Tư vấn cách tính chi phí xây nhà ở chuẩn xác [Cập nhật 2021]

Việc dự tính chi phí xây nhà là một khâu quan trọng. Đảm bảo cho việc chuẩn bị ngân sách phù hợp với nhu cầu xây dựng. Cùng tham khảo cách tính dự trù kinh phí xây dựng chuẩn nhất ngay bây giờ nhé. 

Cần lưu ý điều gì khi tính chi phí xây nhà

Vẫn còn rất nhiều người đang lo lắng rằng, cần tính tiền để xây nhà trước khi thi công ra sao? Nếu nắm được những điều sau đây thì bạn sẽ tránh được việc độn chi phí nên nhiều. Trong khi đó, dự toán xây nhà còn giúp bạn bảo đảm sở hữu một căn nhà như mong muốn.

Trên thị trường xây dựng hiện nay, có rất nhiều nhà thầu. Mức thi công của các đơn vị này sẽ khác nhau. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến việc dự trù chi phí xây nhà: giá nhân công, mặt bằng địa hình, vị trí địa lý…Có thể thấy, giá nhân công ở thành thị và nông thôn có sự chênh lệch lớn. Thành thị luôn cao hơn ở nông thôn. Hay việc nguyên vật liệu ở tình trạng khan hiếm cũng sẽ ảnh hưởng đến kinh phí xây nhà ở của bạn.

Hay như địa hình ở miền núi và đồng bằng nhiều địa hình hiểm trở, khó khăn di chuyển và mang vác nguyên vật liệu lên. Do đó, việc thi công cũng khó hơn đồng bằng phẳng rất nhiều. Vì thế, chi phí xây nhà ở các nơi này không giống nhau, bạn cần xem xét đến những yếu tố đã nêu trên khi tính chi phí xây nhà ở.

Cách tính chi phí xây dựng

Cách tính diện tích xây dựng

Để tính diện tích xây dựng, hiện nay có những cách tính phổ biến sau:

  • Theo tầng trệt: 100%
  • Tầng lầu: 100%/lầu, có bao nhiêu lần thì nhân lên hết
  • Mái: 30% nếu là mái tôn, 50% nếu là mái bằng, 70% nếu là mái ngói
  • Theo sân: 50%

Nhà ở thường

tính chi phí xây dựng nhà ở thường
Nhà ở thường có dạng 1 đến 2 tầng hoặc xây kiểu cấp 4

Với những nhà xây dạng cấp 4 hoặc nhà 2 tầng đổ lên. Diện tích xây dựng được tính theo công thức sau:

  • Phần móng: 40% đến 50% của diện tích xây dựng
  • Phần tầng trệt: tính 100% của diện tích xây dựng
  • Các tầng lầu: 1,2,3 được tính 100% diện tích xây dựng
  • Phần mái nhà: tính theo tùy chất liệu loại mái, nếu là mái tôn lạnh thì tính 15% diện tích xây dựng. Còn nếu là mái bằng đúc bê tông cốt thép tính 100% diện tích xây dựng.
Xem thêm  Những mẫu nhà cấp 4 mái thái chữ L đẹp ấn tượng

Nhà biệt thự

Diện tích xây dựng biệt thự = tổng diện tích phần sàn sử dụng + diện tích các phần (mái, tum, ban công các tầng không làm mái che…). Tính hết các phần không gian được tạo ra. Cụ thể:

Phần gia cố nền khu đất yếu:

cách tính giá xây dựng nhà biệt thự
Gia công nền của biệt thự chắc chắn để bảo đảm khả năng chịu lực
  • Dùng đổ bê tông cốt thép: 20%
  • Không dùng cừ tràm, cọc khoan nhồi, ép cọc… sẽ có mức tính được báo sau khi chủ thi công khảo sát.

Phần móng nhà:

dự trù kinh phí xây nhà ở đẹp
Tính toán chi phí làm móng nhà kiểu biệt thự
  • Loại móng đơn: 20% đến 25% của đơn giá thô
  • Móng băng – bè: 40% đến 60% của đơn giá thô
  • Loại móng cọc: 30% đến 40% của đơn giá thô

Với tầng hầm:

dự tính chi phí xây nhà biệt thự có hầm
Tầng hầm được tính chủ yếu qua độ sâu
  • Hầm có độ sâu < 1m5 so với code đỉnh ram của hầm: 150% diện tích
  • Hầm có độ sâu < 1m7 so với code đỉnh ram của hầm: 170% diện tích
  • Hầm có độ sâu < 2m so với code đỉnh ram của hầm: 200% diện tích
  • Hầm có độ sâu > 3m so với code đỉnh ram của hầm: được báo trực tiếp khi chủ thầu khảo sát

Phần sân:

  • Sân trên có diện tích là 40m2, đổ đà kiềng, có cột, được lát gạch, tường rào xây quanh: 50% diện tích
  • Nếu sân dưới có diện tích là 40m2, đổ đà kiềng, có cột, được lát gạch, tường rào xây quanh: 70% diện tích
  • Sân dưới có diện tích là  20m2, đổ đà kiềng, có cột, được lát gạch, tường rào xây quanh: 100% diện tích
  • Nếu sân thượng được dàn bê tông, có mái che hoặc được trang trí: 75% diện tích mặt sàn
  • Sẽ tính 50% của diện tích mặt bằng sàn nếu sân thượng làm mái che

Phần mái nhà:

  • Loại mái được đổ bê tông có cốt thép: 50% diện tích. Nếu mái không được lát sạch và được lát gạch tính 605 diện tích của mái che.
  • Mái tông dán ngói: tính bằng 85% diện tích nghiêng của mái
  • Phần mái ngói có kèo sắt: tính bằng 60% diện tích nghiêng của mái
  • Mái tôn biệt thự: tính là  30% diện tích của mái nhà
  • Bể nước, bể phốt được tính diện tích là 60 đến 755 diện tích mặt bằng  một sàn ( đơn giá thô)

Tổng tất cả các phần diện tích lại và nhân với hệ số % (gồm cả diện tích sàn xây dựng) = diện tích xây dựng biệt thự (m2)

Xem thêm  Những mẫu trang trí nội ngoại thất nhà cấp 4 đẹp đơn giản

Cách tính mét vuông nhà

Hiện nay, tính chi phí xây dựng dựa trên mét vuông được áp dụng khá rộng rãi. Nó đơn giản, không tốn nhiều thời gian và ít hạng mục. Cách này được chia thành 2 loại chi phí. Bao gồm chi phí thi công phần thô có giá từ 2 triệu 8 đến 3 triệu 2/m2. Trong khi đó, mức giá xây nhà trọn gói là khoảng 4 triệu 3 đến 7 triệu/m2. Khi bạn trao đổi với chủ thầu, tùy theo quy mô công trình và yêu cầu chất lượng vật tư sẽ được báo giá cụ thể nhất.

Cách tính tiền xây nhà làm móng

Móng nhà là một bộ phận quan trọng của ngôi nhà. Nó là nền tảng đầu tiên cần có sự vững chắc và chịu lực tốt. Để đảm bảo được cho các khâu thi công hoàn thiện sau này. Nếu móng nhà không được tính toán tốt thì sẽ gây mất an toàn cho gia đình bạn. Ngoài ra, nó còn làm ảnh hưởng đến chi phí làm móng nhà. Hiện nay, có nhiều loại móng khác nhau thích hợp với từng loại công trình. Vì thế, dựa trên đánh giá yêu cầu sử sử dụng, đặc tính đất nền…mà bạn cần chọn móng cho việc xây nhà ở.

dự trù kinh phí xây dựng móng
Tùy theo loại móng mà chi phí sẽ thay đổi

Để đảm bảo cho việc chịu tải trọng toàn bộ phần kiến trúc của các phần nằm bên trên. Việc dự trù chi phí làm móng nhà cũng khá phức tạp. Và để hỗ trợ cho việc tính toán được dễ dàng, dưới đây là một số công thức bạn có thể tham khảo để áp dụng:

  • Móng đơn: thông thường sẽ được để ngay ở trong đơn giá xây dựng
  • Loại móng băng một phương: 50% x đơn giá phần thi công thô x diện tích tầng 1
  • Móng băng hai phương: 70% x đơn giá phần thi công phần thô x diện tích tầng 1
  • Loại móng cọc hay ép tải: (250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (Nhân công ép cọc: 20.000.000 đ)+ (Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1{+sân} x đơn giá phần thô).
  • Loại móng cọc hay khoan nhồi: (450.000 đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc)+ (Hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1{+sân} x đơn giá phần thô).

Chú ý: Với đóng móng cọc thì sẽ phải chịu ảnh hưởng do chiều dài của cọc. Ngoài ra, chưa tính đến những loại chi phí khác như nhân công làm ép cọc nếu dùng cọc ép tải. 

Ví dụ vềcách tính chi phí xây nhà

Anh T muốn xây nhà có kiến trúc gồm 2 lầu và 1 trệt. Diện tích nền là 5 x10m, sử dụng loại móng băng 1 phương, lợp mái tôn và dùng loại vật tư chất lượng tốt. Hỏi chi phí xây dựng là bao nhiêu?

  • 1 trệt: 6×10 = 60m2
  • 2 lầu: 2x6x10 = 120m2
  • Mái tôn: 30%x6x10 = 18m2
  • Tổng diện tích: 60 + 120 + 18 = 198m2
  • Chi phí làm móng băng 1 phương: 6x10x30%x3.000.000 = 54.000.000 đ
  • Chi phí phần thô và làm hoàn hiện: 198×5.500.000 = 1.089.000.000 đ
Xem thêm  Thiết kế mẫu nhà đẹp 2 tầng 100m2 đẹp nổi bật nhất

Mong rằng với những nội dung tham khảo trên đây về dự tính chi phí xây nhà của chúng tôi sẽ giúp bạn có được ngôi nhà đúng mơ ước, phù hợp với điều kiện kinh tế. Giảm được nỗi lo lắng về việc bị độn chi phí xây dựng lên nhiều. Giúp bạn sẽ chủ động trong việc chuẩn bị tài chính để xây dựng nhà ở cho gia đình.