Đặc điểm cấu tạo sàn nhà vệ sinh, độ dốc sàn vệ sinh tiêu chuẩn

Trên thực tế, cấu tạo sàn nhà vệ sinh cùng với độ dốc sàn sẽ quyết định rất lớn đến chất lượng và độ an toàn của công trình này. Chính vì thế việc tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của các thành phần này rất quan trọng.

Đặc điểm cấu tạo sàn nhà vệ sinh

Sàn nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt, thường xuyên chịu tác động của nước, chất lỏng. Nên đặc điểm cấu tạo của nó phải đảm bảo chống thấm tốt, để không gây ảnh hưởng đến các loại vật liệu, đường ống hay các công trình khác.

Cấu tạo sàn vệ sinh toàn khối

Sàn vệ sinh toàn khối có cấu tạo gồm 4 lớp, bao gồm lớp mặt sàn (hay còn gọi là áo sàn); lớp tạo dốc; lớp chịu lực và lớp trần cho sàn. Đặc điểm các lớp này sẽ được đề cập đến ngay sau đây:

Lớp mặt sàn (lớp áo sàn)

Lớp mặt sàn là lớp trên cùng của sàn nhà vệ sinh. Nó thường được làm bằng các vật liệu có khả năng chống thấm, chống nước tốt. Chẳng hạn như xi măng, gạch, gốm men sứ,… Để tăng thêm khả năng chống thấm của lớp mặt sàn, nhiều gia đình đã chọn các pha trộn thêm các chất phụ gia chống thấm để ngăn ngừa sự rạn nứt của bê tông. Các chất phụ gia này gồm các thành phần như nhôm sunfat, hỗn hợp silicat,…

cấu tạo sàn nhà vệ sinh lớp mặt sàn
Lớp mặt sàn (lớp áo sàn) nhà vệ sinh toàn khối

Lớp áo sàn giúp cho sàn nhà vệ sinh trở nên sạch sẽ, dễ dọn rửa. Có tác dụng bảo vệ cho lớp tạo dốc bên dưới. Thường được thiết kế thấp hơn mặt nền từ 5 đến 10cm, nhằm hạn chế tình trạng tràn nước từ nhà vệ sinh sang những không gian khác.

Xem thêm  Tổng hợp các thiết kế nhà vệ sinh 1m2, 2m2 nhỏ đẹp hiện đại

Lớp tạo dốc

Lớp tạo dốc có tác dụng giúp cho mặt sàn không bị đọng nước trong quá trình sử dụng. Nó thường được làm bằng bê tông than xỉ với độ dốc tiêu chuẩn là từ 1 đến 1.5% hướng về miệng thu nước.

Lớp chịu lực

Lớp chịu lực là phần chịu lực chính trong công trình nhà vệ sinh. Nó thường được làm bằng bê tông cốt thép mác 200, dày từ 0 đến 100mm được đổ tại chỗ.

Cấu tạo nhà vệ sinh lớp chịu lực
Lớp chịu lực sàn nhà vệ sinh

Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, lớp chịu lực cũng phải có khả năng chống nước tốt. Chính vì thế, khi làm lớp chịu lực, ở chỗ mặt sàn tiếp giáp với tường và các đường ống kỹ thuật thì thợ thi công phải be nền lên cao từ 150 đến 200mm.

Lớp trần cho sàn

Lớp trần cho sàn nhà vệ sinh có tác dụng bảo vệ trực tiếp cho lớp kết cấu chịu lực. Lớp trần này thường được làm bằng xi măng mác 75, có độ dày 10mm. Đối với những trần sàn nhà vệ sinh phẳng có nhu cầu che các đường ống kỹ thuật thì có thể sử dụng các loại vật liệu khác để làm lớp trần này.

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh lắp ghép

Sàn nhà vệ sinh lắp ghép có cấu tạo tương đối giống với sàn nhà vệ sinh toàn khối. Tuy nhiên ở lớp kết cấu chịu lực của sàn nhà vệ sinh lắp ghép thì thay vì đổ bê tông cốt thép tại chỗ như sàn toàn khối. Thì nó lại dùng tấm đan bê tông cốt thép hoặc dùng các tấm panen chữ U và được gia công thêm bê tông cốt thép chống thấm dày ngâm nước xi măng.

Xem thêm  Cách khắc phục nền nhà vệ sinh cao hơn nền nhà
Cấu tạo sàn nhà vệ sinh lắp ghép
Cấu tạo sàn nhà vệ sinh lắp ghép

Vì sử dụng những tấm đan bê tông và các tấm panen chữ U, nên quá trình thi công hoàn thiện sàn nhà vệ sinh lắp ghép tương đối phức tạp. Chi phí của nó cũng tốn kém hơn sàn vệ sinh toàn khối khá nhiều. Nên loại sàn này ít được sử dụng hiện nay.

Khi sử dụng sàn nhà vệ sinh lắp ghép, để hạn chế quá trình thấm nước, thợ thi công thường để lưới thép ăn sâu vào trong tường và thiết kế nó cao hơn mặt sàn từ 15 đến 200cm.

Độ dốc sàn nhà vệ sinh tiêu chuẩn

Các thông số về độ dốc sàn nhà vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến khả năng thoát nước cho sàn nhà. Có độ dốc sàn nhà vệ sinh hợp lý thì bạn có thể giữ nhà vệ sinh luôn thông thoáng. Đồng thời hạn chế được sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc gây hại cho sức khỏe con người.

Độ dốc sàn nhà vệ sinh tiêu chuẩn sẽ thay đổi tùy vào từng loại địa hình và trình độ thi công của người thợ kỹ thuật. Nhưng phải đảm bảo tối thiểu phải đạt 0.5%.

Độ dốc sàn nhà vệ sinh tiêu chuẩn
Độ dốc sàn nhà vệ sinh có thể thay đổi theo từng địa hình, trình độ thợ, nhưng tối thiểu phải đạt 0.5%

Trong trường hợp sàn nhà vệ sinh có diện tích lớn, thì thợ thi công cần phải tính toán chia sàn nhà vệ sinh thành các phần khác nhau, mỗi phần có độ dốc khác nhau. Để cho nước thoát ra nhanh hơn, không gây ra tình trạng ứ, ngập nước trong nhà.

Xem thêm  5 nâng cấp nội thất nhà cấp 4 đơn giản, giúp bạn tiết kiệm

Với trường hợp nền nhà vệ sinh được thiết kế thấp hơn so với nền nhà thì cần phải chú ý đến cốt sàn nếu muốn có độ dốc hợp lý. Theo các chuyên gia thiết kế xây dựng, thì trong trường hợp này, độ dốc cho sàn nhà vệ sinh tiêu chuẩn sẽ là 1 đến 2%. Bên cạnh đó, miệng nước nên đặt bên dưới sàn một phần khoảng 10mm.

Để có một công trình nhà vệ sinh hoàn hảo, chất lượng, bạn khó có thể bỏ qua những đặc điểm về cấu tạo sàn nhà vệ sinh hay độ dốc tiêu chuẩn của nó. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích.