Top 20+ Loại cây thủy sinh dễ trồng, đẹp và giúp lọc không khí 

Cây thủy sinh không những đem đến cho ngôi nhà vẻ tươi mới, trong sáng. Mà nó còn giúp thanh lọc không khí hiệu quả. Dưới đây là top 20 loại cây thủy sinh có thể khiến bất cứ ai “yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên”. 

1. Kim ngân thủy sinh

Cây kim ngân là loài cây thân gỗ nhỏ, có tán cây xòe rộng. Kích thước cây thủy sinh để bàn tương đối nhỏ. Phù hợp để ở cả bàn làm việc, bàn uống nước và bàn, kệ trang trí. Không những có tác dụng làm đẹp không gian mà nó còn có khả năng thanh lọc không khí, đuổi muỗi rất tốt.

Cây kim ngân thủy sinh
Cây kim ngân thủy sinh

Một chậu kim ngân thủy sinh nho nhỏ chắc chắn sẽ khiến ngôi nhà của bạn trở nên bắt mắt và hiện đại hơn rất nhiều. Hình ảnh của thân cây cuộn xoắn và chùm rễ sum suê chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng. Mặc dù là cây ưa sáng, tuy nhiên bạn không nên đặt kim ngân thủy sinh ở nơi có ánh sáng trực tiếp. Vì ánh sáng nhiều có thể khiến cây bị cháy lá, không thể quang hợp và sinh trưởng, phát triển.

2. Trầu bà thủy sinh

Trầu bà là loại cây thủy sinh có sức sống mạnh mẽ. Kể cả khi sống trong môi trường kín như ở trong văn phòng, thì nó vẫn xanh tốt một cách lạ lùng. Với đặc điểm thân leo và rễ chùm, khi trồng trầu bà thủy sinh, bạn sẽ dễ dàng quan sát được toàn bộ vẻ đẹp của nó.

Trầu bà thủy sinh
Trầu bà thủy sinh

Không những mang vẻ ngoài trẻ trung và tươi mới mà trầu bà trồng thủy sinh còn có khả năng hấp thụ khí độc trong không khí. Giúp giảm stress và lo âu. Đem đến những nguồn cảm hứng mới cho con người. Đặc biệt nếu đặt một chậu trầu bà thủy sinh bên cạnh máy tính. Nó còn có thể hấp thụ các tia bức xạ có hại cho sức khỏe. Từ đó giúp con người hạn chế các bệnh về mắt.

3. Vẩy ốc thủy sinh

Vẩy ốc là loại cây thường được dùng để trang trí bể cá. Ngoài loại có màu xanh truyền thống, vảy ốc còn có thể mang màu hồng đỏ bắt mắt, màu vàng cam nổi bật. Trồng cây vẩy ốc bên trong bể cá vừa có tác dụng làm đẹp không gian. Lại cung cấp môi trường sống lý tưởng cho các loài thủy sinh.

Cây thủy sinh vẩy ốc
Vẩy ốc thủy sinh

Cây vẩy ốc tương đối dễ trồng và chăm sóc. Cây trưởng thành có thể đạt chiều cao từ 20 đến 50cm. Cây có nguồn gốc từ Châu Á, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiều khí CO2. Chúng cũng rất ít gặp các loài sâu bệnh gây hại.

4. Ngọc ngân thủy sinh

Ngọc ngân là loại cây thủy sinh được rất nhiều người Việt Nam chọn dùng để trang trí văn phòng, nhà cửa. Bởi nó mang trong mình vẻ đẹp độc đáo, khó nhầm lẫn. Phía trên lá là các khoảng xanh trắng xen kẽ nhau. Bộ rễ chùm khỏe mạnh đâm sâu vào chậu. Dù là ai, bạn cũng không thể phủ nhận sự mạnh mẽ của loài cây này.

Cây thủy sinh trong nhà ngọc ngân
Ngọc ngân thủy sinh

Thông thường rễ cây kim ngân có màu trắng ngà. Khi rễ cây đổi màu có nghĩa là cây đã bị bệnh. Lúc này bạn nên đổ bớt nước và cắt phần rễ đã bị hỏng. Để cây có thể sinh trưởng lại. Đặc biệt, ngọc ngân thủy sinh rất kén chọn nước trong bình. Nếu sử dụng nước máy để trồng cây thì bạn cần để nước trong bình 1 ngày để loại bỏ hết clo. Sau đó cho thêm ½ viên B1 để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

5. Lan ý thủy sinh

Nghe cái tên lan ý đã thấy sự sang trọng và cao cấp của loài cây thủy sinh này. Theo quan niệm xưa, lan ý là biểu tượng cho sự bình yên và thanh nhã. Hoa của lan ý có màu trắng ngọc ngà và thanh khiết. Tất cả các bộ phận của cây đều mang những ý nghĩa tốt đẹp.

Cây thủy sinh để bàn lan ý
Lan ý thủy sinh

Trong điều kiện sống thủy sinh, lan ý khá dễ trồng và chăm sóc, ít gặp sâu bệnh gây hại, tuổi thọ cao. Cây trưởng thành có thể đạt chiều dài cuống lá từ 12 đến 65cm, chiều rộng lá là từ 3 đến 25cm. Khi gặp hiện tượng thiếu nước, lá cây thường rủ xuống, thiếu sức sống. Tuy nhiên bạn không cần phải quá lo lắng, chỉ cần thêm nước vào chậu cây và chờ từ 5 đến 10 phút. Sau khoảng thời gian này cây sẽ tươi lại y như ban đầu.

6. Lưỡi mèo thủy sinh

Cũng giống như vẩy ốc, lưỡi mèo cũng là loại cây được trồng chủ yếu trong các loại bể cá thủy sinh. Tuy nhiên, không mang hình dáng nhỏ bé như vẩy ốc, lưỡi mèo có kích thước lá to. Chúng thường mọc thành bụi, tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian bên trong bể. Ngoài tác dụng trang trí, lưỡi mèo còn có thể thanh lọc khí và tăng cường khí oxy có trong bể cá.

Xem thêm  Honeysuckle - Features, effects and care
Cây thủy sinh đẹp lưỡi mèo
Lưỡi mèo thủy sinh

Lưỡi mèo thủy sinh sở hữu bộ rễ chùm dài và rộng. Nên nó có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong nhiều môi trường bể cá khác nhau. Có chúng, bể cá nhà bạn sẽ đẹp một cách “không thể phủ định”.

7. Kim tiền thủy sinh

Kim tiền hay kim phát tài là mẫu cây cảnh có thể được trồng dưới dạng thủy sinh và đất chậu. Thường thì cây trồng thủy sinh có kích thước nhỏ hơn cây trồng trong chậu một chút. Thân kim tiền mọng nước, mập mạp, là biểu tượng cho tài lộc, may mắn và những điều tốt đẹp.

những loại cây trồng trong nước kim tiền
Kim tiền thủy sinh

Ngoài làm đẹp không gian sống bằng vẻ ngoài bắt mắt, kim tiền thủy sinh còn có thể giúp con người cải thiện sức khỏe. Cụ thể nó có thể làm giảm tình trạng căng thẳng mắt. Tăng cường khí oxy và thanh lọc không khí, giảm stress hiệu quả. Mặc dù mang nhiều ý nghĩa tích cực, nhưng trong cuống lá và nhựa cây của kim tiền có chứa một lượng nhỏ độc tố. Vì thế, bạn nên để cây tránh xa tầm tay của trẻ em. Nhằm hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

8. Tóc tiên thủy sinh

Khi nhắc đến tóc tiên, khá nhiều người sẽ nghĩ ngay đến loại cây tóc tiên sống trên cạn với những bông hoa màu hồng đẹp mắt. Tuy nhiên đây là loài tóc tiên thủy sinh, nên hình dáng của nó có phần khác biệt với cây trên cạn. Cũng là dạng lá thuôn dài, tuy nhiên kích thước của tóc tiên thủy sinh lớn hơn tóc tiên trên cạn khá nhiều.

tóc tiên thủy sinh
Tóc tiên thủy sinh

Theo các chuyên gia cây cảnh, tóc tiên thủy sinh là biểu tượng cho tình bạn bền vững, sức sống mạnh mẽ. Nếu sở hữu loài cây thủy sinh này trong bể cá nhà mình, chắc chắn nó sẽ tạo nên một điểm nhấn hoàn hảo. Giúp ngôi nhà của bạn trở nên đẹp và tiện nghi hơn.

9. Phú quý thủy sinh

Nếu bạn muốn ngôi nhà hoặc văn phòng của mình đẹp một cách nổi bật. Thì cây phú quý thủy sinh sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Bởi không giống như các loại cây cảnh hay cây thủy sinh khác. Ngoài màu xanh ở lá, phú quý còn có màu hồng đỏ nổi bật ở thân và phiến lá. Tạo nên một nét đẹp vừa lạ lại vừa nổi bật.

Cây trồng trong nước phú quý
Phú quý thủy sinh

Lá phú quý thủy sinh có dạng to bản, thân cây khá nhỏ, rễ chùm nhiều, có màu trắng ngà. Khi trồng phú quý trong lọ thủy tinh, bạn sẽ dễ dàng quan sát được vẻ đẹp của bộ rễ này. So với các loại cây thủy sinh khác, thì phú quý khá dễ mắc bệnh. Một trong những căn bệnh thường gặp nhất là thối lá. Thối lá thường xảy ra khi bạn đặt cây ở nơi có quá ít ánh sáng, khiến cây không thể quang hợp. Hoặc do bạn đặt cây ở nơi có độ ẩm quá cao. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên chọn vị trí bài trí kỹ càng cho cây phú quý thủy sinh.

10. Vạn lộc thủy sinh

Cũng mang màu hồng khá bắt mắt. Tuy nhiên, vạn lộc thủy sinh (hay Thiên Phú thủy sinh) lại có màu hồng ở giữa phiến lá. Chứ không phải ở cạnh lá như phú quý thủy sinh. Vạn lộc thủy sinh có nguồn gốc từ Thái Lan, trồng nhiều ở Đông Nam Á. Tán lá cây tương đối hẹp, cây trưởng thành có thể đạt chiều cao từ 20 đến 40cm. Hoa vạn lộc có màu trắng. Mặc dù không bắt mắt như lá, nhưng vẫn là một nét điểm xuyết đẹp mắt cho toàn bộ cảnh quan chung.

Cây thủy sinh để bàn vạn lộc
Vạn lộc thủy sinh

Vạn lộc thủy sinh là loại cây ưa nước, nên tần suất tưới nước của nó có phần nhiều hơn các loại cây thủy sinh khác. Ngoài tác dụng trang trí, loài cây này cũng có khả năng thanh lọc không khí. Giúp môi trường sống trở nên trong lành hơn. Có một lưu ý nho nhỏ là vạn lộc thủy sinh sẽ bị phai màu khi bị đặt trong môi trường quá nhiều ánh sáng. Vì thế, nên bạn không nên đặt nó ở nơi có nhiều ánh sáng chiếu vào.

11. Thủy cúc thủy sinh

Thủy cúc thủy sinh có vẻ ngoài gần giống với cúc tần ở trên cạn. Nó có xuất xứ từ các trang trại của Mỹ. Sống chủ yếu tại vùng đầm lầy ở miền Nam Châu Á. Phù hợp để làm cây cảnh trong các bể cá.

Thủy cúc thủy sinh
Thủy cúc thủy sinh

Thủy cúc thủy sinh có màu xanh nõn chuối bắt mắt, khả năng tăng trưởng mạnh, dễ trồng và chăm sóc. Mặc dù là loại cây thủy sinh nhưng nếu thích, bạn hoàn toàn có thể trồng thủy cúc ở trên cạn. Tuy nhiên, trên cạn thì cây sẽ không phát triển mạnh bằng dưới nước. Trong quá trình sinh trưởng, thủy cúc chủ yếu hấp thụ khí CO2 để tạo ra chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Thế nên chúng có tác dụng lọc khí rất tốt. Nhiệt độ lý tưởng nhất cho cây là từ 17 đến 30 độ.

Xem thêm  Honeysuckle - Features, effects and care

12. Vạn niên thanh thủy sinh

Giống vạn niên thanh thủy sinh mà Quatest giới thiệu đến bạn là vạn niên thanh dạng thân thẳng, lá to. Phía trên lá có màu trắng ở giữa và xanh ở các cạnh bên. Chứ không phải vạn niên thanh dạng leo tường (hay trầu bà) như mọi người hay nhầm lẫn.

cây thủy sinh vạn niên thanh
Vạn niên thanh thủy sinh

Vạn niên thanh thủy sinh có tên khoa học là Dieffenbachia Amoena, thuộc họ ráy. Nó thường có chiều cao từ 40 đến 100cm khi được trồng tại văn phòng và cao từ 15 đến 35cm khi được trồng vào chậu để bàn. Hoa vạn niên thanh có màu trắng ngà, xuất hiện chủ yếu khi thời tiết mát mẻ. Vạn niên thanh thủy sinh phát triển tốt trong môi trường thoáng đãng, nhiều ánh sáng và độ ẩm trung bình. Vì thế bạn nên đặt chúng ở gần cửa sổ, hành lang và tưới nước theo tần suất từ 1 đến 2 lần trong 1 tuần.

13. Dương xỉ thủy sinh

Nghe tên thì có vẻ khá là “cổ đại” và sự thật là loài dương xỉ này có chung nguồn gốc với các loài dương xỉ trên cạn. Chỉ khác là nó sống chủ yếu ở dưới nước và có kích thước không lớn bằng các loài dương xỉ trên cạn mà thôi.

Trên thực tế, có rất nhiều loài dương xỉ thủy sinh khác nhau. Có thể là dương xỉ Châu Phi, dương xỉ lá hẹp, dương xỉ sừng hưu. Tuy nhiên phổ biến nhất là dương xỉ thủy sinh dạng thường và dương xỉ sừng hưu.

Dương xỉ thủy sinh dạng thường
Dương xỉ thủy sinh dạng thường

Dương xỉ thường có nguồn gốc từ Châu Á, có chiều cao từ 15 đến 30cm. Phía trên lá có những đốm đen khá nổi bật, đây là đặc điểm của các cơ quan trên lá chứ không phải là sâu bệnh như nhiều người vẫn nghĩ. Dương xỉ thường dễ trồng, nhưng vì đặc tính ưa sáng, nên khi được trồng trong bể cá, cây sẽ phát triển tương đối chậm. Nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của loài cây này là từ 18 đến 30 độ và độ PH là từ 5-8.

14. Lưỡi hổ thủy sinh

Lưỡi hổ là loài cây quen thuộc với rất nhiều người nhưng phần lớn mọi người nghĩ loài cây này chỉ phù hợp trồng trong chậu, trên đất. Mà không biết rằng, lưỡi hổ hoàn toàn có thể trồng thủy sinh. Mặc dù không sinh trưởng mạnh như trên cạn, nhưng môi trường nước cũng rất phù hợp để cây có thể phát triển. Thậm chí, cây trồng thủy sinh còn mang vẻ sang trọng mà cây trên cạn không có.

Cây trồng trong nước lưỡi hổ
Lưỡi hổ thủy sinh

Cây lưỡi hổ trồng thủy sinh có khả năng thanh lọc không khí tốt. Nó hấp thụ CO2 và thải ra O2 trong cả quá trình hô hấp và quang hợp. Nên rất tốt cho sức khỏe con người. Vẻ ngoài của lưỡi hổ thủy sinh khá đặc biệt, phần lá cây có hình lưỡi giáo, nhọn dần về 2 đầu. Có màu xanh xen kẽ vàng, mập và mọng nước. Sử dụng lưỡi hổ thủy sinh để trang trí bàn làm việc, văn phòng sẽ đem đến vẻ đẹp trẻ trung, hiện đại cho không gian.

15. Ráy thủy sinh

Trên thực tế ta có thể bắt gặp rất nhiều loại ráy thủy sinh. Có loại ráy thủy sinh lá to, có loại lá nhỏ, có loại mang màu xanh đậm, có loại lại có màu cẩm thạch,.. Trong bài viết này, Quatest sẽ giới thiệu đến bạn ráy cẩm thạch thủy sinh.

Cây thủy sinh ráy
Ráy cẩm thạch thủy sinh

Ráy cẩm thạch thủy sinh có vẻ ngoài đẹp mắt. Đây là loại ráy thủy sinh có lá nhỏ, có chiều cao đạt từ 5 đến 12cm, khá dễ trồng và chăm sóc. Theo các nghiên cứu khoa học thì ráy cẩm thạch có nhiệt độ sống lý tưởng từ 19 đến 30 độ. Trồng chúng trong bể cá sẽ đem đến một không gian mới lạ hơn cho ngôi nhà của bạn.

16. Cây hồng môn

Hồng môn là loại cây sống chủ yếu trên cạn, nó có nguồn gốc từ Colombia và sống chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ. Ngoài tên gọi là hồng môn, loài cây này còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác. Như Vĩ Hoa Tròn, Buồm Đỏ hay Hồng Vĩ,…Hồng môn thủy sinh có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt y hệt như trồng trên đất. Thế nên bạn không cần phải lo lắng khi chọn loại cây thủy sinh này để trang trí cho không gian văn phòng hay gia đình của mình.

Cây hồng môn thủy sinh
Cây hồng môn thủy sinh

Cây hồng môn thủy sinh có lá màu xanh đậm, hoa hồng môn có thể có màu đỏ nổi bật hoặc màu trắng thanh khiết. Một cây hồng môn trưởng thành có kích thước lá rộng từ 9 đến 15cm. Thân cây thẳng, cuống lá có hình trụ, dài từ 30 đến 40cm. Khi chọn hồng thủy sinh, bạn sẽ quan sát được cả rễ, thân, lá và hoa của cây. Chúng sẽ giúp bạn cảm thấy yêu đời và thoải mái hơn sau những giờ lao động mệt mỏi.

Xem thêm  Honeysuckle - Features, effects and care

17. Cây huệ tây

Huệ tây thủy sinh là loại cây có vẻ ngoài rực rỡ và nổi bật. Một nhóm hoa của loài cây này có thể mang đến 7 sắc màu. Vì thế những ai yêu thích sự phá cách và nổi bật thì huệ tây chính là sự lựa chọn phù hợp nhất.

Cây trồng trong nước huệ tây
Cây huệ tây thủy sinh

Huệ tây thủy sinh thuộc họ thực vật có một lá chồi. Nó có phần lá mọc tập trung ở dưới gốc, hoa dạng kép, xếp chồng lên nhau tạo thành hình tháp đẹp mắt. Hoa huệ tây thủy sinh có cánh mong manh, nhẹ nhàng, mang mùi hương nồng nàn. Phần củ phình to phía dưới cùng bộ rễ chùm trắng ngà cũng đem đến vẻ ngoài đặc biệt, khó nhầm lẫn cho loài cây này. Mặc dù khá dễ trồng và chăm sóc, thế nhưng để cây có thể ra hoa theo ý muốn, bạn nên chọn đất trồng có nhiều dinh dưỡng. Và bố trí cây ở nơi thoáng mát, có ánh sáng mặt trời.

18. Cây phát tài

Phát tài thủy sinh là một trong những loài cây rất được ưa chuộng hiện nay. Bởi chúng cực dễ trồng và chăm sóc, tuổi thọ lại lâu. Hầu như khi trồng loại cây này, bạn không cần phải quan tâm quá nhiều đến ánh sáng, độ ẩm. Chỉ cần cung cấp đủ nước cho cây là được.

những loại cây trồng trong nước cây phát tài
Cây phát tài thủy sinh

Cây phát tài thủy sinh có thân mập, mọc nước lá khá dày và nhiều, mọc san sát nhau. Chúng có thể sống ngay cả khi bạn đã cắt bỏ phần rễ, chỉ cần bạn cắm thân cây vào nước là được. Phát tài thủy sinh là biểu tượng cho sự hiên ngang, trung thực, dũng cảm và sức sống mạnh mẽ, vượt qua mọi trở ngại. Nó mang trong mình nhiều ý nghĩa tích cực và hứa hẹn sẽ là một gợi ý hoàn hảo cho không gian phòng khách nhà bạn đó.

19. Súng thủy sinh

Loài súng thủy sinh mà Quatest nhắc đến trong bài viết này không phải là súng sống chủ yếu ở các vùng đầm nước ta. Mà đây là loài súng lá nhỏ và lá có màu hồng đỏ nổi bật, chứ không phải màu xanh đậm quen thuộc. Súng thủy sinh còn có gọi tên là súng xác pháo. Được trồng chủ yếu bên dưới bể cá cảnh để làm đẹp.

các loại cây thủy sinh súng thủy sinh
Súng thủy sinh

Cây có kích thước tương đối nhỏ, sinh trưởng tốt trong khoảng nhiệt độ từ 15 đến 30 độ C. Chúng được nhân giống từ củ, tốc độ sinh trưởng nhanh, chỉ sau vài ngày đã mọc ra nhiều lá. Súng thủy sinh không có hoa, tuy nhiên vẻ ngoài của lá đủ làm hài lòng bất kỳ vị khách hàng khó tính nào.

20. Bèo nhật thủy sinh

Bèo nhật thủy sinh có lẽ là loài cây quen thuộc với tất cả mọi người. Bởi ở Việt Nam, ta có thể bắt gặp chúng ở rất nhiều nơi. Đặc biệt là khu đầm lầy, đồng ruộng, ao hồ ở các miền quê. Bèo nhật thủy sinh có tên khoa học là Hydrocharitaceae, được mô tả lần đầu tiên bởi Heine vào năm 1968.

Bèo nhật thủy sinh
Bèo nhật thủy sinh

Bèo nhật thủy sinh là loài thực vật thủy sinh nổi. Tức là nó có phần thân và rễ ở bên dưới nước, còn lá và hoa thì ở trên cạn. Bèo nhật thủy sinh được giới thiệu bởi Quatest có phần lá nhỏ, không hoa. Khác một chút với giống bèo nhật ngoài tự nhiên. Với đặc điểm này, bạn có thể dễ dàng bài trí nó trong bể cá. Vừa đem đến vẻ tự nhiên, tươi mới, lại vừa giúp bể cá trông ấn tượng hơn.

Bạn đã chọn được mẫu cây thủy sinh ưng ý qua 20 loại cây được giới thiệu trên đây hay chưa? Nếu chưa, comment ngay phía dưới để được tư vấn và giải đáp trong thời gian sớm nhất nhé.