Nuôi con bằng sữa mẹ dễ lắm các mẹ ạ!

Trong bài trước, chắc các mẹ đã biết về tầm quan trọng của sữa mẹ với sức khỏe của các bé, nhưng với những người mới làm mẹ lần đầu, chưa có kinh nghiệm gì trong việc cho con bú, thì phải làm sao? Để giúp các mẹ cho con bú được thành công, các mẹ hãy tham khảo các bí quyết dưới đây để  việc nuôi con bằng sữa mẹ được dễ dàng hơn nhé!

  • Cho trẻ bú sớm từ lúc chào đời và duy trì thói quen đó lâu dài
  • Ôm trẻ sát vào lòng khi cho bú
  • Yêu cầu đưa trẻ vào ngủ chung cùng phòng với bạn khi còn trong bệnh viện
  • Không cho trẻ ngậm ti giả hoặc bú bình cho đến khi thói quen bú mẹ của trẻ được hình thành. Bởi rất nhiều các y tá tại bệnh viện cho trẻ sơ sinh uống sữa công thức trước khi người mẹ có cơ hội cho con bú. Nếu đã quen với việc bú bình, trẻ sẽ không còn muốn bú mẹ nữa. Hãy nói rõ với các y tá rằng bạn muốn cho con bú sữa mẹ để học không cho trẻ bú bình
  • Tránh sử dụng sữa công thức cho đến khi trẻ được 4 – 6 tháng tuổi

Nuôi con bằng sữa mẹ dễ lắm

Cho trẻ bú bằng cách nào?

Cho trẻ bú đúng cách là điều quan trọng để trẻ sơ sinh tập thói quen bú mút phù hợp, mút được nhiều sữa và kích thích cơ thể mẹ tiết sữa đủ theo nhu cầu của trẻ.

  • Miệng trẻ há to
  • Khi trẻ ngậm vú mẹ, khu vực quầng vú (Phần da tối màu quanh núm vú) nhìn thấy quanh môi trên của trẻ phải nhiều hơn phần quanh môi dưới
  • Cằm của trẻ chạm vào bầu vú mẹ
  • Môi dưới đưa ra ngoài
  • Trẻ mút sữa với tốc độ chậm, mút lâu, thi thoảng ngừng một chút để lấy hơi
  • Khi trẻ bú, mẹ không thấy đau, không thấy khó chịu

Cho trẻ ngậm vú đúng cách, bạn cần ẵm trẻ đúng cách

  • Phần đầu và cơ thể trẻ nằm trên một đường thẳng, không bị cong, không bị lật nghiêng.
  • Trẻ đối diện vú mẹ và hướng về khuông mặt bạ khi ngậm vú (để có thể nhìn thấy mẹ trong quá trình bú chứ không phải úp mặt vào ngực mẹ)
  • Trẻ được ôm sát vào lòng mẹ
  • Toàn thân trẻ được nâng đỡ, chứ không chỉ là riêng phần đầu và vai

Cho trẻ ngậm vú đúng cách, bạn cần ẵm trẻ đúng cách

Vắt và trữ sữa mẹ khi có dư

Điều quan trọng nhất là bạn cần đảm bảo vệ sinh, tránh tối đa hiện tượng nhiễm khuẩn trong quá trình vắt sữa. Người mẹ phải rửa tay, vệ snh bầu vú và dụng vụ vắt sữa

Sữa mẹ có thể được trữ trong bình thủy tinh hoặc nhựa. Sữa mới vắt để đươc bốn tiếng trong nhiệt độ phòng (với điều kiện, nhiệt độ phòng cao nhất là 25 độ C), nhưng nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ cao hơn rất nhiều nếu không được trữ trong tủ lạnh.

Ở các khu vực có thời tiết lạnh hơn, sữa mẹ để trong ngăn mát tủ lạnh (nhiệt độ khoảng 4 độ C) có thể lưu trữ đến năm ngày mà không sợ bị nhiễm khuẩn. Khi sữa lạnh, nó sẽ có hiện tượng lắng cặn. Trước khi cho trẻ bú, bạn cần lắc bình nhiều lần cho sữa hòa tan trở lại. Sữa nếu đem cấp đông có thể giữ được 3 tháng. Rã đông bằng cách bỏ xuống ngăn mát và sử dụng trong vòng 24 tiếng. Không nên rã đông bằng cách bỏ vào lò vi sóng nhé các mẹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *