Phát triển của bé ở tháng thứ 2 và thay đổi trong cơ thể mẹ

Đa số các chị em phụ nữ đều khá nhạy cảm trong việc cảm nhận sự thay đổi trong cơ thể khi mang thai. Dù chỉ là những thay đổi nhỏ nhất thì đó cũng là  những dấu hiệu báo cho mẹ biết rằng, có một sinh linh đang lớn lên trng bụng. Các dấu hiệu mang thai thường xuất hiện trong khoảng từ 7 – 10 ngày sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Nhưng các dấu hiệu vẫn chưa rõ ràng, nhưng cho đến tháng thứ 2, các dấu hiệu mang thai thường sẽ thể hiện một cách rõ nét nhất bao gồm: Kích thước của ngực thay đổi, đau nhức, người mệt mỏi, đồng thời nhiệt độ cơ thể sẽ tăng thêm nhiều. Các dấu hiệu đau lưng cũng xuất hiện rõ ràng hơn, buồn nôn do ốm nghén cũng nhiều hơn. Tính tình thay đổi nhiều, lo âu, cáu gắt, mệt mỏi thường xuyên bộc lộ rõ trong tháng thứ 2. Ngoài ra, còn các dấu hiệu khác đó là: thường xuyên táo bón hơn, đau bụng, thói quen ăn uống thay đổi hoàn toàn…

Phần lớn mọi người đều quan tâm đến những dấu hiệu mà mẹ gặp phải khi mang thai tháng thứ 2 mà không biết, trong tháng thứ 2, bé con trong bụng đang phát triển ra sao? Để chăm sóc tốt hơn cho cả bé và mẹ trong tháng thứ 2 khi mang thai, chúng ta cùng tìm hiểu trong tháng thứ 2 bé nhà mình sẽ phát triển như thế nào cũng như thay đổi của cơ thể mẹ trong thời điểm này nhé!

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 5 và những thay đổi trong cơ thể mẹ

Ở tuần lễ thứ 5:

Sự phát triển của bé: Đến thứ 2, phôi thai đang là một khói lớn, một dạng khác biệt đang được hình thành. Ống thần kinh sẽ hình thành nên ống xương sống và não bộ chạy dài từ đỉnh cho đến đuôi của phôi thai, phần đầu của ống này sẽ trải phẳng và hình thành nên phần não trước của thai nhi. Phần phồng ra lớn nhất ở trước lồng ngực sẽ hình thành nên tim của bé. Ở tuần lễ thứ 5, bạn hoàn toàn có thể tự thử thai ở nhà và nó sẽ cho kết quả chính xác nhất.

Sự thay đổi trong cơ thể người mẹ: Nếu bạn không có dấu hiêu nôn ói, thì bạn cũng có thể chẳng ăn được một loại thức ăn nào đó. Mẹ bầu nên tránh một số loại thực phẩm để tránh gây dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai:

* Sữa tươi hoặc các loại nước ép trái cây chưa được tiệt trùng.

* Các loại thịt sống hoặc chưa chín.

* Trứng ốp hoặc các thực phẩm có sử dụng kem trứng sống như kem tươi.

* Các loại hải sản chưa được làm chín hoàn toàn

* Pa tê

* Các loại rau sống

* Đu đủ sống như gỏi đu đủ

Các loại vi khuẩn còn có thể lây nhiễm từ phân chó, mèo, hoặc các đống rác bẩn ngoài vườn, cho nên nếu có thể, bạn hãy tranh các công việc quét dọn rác bẩn trong vườn hoặc tránh tiếp xúc với chó và mèo.

Ở tuần lễ thứ 6:

Sự phát triển của bé: Các ống thần kinh của con đã được đóng kín. Đông thời, kích thước của não bộ cũng phát triển thêm. Các túi mắt đã bắt đầu phát triển trên đầu bé ở tuần thứ 6 và nó tạo thành một đường nhỏ đến tai trong của thai nhi. Tuần thứ 6, khi đi khám thai, mẹ vẫn chưa nghe được tiếng tim thai nhưng trên thực tế, tim của con đã bắt đầu đập rồi đấy. Theo đó, các bộ phận từ đầu của bộ máy tiêu hoá và bộ máy hô hấp cũng đã được hình thành dần dần. Các bộ phận tay, cahan cũng đã xuất hiện. Mặc dù các bộ phận đã và đang hình thành nhưng trên thực tế, những sự phát triển này đều diễn ra cực kỳ nhỏ vì thai nhi  hỉ dài vỏn vẹn từ 2 đến 4 milimet.

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ: Các dấu hiệu nghén nặng thường sẽ xuất hiện trong thời điểm này. Bạn sẽ cảm thấy rất mệt, vì cơ thể đang phải điều chỉnh rất nhiều. Các triệu chứng đau vú và buồn nôn hoặc thậm chí nôn ói hoặc bị ốm nghén vào buổi sáng sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Bạn có thể sẽ ốm nghén cả ngày. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng quá, hãy chăm sóc tốt nhất cho cơ thể và tranh thủ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

Sự phát triển của bé trong tuần thứ 6 và những thay đổi trong cơ thể mẹ

Ở tuần lễ thứ 7:

Sự phát triển của bé: Chiều dài của con hiện tại có thể đã được khoảng 13 milimet và cân nặng khoảng 0.8 gram. Dây rốn được hình thành để con có đủ dinh dưỡng để phát triển và chất thải được thải ra ngoài qua túi ối. Cùng với đó là bộ máy tiêu hóa sẽ hoàn thiện thêm. Tuần thứ 7, khuôn mặt của con vẫn chưa được hình thành, các bộ phận của khuôn mặt như: cái miệng xinh xắn, chiếc mũi bé nhỏ, tai, và sự hình thành sắc tố ở tròng đen của mắt đang cùng phát triển. Chân và tay của con cũng đang phát triển một cách nhanh chóng và hoàn thiện dần.

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ: Sự phát triển của thai nhi sẽ làm xuất hiện các chất nhầy ở tử cung, bít chặt cổ tử cung cho đến khi sinh để bảo vệ bé. Khi phôi thai bám chắc vào thành tử cung, làm bong một ít niêm mạc sẽ làm xuất hiện một vài giọt máu báo mẹ đã mang thai.

Ở tuần thứ 8:

Sự phát triển của bé: Các ngón chân và ngón tay của bé đã đang được hình thành trong thời gian này. Cánh tay đã có thể cử động được nhờ sự hình thành khuỷu tay và cổ tay. Ngoài ra, khuôn mặt cũng có những thay đổi nhất định. Chóp mũi đã nhô lên, môi trên và lớp da mí mắt cũng được hình thành. Máu cũng đã bắt đầu lưu thông theo một hệ tuần hoàn đơn giản nhất, đồng thời, hệ thống tiêu hóa cũng được hoàn thiện hơn. Thời điểm này, phần chồi sau này phát triển thành cơ quan sinh dục của con cũng phát triển trong thời điểm này, tuy nhiên, vẫn chưa biết chính xác là nam nay nữ.

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ: Các dấu hiệu như: mất kinh, ói mửa, mệt mỏi, quần áo chật chội hơn, do tử cung ngày càng phát triển lớn. Lúc này, mẹ nên đi khám thai cẩn thận để được tư vấn các cách chăm sóc sức khỏe cũng như thai nhi một cách tốt nhất. Nếu tình trạng thai nghén của bạn có vấn đề như: bạn đã từng xảy thai nhiều lần, hay mang thai ngoài 35 tuổi hoặc bạn thường có những rắc rối trong những lần mang thai trước thì bạn nên đi khám thai thường xuyên hơn các thai phụ khác và phải được theo dõi suốt quá trình mang thai một cách chặt chẽ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *