ấy tỏ ra vô vùng bối rối và lo lắng. Thậm chí, chị không nhớ nổi bác sĩ nào đã kê cho trẻ thuốc gì! Hành động này tôi gọi là đi kén bác sĩ, và nó có thể gây nguy hiểm cho con trẻ.

Hãy để niềm tin giữa ba mẹ và các bác sĩ luôn được đong đầy

Mọi chứng bệnh đều có những diễn tiến và triệu chứng thay đổi mỗi ngày. Một số loại thuốc có thể làm biến đối các triệu chứng ban đầu. Nếu là bác sĩ không để ý quá trình tiến triển của bệnh và loại thuốc mà trẻ đang dùng thì vị bác sĩ đó có hể đưa ra chẩn đoán sai, kê toa cũng sai theo, hoặc cho thuốc không cần thiết, và điều này cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Tại nhiều phòng khám và bệnh viện ở Việt Nam, các phụ huynh gần như không có thói quen hỏi han bác sĩ điều trị hoặc không được biết thêm thông tin liên quan đến xét nghiệm và thuốc điều trị. Tôi hy vọng ràng, thói quen này sẽ dần biến mất khi phụ huynh có kiến thức và ý thức hơn về quyền hợp pháp của người làm cha mẹ: Phải được biết mọi thông tin liên quan đến bệnh tình của con mình, các xét nghiệm mà con phải trải qua và các loại thuốc được kê toa.

Hãy để niềm tin giữa ba mẹ và các bác sĩ luôn được đong đầy (1)

Niềm tin vào bác sĩ mà bạn chọn cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị. Vì niềm tin được gây dựng dựa trên quá trình giao tiếp giữa cha mẹ và bác sĩ, nên cả hai phải cần thời gian tìm hiểu lẫn nhau. Nếu phụ huynh không tin tưởng bác sĩ điều trị cho con mình, họ sẽ không thực hiện theo các chỉ dẫn mà các bác sĩ yêu cầu, không theo đuổi phác đồ điều trị đến cùng và rốt cuộc họ sẽ vướng vào thói quen đi “kén bác sĩ”.

Bạn đừng ngại đặt câu hỏi cho bác sĩ khi mới chỉ biết mập mờ về tình trạng của con, hoặc về loại thuốc mà trẻ phải dùng và những điều có thể xảy ra sau đó. Một bác sĩ phù hợp cho con bạn là vị bác sĩ mà bạn có thể yên tâm giao trọng trách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *