Trẻ sơ sinh bị vàng da và cách điều trị hiệu quả

Trẻ sơ sinh vàng da là một hiện tượng thường gặp, rất phổ biến. Các dấu hiệu vàng da thường xuất hiện từ 2 – 3 ngày sau sinh và tự biến mất nếu mẹ biết cách chăm sóc đúng cách.

Nguyên nhân của hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh là do sự tích tụ của bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào máu đỏ bị phá vỡ. Với các bé sơ sinh, khi lượng tế bào máu đỏ cao, và thường xuyên  bị phá vỡ để thay mới, nhưng gan của con chưa đủ mạnh để lọc bilirubin khỏi máu dẫn đến hiện tượng con bị vàng da. Sau khi bé được 2 tuần tuổi, gan đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý bilirubin, thì căn bệnh này sẽ tự hết.

Trẻ sơ sinh bị vàng da và cách điều trị hiệu quả

Vàng da ở trẻ sơ sinh có hai loại:

– Vàng da sinh lý: thường diễn ra từ ngày thứ 1 – 7 sau khi sinh. Trường hợp này, trẻ vẫn ăn ngủ bình thường và các mẹ không cần phải lo lắng, bệnh sẽ tự hết và không nguy hiểm đến tính mạng.

– Vàng da bệnh lý hay vàng da nhân thường gặp ở trẻ sinh non. Trong trường hợp này, các bé sẽ bị vàng da từ đầu đến chân từ khi lọt lòng. Và nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đén nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê dẫn đến tử vong.

Cách phát hiện trẻ sơ sinh bị vàng da:

– Sau khi sinh 1 – 2 ngày, mẹ nên quan sát màu da của con kỹ càng dưới nơi có ánh sáng.

– Dùng ngón tay ấn nhẹ vào trán, mũi và trên cơ thể trẻ. Nếu thấy da có màu vàng mà không trắng hoặc hồng hào giống như các bé khác thì mẹ nên cảnh giác nhé!

– Nếu thấy bé có các biểu hiện bất thường như: quấy khóc, bú yếu, ngủ nhiều, nước tiểu ít và trong, không đi tiêu phân su.

Nếu bé mắc bệnh vàng da do sinh lý thì việc điều trị là rất khó khăn, trẻ cần được loại bỏ chất độc trong cơ thể, và nếu tình trạng nặng thì phải thay máu cho con và làm xét nghiệm để tìm độc chất bilirubin. Đồng thời, uống thuốc điều trị bệnh vàng da theo hướng dẫn của các bác sĩ.

Những điều cần biết về chứng vàng da ở trẻ sơ sinh: Với các bé sinh đủ tháng, tỷ lệ mắc bệnh vàng da là 9%, còn với các bé sinh non thì tỷ lệ này là: 30%. Vàng da sinh lý không nguy hiểm, nhưng vàng da bệnh lý thường rất nguy hiểm nếu bé không được điều trị kịp thời và dứt điểm.

Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da

Cùng chào con giải đáp các thắc mắc khi trẻ sơ sinh bị vàng da:

Vàng da sơ sinh có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da nhẹ sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày, khi chất Bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu. Nhưng khi Bilirubin tăng quá cao và thấm vào não (y học gọi là vàng da nhân). Thì đây là hiện tượng nguy hiểm, có thể làm cho trẻ bị hôn mê, co giật dẫn đến tử vong hoặc các di chứng về tâm thần vĩnh viễn.

Triệu chứng của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng của bệnh là vàng da, vàng vùng tròng trắng của mắt. Các mẹ có thể nhận biết từ một trong các dấu hiệu dưới đây:

  • Vàng lòng bàn tay, lòng bàn chân
  • Nước tiểu có màu tối hoặc màu vàng (trong khi đó, thời gian đầu khi sinh, bé chỉ bú sữa mẹ nên nước tiểu của bé sơ sinh thường không màu).
  • Phân nhạt màu thay vì màu vàng hay da cam ở trẻ sơ sinh thông thường

Các triệu chứng này thường sẽ mất khi bé được 2 tuần tuổi mà không cần điều trị gì, nhưng mẹ nên cho trẻ đi khám để được tư vấn.

Cùng chào con giải đáp các thắc mắc khi trẻ sơ sinh bị vàng da

Làm gì khi trẻ bị vàng da?

Đối với trường hợp vàng da ở trẻ em nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng cho trẻ. Chỉ cần cho trẻ nằm gần cửa sổ, nơi có ánh năng mặt trời chiếu vàu từ 8 – 8h30 mỗi sáng, lúc trời không quá nóng hay quá lạnh). Thường xuyên cho trẻ bú, để giúp bé đào thải nhanh chất Bilirubin qua đường tiêu hóa. Đồng thời, xem xét sự biến chuyển của làn da bé trong 7-10 ngày sau sinh.

Điều trị trẻ sơ sinh bị vàng da

– Chiếu đèn: Ánh sáng của đèn biến Bilirubin thành chất không độc, phân hủy nhanh chóng qua gan và được thải nhanh ra khỏi cơ thể của bé qua đường tiêu hóa và đường tiểu.

– Thay máu: Trong trường hợp bệnh nặng, dùng phương pháp chiếu đèn không có tác dụng, thì thay máu là cách được áp dụng để lấy bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.

Hầu hết các bạn nhỏ đều đáp ứng rất tốt với việc chữa trị và có thể mau chóng trở về nhà sau khi mắc bệnh. Vì thế, các mẹ không nên chủ quan mà khi phát hiện trẻ sơ sinh bị vàng da, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *