Xu hướng tự xây nhà ở đang được nhiều người ưa thích, khi chủ nhân có thể sở hữu ngôi nhà với thiết kế mang đậm dấu ấn cá nhân. Nếu bạn cũng muốn tự lên ý tưởng và xây dựng cho mình một ngôi nhà riêng, hãy tham khảo thêm cẩm nang xây nhà để có thêm nhiều kinh nghiệm.
Cẩm nang xây nhà về kế hoạch xây dựng
Vì sao cần phải lên kế hoạch xây dựng tổng thể

Nếu bạn muốn có một căn nhà như mong ước, vừa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cho cả gia đình vừa tiết kiệm thì việc lên kế hoạch xây dựng tổng thể là rất quan trọng. Nếu bạn có được một kế hoạch tổng thể sát thực tế thì sẽ chủ chủ động hơn về kinh tế so với những người không có.
Các bước lên kế hoạch xây dựng tổng thể dành cho chủ nhà
Xác định nhu cầu của cá nhân
Trước khi quyết định xây nhà thì chắc hẳn bạn đã có sơ bộ ý tưởng cho riêng mình, và quan trọng nhất là xác định nhu cầu sử dụng nhà ở:
- Diện tích xây dựng: nhà cấp 4, nhà lầu hay biệt thự
- Số lượng phòng ốc: số tầng, số phòng, diện tích mỗi phòng
- Diện tích những khu vực khác: sân vườn, gara, phòng kho, phòng sách
Sau đó, bạn có tham khảo những người đã từng xây nhà như ba mẹ, hàng xóm, người thân hoặc bạn bè để biết cách xây dựng kế hoạch tổng thể cho ngôi nhà ống đẹp của mình. Hoặc có thể tham khảo trên các trang web, fanpage về tìm hình ảnh về những ngôi nhà đẹp để tìm ý tưởng xây nhà. Tốt nhất là tham khảo các sách báo chuyên ngành có kiến thức nhất định về thiết kế nhà ở, từ đó có thêm nhiều ý tưởng để xây dựng không gian sống thoải mái nhất.
Mục đích sử dụng của ngôi nhà
Việc bỏ ra chi phí để xây dựng một ngôi nhà rất lớn nên bạn cần xác định đúng nhu cầu sử dụng đủ cho các thành viên trong gia đình. Điều này cũng dựa vào thu nhập của các thành viên để cân đối diện tích và phong cách nhà sao cho phù hợp. Bạn nên cân nhắc giữ những nhu cầu sau:
Dùng để ở: sử dụng bao nhiêu năm, dự trù trong tương lai sẽ có thêm thành viên như con dâu, con rể hay cháu nội, cháu ngoại… Hiện nay nhiều gia chủ yêu thích nhà ở được thiết kế theo phong cách hiện đại, lược bỏ bớt các chi tiết rườm rà để mang đến sự năng động, tạo cảm giác khỏe khoắn theo thời gian.
Dùng cho thuê: diện tích khu vực cho thuê. Nếu là cho thuê nhà trọ thì xây bao nhiêu phòng… Phong cách thiết kế nhà cho thuê sẽ khác với nhà ở, vì thế bạn nên xác định nhu cầu ngay từ đầu để tránh phải thay đổi kết cấu nhà ở trong tương lai.
Dùng để kinh doanh: xây thành dạng văn phòng, hoặc xây nhà trống để người thuê tự trang trí.
Diện tích, vị trí cần xây dựng
Sau khi đã xác định được mục đích và nhu cầu sử dụng, bạn cần xác định đúng vị trí xây dựng, tổng diện tích sàn của căn hộ để gia chủ có thể chuẩn bị hồ sơ thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở. Tổng diện tích nhà ở được tính theo công thức: diện tích sàn sử dụng + các diện tích khác (móng nhà, mái, sân vườn, cổng nhà,…).
Cẩm nang xây nhà về tài chính dự tính

Ngân sách là chính là yếu tố quyết định chính đến thiết kế căn nhà, từ lúc chọn thiết kế, mua nguyên vật liệu, chọn chủ thầy và nhân công. Cùng tìm hiểu những mục cần lưu ý để đảm bảo tài chính trong khi xây nhà
Tầm quan trọng của việc dự trù tài chính trước khi khởi công
Dự trù kinh phí là việc vô cùng quan trọng. Việc này giúp gia chủ cân đối tài chính, kiểm soát tài chính để tránh việc “vung tay quá trán” cho một hạng mục, sau đó thì thiếu hụt kinh phí cho các hạng mục khác. Nếu bạn làm tốt công tác dự trù tài chính trước khi khởi công thì có thể tiết kiệm được 30 – 50% so với mua nhà xây sẵn.
Ngoài ra, dự trù kinh phí chi tiết còn mang lại những ưu điểm sau:
- Đảm bảo công trình thi công đúng tiến độ, và thời hạn
- Giúp gia chủ nắm rõ các khoản chi phí tránh thất thoát không đáng có
- Góp phần giúp tâm lý bạn thoải mái khi ngôi nhà hoàn thiện.
Vì thế bạn cần có bảng dự toán kinh phí xây nhà chi tiết, cân đo đong đếm giữa các ưu tiên để chọn được những hạng mục quan trọng cần được ưu tiên. Việc này bạn có thể nhờ cậy những chuyên gia có kinh nghiệm như kiến trúc sư, chủ thầu, tư vấn giám sát để có phương án hợp lý nhất. Tuy nhiên bạn cũng không nên tham khảo ý kiến quá nhiều mà nên tìm hiểu thêm về cẩm nang xây nhà để có thêm lập trường cho bản thân. Đặc biệt là phải luôn phải chuẩn bị phần chi phí phát sinh. Chi phí phát sinh cho việc xây nhà là phần chi phí dùng cho những việc phát sinh trong quá trình thi công và mua sắm nội thất cho gia đình. Mức chi phí phát sinh cần chuẩn bị là khoảng 10% tổng chi phí xây nhà của bạn.
Các khoản chi phí cần xác định trong quá trình xây nhà
Chi phí cho giấy phép, thủ tục xây dựng cần thiết
Trước khi tiến hành xây nhà mái lệch cấp 4 hay bất kỳ kiểu nhà nào thì bạn phải có giấy phép xây dựng nhà ở. Nếu mục đích sử dụng đất là chính thống đã được nhà nước phê duyệt thì bạn có thể dễ dàng xin được giấy phép. Hiện nay lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ là: Hà Nội (75.000vnđ/giấy phép), Hồ Chí Minh (50.000vnđ/giấy phép)
Chi phí cho việc phá dỡ nhà cũ (nếu có)
Nếu bạn muốn xây dựng nhà mới từ một ngôi nhà cũ thì sẽ phải tốn chi phí để tháo dỡ nhà cũ. Tuy nhiên điều này cũng có mặt lợi là bạn có thể sử dụng phần xà bần sau khi tháo dỡ để san lấp mặt bằng hoặc bán cho những đơn vị thu mua xà bần. Vì đây là vật liệu chất lượng được mua với giá rất cao, có thể giúp bạn bù một phần vào chi phí tháo dỡ.
Chi phí cho việc làm móng nhà (hoặc gia cố móng nếu muốn cải tạo)
Xây dựng nền móng là khâu tiêu hao rất nhiều chi phí của gia chủ. Tuy nhiên đây cũng là phần không thể thiếu vì nếu móng nhà không được thiết kế và thi công đảm bảo chất lượng an toàn thì sau một thời gian sử dụng, ngôi nhà sẽ dễ bị lún, nứt tường, hoặc nặng hơn là sập nếu có chấn động mạnh.
Chi phí xây dựng cơ bản (xây thô, đổ trần và sơn nước)
Đây là phần chi phí lớn nhất trong toàn bộ công trình, được tính dựa vào số m2 xây dựng. Tùy vào nhu cầu gia đình: nhà cấp 4, nhà tầng hay biệt thự mà các mức chi phí xây dựng và hoàn thiện sẽ khác nhau. Tuy nhiên vì giá vật liệu xây dựng có thể tăng cao tùy thuộc vào mùa, điều kiện kinh tế xã hội vì thế bạn nên có thêm một khoản dự phòng phí khoảng 10-20% để kịp xoay sở những khi cần thiết.
Chi phí trang trí nội thất (đồ nội thất, đồ gia dụng, đồ trang trí phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, sân thượng…)
Trang trí nội thất bao gồm rất nhiều khoản như phí đi lại đường điện nước, phí làm trần thạch cao, phí sơn tường, phí lát sàn và đồ nội thất. Đây đều là các hạng mục thiết yếu, vì thế bạn nên dựa vào nhu cầu, mục đích sử dụng cũng như ngân sách gia đình bạn để lựa chọn phương án tối ưu.
Sau khi đã bản kế hoạch kinh phí xây nhà, tùy vào nhu cầu và điều kiện tài chính mà bạn nên cân nhắc để làm sao vẫn xây dựng một ngôi nhà vừa đầy đủ, chu toàn mà vẫn đảm bảo không lãng phí. Nếu sau khi dự trù kinh phí, phần ngân sách bạn hiện có vẫn còn dư thì có thể yên tâm xây nhà. Trong trường hợp thiếu hụt kinh phí, bạn nên cân nhắc đến những bí quyết nhỏ để tiết kiệm chi phí.
Những mẹo nhỏ giúp tối ưu chi phí giúp tiết kiệm tài chính của chủ nhà

Tìm hiểu kiến thức cơ bản về xây dựng thông qua cẩm nang xây nhà
Điều này sẽ giúp bạn có thể tự giám sát công trình thay vì phải thuê người, vừa tiết kiệm chi phí, vừa được tham gia vào quá trình xây dựng nên tổ ấm. Bạn có thể tham khảo thông qua những người quen đã có kinh nghiệm, hoặc học hỏi từ các diễn đàn, trang web uy tín về thiết kế nhà ở.
Chọn đơn vị thi công xây nhà phố trọn gói chuyên nghiệp
Trọn gói xây dựng nhà bao gồm chi phí nhân công, vật tư, lãi… Điều này sẽ giúp bạn không lo lắng đến các khoản chi phí bị phát sinh trong quá trình xây dựng. Ngoài ra bạn có thể nhận được mức giá tốt nhất từ nhà thầu, tốt hơn so với việc bạn tự chọn riêng lẻ từng dịch vụ.
Lên danh sách các đồ gia dụng cần thiết cho gia đình theo tiêu chí: Khẩn cấp – quan trọng
Danh sách này có thể có thể lập trước khi xây nhà, hoặc cũng có thể lập theo tháng, năm để bạn biết gia đình mình đang cần mua những gì. Cách này sẽ kiểm soát mua những món đồ không cần thiết.
Với mỗi món vật dụng, bạn nên dự trù kinh phí hoặc xem xét chọn mua vào các thời điểm khuyến mãi lớn của các thương hiệu. Tuy nhiên hãy nhớ chọn đồ bền, tốt, đúng nhu cầu sử dụng lâu dài để tránh phải đổi mới trong thời gian ngắn.
Tái sử dụng triệt để
Những đồ dùng cũ, chưa hư hỏng có thể tiết kiệm chi phí mua sắm mới ban đầu. Ví dụ như tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt, bàn ghế, tủ quần áo đều có thể tái sử dụng, sau đó sẽ mua mới khi phù hợp. Tái sử dụng và tăng giá trị sử dụng góp phần tiết kiệm tài chính cho gia đình bạn.
Thanh lý đồ nội thất không phù hợp cho nhà mới
Bên cạnh việc tái sử dụng đồ cần thiết thì bạn cũng có thể thanh lý những món hàng không phù hợp cho nhà mới. “Cũ ta mới người”, bạn có thể thanh lý bớt sau đó có một khoản phí mới để chi trả các khoản khác trong gia đình mình.
Cẩm nang xây nhà về lựa chọn thiết kế, thi công công trình nhà ở
Để tìm một kiến trúc sư và đội ngũ thi công thiết kế mô hình nhà đẹp thật không dễ dàng. Đây là hai nhân tố vô cùng quan trọng giúp cho gia chủ có thể yên tâm làm việc và hợp tác để có thể xây dựng nên một ngôi nhà hoàn chỉnh như thế muốn. Vì thế sau khi có ý tưởng xây nhà thì bạn hãy bắt tay đi tìm kiến trúc sư và đội ngũ thi công nhé
Tầm quan trọng trong việc lựa chọn kiến trúc sư, và đội ngũ thi công
Sau khi có ý tưởng thi công nhà ở, gia chủ nên tìm những đội ngũ thiết kế chất lượng có kinh nghiệm chuyên môn. Điều này sẽ mang lại những tư vấn thiết kế mang tính thực tế cao, giúp bạn tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức một cách hiệu quả. Cùng cẩm nang xây nhà tìm hiểu kỹ hơn về tầm quan trọng trong việc lựa chọn đúng nhu cầu:
Giúp tiết kiệm, tối ưu chi phí
Xây dựng nhà cửa sẽ cần chi bao nhiêu, trang trí ngoại thất và nội thất như thế nào. Nhà thầu sẽ giúp bạn thống kê chi tiết và cụ thể các hạng mục ngân sách đồng thời sẽ đưa ra những gợi ý giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí.
Đảm bảo kết cấu nhà vững chắc, đạt các tiêu chuẩn về nhà ở của Việt Nam
Trong suốt quá trình thi công xây dựng, nhà thầu sẽ cùng đồng hành với chủ nhà trong công tác giám sát tiến độ của đội ngũ nhân công. Trong quá trình này, nếu bạn muốn thay đổi bản vẽ cũng sẽ được tư vấn và hỗ trợ, từ đó giúp đảm bảo ngôi nhà đạt được chất lượng tốt nhất.
Hoàn thành đúng thời hạn tiến độ
Đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, công nhân thi công lành nghề, trang bị các công cụ thi công hiện đại sẽ giúp tiến trình xây nhà đúng tiến độ, tiết kiệm chi phí nhưng chất lượng vẫn không thay đổi theo năm tháng. Đồng thời giúp bạn sửa chữa, nâng cấp nhà dễ dàng trong tương lai.
Cam kết chất lượng công trình xây dựng, có bảo hành
Thông qua các buổi giám sát tác quyền hay tư vấn trực tiếp, nhà thầu sẽ giúp bạn kiểm trai trong từng chi tiết đã mang đến cho khách hàng ngôi nhà có chất lượng tốt, cùng tính thẩm mỹ cao & hiệu quả trong sử dụng. Đồng thời bạn cũng sẽ nhận được nhiều chính sách bảo hành và hậu mãi khi sử dụng dịch vụ trong tương lai.
Giúp chủ nhà không cần tốn nhiều thời gian theo dõi nhưng vẫn đảm bảo tiến độ và chất lượng
Đội ngũ nhà thầu uy tín không chỉ có nhân công xây dựng mà còn có đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư lâu năm có kinh nghiệm trong nhiều công trình nhà ở.
Những lưu ý cần biết khi lựa chọn kiến trúc sư thực hiện thiết kế bản vẽ nhà ở

Kiến trúc sư là nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công và chất lượng của nhà mái bằng ba gian nói riêng hay nhà ở nói chung. Vì thế gia chủ hãy điểm qua những yếu tố quyết định nên chọn kiến trúc sư nào để tin tưởng giao phó tổ ấm của mình.
Năng lực, trình độ của kiến trúc sư
Một kiến trúc sư được công nhận thường phải có tuổi nghề trên 2 năm tính từ thời điểm tốt nghiệp đại học. Điều này giúp đảm bảo kiến trúc sư tích lũy đủ lượng kiến thức ngành để có thể thiết kế nhà ở.
Bên cạnh đó, gia chủ phải kiểm tra qau những sản phẩm kiến trúc của kiến trúc sư đó, về những mặt như tính ứng dụng, tính thẩm mỹ, tính bền vững, tính kinh tế. Trong đó, kiến trúc sư thực hiện những công trình có quy mô và mức đầu tư tốt thì có thể cân nhắc để lựa chọn cho gia đình.
Khả năng nắm bắt ý tưởng của kiến trúc sư với mô tả bản vẽ mà chủ nhà miêu tả
Kiến trúc sư chính là người lên kế hoạch, thiết kế quy hoạch, nội thất, cảnh quan cho nhà ở. Những quyết định của họ sẽ đóng vai trò quyết định để tạo nên một thiết kế tổng thể có kiến trúc mới lạ và đẹp mắt. Vì thế, việc họ nắm bắt ý tưởng thông qua những mô tả của chủ nhà là vô cùng quan trọng. Ngoài những gặp gỡ ban đầu thì kiến trúc sư cũng theo sát trong quá trình xây dựng nhà ở. Vì thế những tố chất như tư duy logic, khoa học và cảm thụ nghệ thuật một cách nhạy bén kiến trúc sư sẽ giúp cho công tác thiết kế, quản lý công tác thi công và đảm bảo nhà ở được hoàn thành theo đúng kiến trúc và quy hoạch ban đầu.
Bảng dự tính chi phí theo bản vẽ mà kiến trúc sư dự toán
Sau đã tìm được kiến trúc sư đúng với mong muốn, hai bên sẽ tiến hành thiết kế bản vẽ sơ bộ tùy vào loại hình của ngôi nhà cũng như yêu cầu thiết kế. Sau đó nhà thầu sẽ dựa vào hồ sơ thiết kế đã được chủ đầu tư phê duyệt để tiến hành phân tích các số liệu để đưa ra bảng báo giá dự toán chi tiết cho chủ đầu tư. Kiến trúc sư cũng sẽ là người giúp bạn kiểm kê những thông thế số này hoặc hỗ trợ thay đổi khi cần thiết.
Bản thiết kế công trình cần có
Theo cẩm nang xây nhà, trước khi bước vào thi công nhà ở, kiến trúc sư cần cung cấp những bản vẽ sau:
- Bản vẽ thiết kế cơ sở (bản vẽ thiết kế thi công) nhà bao gồm các thông tin như mặt bằng, vị trí nhà ở và hiện trạng của căn nhà hiện đại.
- Bản vẽ kỹ thuật bao gồm mặt bằng các tầng, mặt cắt, mặt đứng của các phần cấu tạo của ngôi nhà. Bản vẽ này bao gồm các con số
- kỹ thuật và tính toán của từng bộ phận nhà ở để bên xây dựng có thể tiến hành thi công.
- Bản vẽ xây dựng bao gồm các thiết kế, khu vực nhà ở được thể hiện bằng các kí hiệu theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
Những lưu ý cần quan tâm khi lựa chọn nhà thầu, đội ngũ thi công

Năng lực thực hiện của nhà thầu
Trước khi tiến hành hợp tác, bạn hãy xem xét qua những yếu tố quyết định năng lực của chủ thầu:
- Nhà thầu có chứng chỉ năng lực xây dựng dân dụng hạng I
- Số năm kinh nghiệm cùng các dự án có liên quan cũng như các dự án khác đã từng thực hiện
- Các trình tự thủ tục pháp lý, xin phép xây dựng được đảm bảo được thực hiện một cách nhanh gọn và chuyên nghiệp.
- Thời hạn bàn giao nhà sẽ được thực hiện đúng với cam kết.
- Có chế độ bảo hành an toàn, chuyên nghiệp. Thông thường nhà ở sẽ được bảo hành kết cấu 5 năm và bảo hành phần hoàn thiện trong vòng 1 năm.
Đội ngũ thi công, tuổi đời
Một công ty xây dựng tồn tại và phát triển lâu dài chứng tỏ sự uy tín, vì một đội ngũ không có năng lực và uy tín thì không thể tồn tại lâu được. Thế nên bạn nên chọn những đội ngũ thi công có tuổi đời trên 10 năm để yên tâm giao phó tổ ấm của mình.
Mức giá của đội ngũ thi công so với khảo giá trước đó
Trước khi lựa chọn nhà thầu, đội ngũ thi công, bạn nên tham khảo giá trước ở những người quen, hoặc trên các diễn đàn thi công nhà ở. So sánh giá và chất lượng giữa các nhà thầu sẽ giúp bạn chọn được đơn vị phù hợp nhất.
An toàn lao động trong quá trình xây dựng
Một đơn vị nhà thầu uy tín phải đảm bảo các quy định về an toàn khi xây dựng nhà ở như: công tác quản lý an toàn, hệ thống quản lý công trường trong khi thi công nhà ở, kiểm định an toàn xây dựng đạt tiêu chuẩn, giám sát công trình có chứng chỉ hành nghề. Đồng thời phải chịu trách nhiệm về các việc liên quan đến cộng đồng như đảm bảo an toàn môi trường, không gây ô nhiễm tiếng ồn, nguồn nước…
Nhà thầu thi công là trọn gói hay thi công một phần (chỉ thi công thô hoặc thi công hoàn thiện)
Nên chọn nhà thầu thi công trọn gói công trình, do trực tiếp chủ thầu thi công mà không giao khoán cho bên ngoài, không sang nhượng hoặc bán thầu cho đơn vị khác. Điều này sẽ giúp gia chủ đảm bảo theo sát được quá trình thi công, đảm bảo về tiến độ thi công, chất lượng công trình, sử dụng đúng loại vật liệu đã ký kết.
Ngoài ra những đơn vị thi công trọn gói vừa có mức giá rẻ, vừa quản lý được kế hoạch xây dựng nhà của mình mà không cần thông qua quá nhiều đơn vị trung gian từ đó không có nhiều chi phí phát sinh nào nằm ngoài dự toán.
Những lưu ý trong quá trình xây dựng nhà ở
Giám sát công trình là hạng mục vô cùng quan trọng chủ nhà không thể bỏ qua trong quá trình xây dựng ở nhà. Cùng cẩm nang xây nhà tìm hiểu một số lưu ý cần biết trong quá trình giám sát công trình.
Lưu ý về việc giám sát thi công
Trong quá trình thi công nhà ở, gia chủ và chủ thầu đều cần thiết tham gia vào quá trình giám sát thi công để đưa ra phương án xây dựng tốt nhất. Nếu là những công trình biệt thự, có diện tích lớn thì cần thuê riêng một giám sát viên có trình độ chuyên môn nhất định, có chứng chỉ hành nghề được cấp phép. Trong quá trình giám sát thi công thì kiến trúc sư cũng sẽ hoàn thiện bản vẽ thiết kế chi tiết tốt hơn, từ đó giúp quá trình xây dựng đạt được chất lượng tốt nhất, đảm bảo an toàn cho cả nhân công và gia chủ trong quá trình sinh sống sau này. Người giám sát thi công sẽ tiến hành theo dõi, kiểm tra tiến độ thi công công trình, xử lý những vấn đề phát sinh và báo cáo, cập nhật tình hình cho gia chủ, kiến trúc sư hoặc chủ thầu biết để ngăn chặn những sai sót xảy ra trong xây dựng.
Thời gian giám sát
Công việc giám sát thi công công trình phải được thực hiện xuyên suốt quá trình xây dựng, từ lúc mới bắt đầu khởi công xây dựng cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công trình xây dựng. Vì thế người giám sát sẽ có mặt tại công trường hằng ngày để đảm bảo tiến độ.
Đầu tiên giám sát cần đảm bảo các phương án an toàn lao động cho toàn thể nhân công xây dựng. Thêm vào đó các thiết bị, vật tư phục vụ thi công phải đạt tiêu chuẩn an toàn trước khi đưa vào sử dụng. Sau đó dựa vào bản vẽ công trình đã được phê duyệt, giám sát sẽ kiểm tra tiến độ thi công có đúng quy chuẩn không. Bên cạnh đó cũng đốc thúc công nhân xây dựng đúng tiến độ, đồng thời cũng nhắc người lao động tuân thủ các quy định về an toàn lao động và tiêu chuẩn kỹ thuật.
Chất lượng vật liệu sử dụng trong suốt quá trình
Việc đảm bảo chất lượng vật liệu xây dựng là điều vô cùng quan trọng để quyết định chất lượng công trình sau khi hoàn thành. Vì thế công kiểm tra vật liệu xây dựng là việc người giám sát cần theo sát.
Bản báo cáo tiến trình thi công thực tế so với kế hoạch, mức độ hoàn thiện, chất lượng công trình
Trong quá trình thi công xây dựng nhà có lẽ sẽ có những sự cố phát sinh, vì thế cần có người giám sát để đưa ra biện pháp ngăn ngừa và giải quyết. Sau đó thực hiện bản báo cáo các thông số cụ thể để giúp chủ nhà có thể xem xét được mức độ hoàn thiện và chất lượng công trình.
Sau khi nhà ở được hoàn công, giám sát cần kiểm tra, phối hợp với gia chủ và nhà thầu để nghiệm thu các hạng mục đã hoàn thành. Trong quá trình kiểm tra nếu có vấn đề phát sinh thì bên giám sát có thể yêu cầu nhà thầu giải quyết.
Lưu ý về sai phạm và quy cách xây dựng
Bên cạnh thực hiện việc giám sát thi công thì người đảm nhiệm công tác giám sát công trình cần kiểm tra những sai phạm trong quá trình xây dựng để khắc phục kịp thời. Trong đó, những khâu quan trọng nhất cần đảm bảo:
Đảm bảo an toàn cho người lao động
Người giám sát cần tăng cường kiểm tra, quản lý đối với công tác an toàn về người và tài sản trong quá trình xây dựng nhà ở.
Những loại thiết bị dùng trong xây dựng cần bơm bê tông, hệ thống cốp pha, giàn giáo, sàn treo nâng người chỉ được sử dụng đối với những nhân công có kinh nghiệm tay nghề cao. Trước khi dùng phải được kiểm định, khai báo sử dụng với chủ nhà và chủ thầu để đảm bảo mức an toàn tốt nhất.
Kiên quyết dừng thi công đối với những nhân công không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động. Yêu cầu chủ thầu khắc phục khi phát hiện vi phạm các quy định về an toàn lao động.
Xây dựng đúng bản vẽ, quy định đã được làm rõ trong hợp đồng, giấy phép xây dựng đã nêu trước đó
Giám sát có thể đề nghị chủ thầu điều chỉnh công tác xây dựng khi phát hiện sai sót, bất hợp lý trong với bản vẽ thiết kế đã được thống nhất ban đầu. Vì thế người giám sát cần đảm bảo phải theo dõi, cập nhật tình hình tiến độ tại công trường thường xuyên, phân công công việc hợp lý và nghiệm thu các hạng mục đạt chất lượng thi công trước khi tiến hành xây dựng các hạng mục mới.
Thời gian hoàn thiện và xử phạt nếu chậm tiến độ hoặc vi phạm sai phạm
Nếu trong quá trình giám sát, người giám sát nếu phát hiện thấy các sai phạm trong việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, hoặc trái với các quy định của hợp đồng thì giám sát có thể đề nghị tạm dừng thi công đối với nhà thầu đó. Sau đó sẽ làm báo cáo để gửi cho gia chủ, báo cáo về những sự cố và cùng phối hợp các bên liên quan giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công xây dựng nhà ở.
Nếu phát hiện thấy nhân công làm chậm tiến độ và có thể ảnh hưởng đến thời điểm bàn giao công trình thì người giám sát phải có trách nghiệm đốc thúc, quản lý nhân lực hiệu quả. Ngoài ra chủ nhà cũng nên thực hiện việc giám sát khoa học bằng cách tham gia để giám sát lại những người đi giám sát để đảm bảo mức độ công minh trong quá trình xây dựng
Cẩm nang xây nhà trong vấn đề nghiệm thu công trình

Nghiệm thu nhà ở là quá trình kiểm định, thu nhận và kiểm tra nhà sau khi xây dựng. Đây là khâu rất quan trọng và cần thiết giúp đảm bảo an toàn và chất lượng của nhà ở, kiểm tra xem nhà ở hiện thực có tuân thủ đúng theo hợp đồng và bản vẽ xây dựng hay không.
Thông thường quá trình nghiệm thu sẽ được thực hiện bởi gia chủ cùng với chủ thầu để đánh giá nhà ở có đủ chất lượng để đưa vào sử dụng hay không. Nếu trong quá trình nghiệm thu phát hiện các lỗi thì nhà thầu phải khắc phục và chịu mọi chi phí. Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc nghiệm thu nhà thì bạn cần nhờ những người chuyên môn kiểm tra chất lượng giúp mình và đánh giá một cách tốt nhất cho căn nhà của bạn.
Những vấn đề chủ nhà cần kiểm tra trong quá trình nghiệm thu
Kiểm tra tiêu chuẩn, chất lượng công trình, thời hạn bảo hành cho từng mục (sơn nhà, chống thấm, kết cấu, bản vẽ…)
Bên chịu trách nhiệm nghiệm thu sẽ dựa vào tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng để tiến hành quá trình kiểm tra chất lượng phần thô như nguyên vật liệu, chất liệu sơn chống thấm, màu sắc, kiến trúc ngoại thất… Sau đó kiểm tra đến phần nội thất và đặc biệt là đường điện nước, đèn điện trong căn nhà, cụ thể như:
Kiểm tra phần thô
- Tường nhà có bị nứt hay không, màu sơn có đều không, có được phối đúng như với bản vẽ không.
- Sơn tường có bị bẩn không, được sơn không phẳng hay đồng bộ với trần nhà hay không.
Đối với đường điện nước:
- Kiểm tra ổ cắm điện xem chúng đã có nguồn điện chưa, số lượng các ổ cắm điện có đủ không.
- Kiểm tra hệ thống đèn ở phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp và nhà vệ sinh… xem chúng có hoạt động tốt không.
- Kiểm tra hệ thống điều hòa.
- Kiểm tra hệ thống thoát nước, xem nước chảy mạnh hay yếu, nhất là lực nước từ vòi sen và vòi vệ sinh.
Đối với phần nội thất căn hộ:
- Các thiết bị như kệ bếp, giường ngủ, cửa sổ, cửa nhà đã đúng chất lượng chưa (có bị nứt vỡ, rộp do thấm nước hay không…)
- Các ổ khóa có lắp ráp chuẩn chưa, để đảm bảo an toàn cho toàn bộ khu nhà ở…
Các bản vẽ, giấy tờ cần thiết cho việc bảo dưỡng, bảo trì công trình sau này
Sau khi nghiệm thu nhà ở, bạn nên hỏi thêm một số thông tin về việc bảo dưỡng, bảo trì công trình sau này.
Những thông tin bảo trì nhà ở thông thường trên thị trường hiện nay:
- Phần kết cấu nhà ở được bảo hành trong vòng 5 năm
- Phần nguyên vật liệu được bảo hành tùy thuộc vào chất lượng, chất liệu cao cấp được bảo hành trong vòng 5 năm, vật liệu trung bình được bảo hành trong vòng 3 năm.
- Toàn bộ công trình nhà mới sẽ được kiểm tra khoảng 6 tháng một lần, kéo dài đến hết 3 năm đầu từ khi bàn giao. Bạn cần kiểm tra kỹ những bản vẽ, giấy tờ cần thiết cho việc bảo dưỡng, bảo trì công trình sau này để tránh những sự cố phát sinh sau này ảnh hưởng đến nhu cầu sinh sống của gia đình. Bạn nên có đầy đủ thông tin liên hệ của chủ thầu bao gồm tên và điện thoại của chủ thầu để liên hệ khi cần thiết.
Tìm kiếm nhà thầu, thiết kế ở đâu thì uy tín
Chọn nhà thầu xây dựng uy tín là điều vô cùng cần thiết khi xây nhà. Họ sẽ giúp tư vấn các phương án tối ưu giúp bạn có một ngôi nhà ưng ý mà tiết kiệm chi phí. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà thầu, và công ty Betaviet là một đơn vị uy tín ở thủ đô Hà Nội, với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết.
Công ty đã có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế và thi công xây dựng. Bạn có thể lựa chọn trọn gói dịch vụ xây dựng từ Betaviet, từ khâu tư vấn thiết kế, thi công xây dựng đến chọn đồ nội thất cho gia đình. Vì thế Betaviet có thể giúp bạn xây dựng ngôi nhà đẹp vừa đáp ứng yêu cầu công năng, thẩm mỹ vừa đảm bảo vừa vặn kinh phí đề ra.
Nếu bạn có nhu cầu xây dựng nhà ở, hãy liên hệ với Betaviet thông qua những kênh sau:
- Địa Chỉ: Tầng 8, Tòa nhà BETAVIET, số 9A, đường Thanh Liệt, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
- Hotline thiết kế: 0915 010 800
- Hotline thi công: 0986 276 800
- Hành chính: 024 6674 6376
- Email: lienhe@betaviet.vn
- Website: https://betaviet.vn/
Bài viết giới thiệu cẩm nang xây nhà từ A đến Z giúp bạn có thể lên kế hoạch tỉ mỉ cho từng khâu trong quá trình xây dựng nhà ở. Chúc bạn sẽ tìm được đơn vị hợp tác ưng ý để có thể thi công mẫu nhà đẹp và khác biệt, với không gian sống thoải mái nhất.