Đặc Điểm Gỗ Giẻ Gai Trong Thiết Kế Nội Thất Gỗ

Cùng tìm hiểu về đặc điểm của gỗ giẻ gai trong thiết kế đồ gỗ qua bài viết ngay sau đây của Quatest nhé. 

Thế nào là cây gỗ giẻ gai?

Cây giẻ gai, hay còn được gọi là cây cưa, có tên khoa học là beech. Beech được trồng phổ biến Châu Âu. Đặc biệt nhiều ở Đức, Nhật Bản và Trung Quốc. Ở miền Bắc Trung Quốc gọi là cây nam du, phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Giang Tô, Chiết Giang và An Huy của Trung Quốc. Trong đó nổi tiếng nhất là gỗ của Tô Châu. Nó không trồng nhiều ở Việt Nam như gỗ cẩm, gỗ keo, gỗ xoan ta hay gỗ sến.

Giẻ gai là một loại cây gỗ lớn. Một cây trưởng thành có thể cao đến 49 mét và có đường kính gỗ lên tới 3 mét. Có tuổi thọ từ 150 đến 200 năm, một số cây cá biệt có thể lên tới 300 năm. Căn cứ vào màu sắc của vân gỗ, cây có thể chia thành hai loại. Một loại có màu vàng nhạt, loại còn lại có màu hồng phấn. Càng già thì màu sắc hồng của vân gỗ càng đậm. Đây là mẫu gỗ khá cứng, bền và chắc, dễ gia công, chạm trổ và chế tác. Tuy nhiên, nó lại không thề kháng sâu mọt tự nhiên. Dễ bị côn trùng hoặc các yếu tố môi trường làm ảnh hưởng đến chất lượng gỗ.

Cây gỗ giẻ gai

Mặt dù không nằm trong nhóm cây gỗ quý hiếm, nhưng  đây lại là vật liệu chủ yếu trong các món đồ dân gian đời nhà Minh – Thanh. Đặc biệt nổi bật ở vùng Tô Châu, từng có câu rằng “không có gỗ giẻ gai thì không cố đồ nội thất”. Giá trị nghệ thuật và giá trị lịch sử của loài gỗ này hoàn toàn có thể sánh ngang với các món đồ bằng gỗ cứng quý hiếm.

Xem thêm  Top 20+ Loại cây thủy sinh dễ trồng, đẹp và giúp lọc không khí 

Có mấy loại giẻ gai tại Việt Nam?

Tại Việt Nam, loài cây này được chia làm hai loại, phân bố tại 2 địa điểm khác nhau. Bao gồm

Giẻ gai Phú Thọ: Chủ yếu phân bổ ở huyện Đoan Hùng, tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1965. Nó thuộc họ Castanopsis phuthoensis, có khả năng tái sinh kém. Trung bình một cây có chiều cao từ 18 đến 20 mét và có đường kính từ 20 đến 24 cm. Kích thước của cây có thể thay đổi tùy vào mức độ phục hồi tự nhiên của rừng cây.

Tại Việt Nam giẻ gai chia làm hai loại

Giẻ gai Sapa: Đây cũng là loại cây được phát hiện vào năm 1965. Chúng có mức độ tái sinh ở mức trung bình. Thuộc họ Castanopsis chapaensis.

Ứng dụng của gỗ giẻ gai

Cây giẻ gai có chất gỗ cứng và ổn định, tuy không được xếp vào dạng gỗ cứng. Nhưng lại cố khối lượng riêng nặng nhất trong số các loại gỗ mềm. Nó cứng cáp hơn gỗ thông thường, cường độ chịu lực và chịu mài mòn cao. Loại gỗ này cũng không có mùi thơm đặc biệt như gỗ hương. Vậy nên thích hợp làm thùng chứa thực phẩm.

Đường vân gỗ rõ ràng và đẹp, sáng bóng. Nhất là gỗ cao tuổi màu đỏ, lớp gỗ bìa có màu đỏ nâu nhạt, phẩn lõi cây có màu đỏ son. Nhìn xa trông giống như gỗ sưa, nó có tên gọi là gỗ giẻ huyết, quý nhất và đắt nhất trong số gỗ giẻ gai. Độ quý hiếm của chúng tương tự như gỗ căm xe.

Xem thêm  Bật mí tất tần tật những điều bạn cần biết về cây hoa mai

Đường vân gỗ của cây rất to và đẹp, giống như từng dãy núi non trùng điệp. Vân này được gọi là vân bảo tháp, có hiệu quả trang trí cao. Thường dùng để sản xuất nên các món đồ như bàn ăn, bàn ghế ngồi, cầu thang, sàn nhà. Tuy nhiên, với đồ được làm bằng chất liệu gỗ này, người dùng không nên để chúng ở ngoài trời. Vì điều kiện thời tiết bên ngoài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của chúng.

Ngoài việc chế tạo đồ nội thất, các nghiên cứu khoa học đã ứng dụng gỗ giẻ gai vào một số thuốc để điều trị một số bệnh ngoài da, bệnh liên quan đến tĩnh mạch. Vì khả năng chống oxy hóa và giảm viêm tự nhiên của cây.