Sau sinh bị đau bụng dưới, phải làm sao?

Triệu chứng đau bụng dưới sau sinh, y học cổ truyền giải thích là do ứ và hàn gây nên, một số trường hợp là do mất máu quá nhiều, tử cung mất nhiều tư dưỡng gây nên tìn trạng đau âm ỉ, sản dịch có màu nhạt. Đau bụng sau sinh thường thể hiện ở:

Đau bụng thường sau sinh

Đau bụng dưới ở phụ nữ sau sinh thường được gòi là “đau bụng sau khi sinh”. Nếu sản phụ đau bụng sau sinh khoảng 1 tuần, thì đó là hiện tượng sinh lý co tử cung. Đây hoàn toàn là dấu hiệu đau bụng thông thường, không phải là bệnh, nên chị em không cần phải lo lắng.

Đau bụng bệnh lý

Nêu đau bụng dưới kéo dài, không dứt, đau vượt quá nửa tháng hoặc đau bụng dưới trong cả thời kỳ ở cũ, cùng với các dấu hiệu đặc biệt khác như: sản dịch chảy nhiều, nổi da gà thường xuyên, hoặc đau một bên, hay đau nguyên phần bụng dưới và xa xuống cả dưới thì đó là dấu hiêu đau bụng bệnh lý. Nguyên nhân của hiện tượng này là do, hiện tượng chảy máu quá nhiều khi sinh, tử cung thiếu chất cần thiết. Ngoài ra, còn có thể do khí lạnh xâm nhập, máu huyết ứ đọng, là kinh mạch co rút gây đau. Ngoài ra, còn có rất nhiều các nguyên nhân khác gây đau như: thoái hóa tử cung, vỡ xoắn u nang buồng trứng, viêm ruột thừa, viêm túi mật cấp tính. Chị em nên đi khám bác sĩ để tìm ra được nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời, tránh dùng thuốc giảm đau gây chẩn đoán sai.

Đau bụng sau sinh có thể là dấu hiệu đau bụng thông thường

Đau bụng do huyết hư

Mẹ mất rất nhiều máu sau khi sinh, hoặc do cơ thể suy nhược nặng làm tử cung mất đi dưỡng chất làm đau bụng nhiều. Dấu hiệu của đau bụng do huyết hư đó là: bụng nhỏ đau dữ dội, kéo dài không ngừng, sản dịch ít, màu đỏ nhạt, hoa mắt, chóng mặt, và màu da vàng đi, không hồng hào.

Các cách phòng và điều trị đau bụng sau khi sinh:

− Bổ xung các chất dinh dưỡng hợp lý, tăng tường ăn cháo nhân sâm hoặc cháo đạo lục bình, canh cá chép, hoặc canh dê nấu với táo…

− Nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc, không nên đứng, quỳ, quá lâu để tránh làm sa tử cung.

− Dùng khăn bông ấm chườm vào chỗ đau, hoặc châm cứu huyệt Thiên nguyên (cách dưới rốn khoảng đốt ngón tay), hoặc chườm vào chỗ đau bằng túi đựng muối nóng, hoặc chườm nóng huyệt Thiên nguyên, huyệt Trung cấp.

− Nếu vết thương chảy máu, sản dịch chảy nhiều thị chị em nên đến bệnh viện ngay nhé!

Các bài thuốc dân gian điều trị chứng đau bụng này:

Các bài thuốc dân gian điều trị chứng đau bụng một cách hiệu quả

Cách 1 : Đơn giản nhất là chườm nóng bằng cách: rang muối ăn thật nóng, cho vào khăn chườm ở bụng hoặc giã 1 kg ngải cứu rang khô, đắp vào rốn lúc đang còn nóng.

Cách 2 : Lấy 30g củ cỏ gấu sao cháy, nghiền thành bột, uống với nước cơm trong ngày.

Cách 3 : Đường đỏ nấu cùng 1 – 2 quả trứng gà, dùng để ăn, phương pháp này chữa đau bụng sau sinh so khí huyết.

Cách 4 : 120g Rễ chuối hoặc 30g rễ củ gai sắc với nước để uống trong ngày.

Kết luận : Việc sử dụng các phương pháp trên cùng với việc giữ ấm cơ thể và cơ quan sinh dục sẽ có kết quả tốt nhất. Nếu đã áp dụng các biện pháp trên cùng với việc chăm sóc cơ thể tốt nhất mà vẫn không khỏi thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *