Tiêu chuẩn của móng chân vịt trong nhà xây chen

Móng chân vịt trong nhà xây chen chắc chắn sẽ là thuật ngữ mới lạ đối với nhiều người. Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn về loại móng này. Cũng như những tiêu chuẩn trong thiết kế và thi công móng nhà loại này. 

Móng chân vịt trong nhà xây chen là gì?

Móng chân vịt là một trong các kiểu móng nhà được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Đây là một dạng của móng lệch tâm, vì thế để có thể hiểu kỹ lưỡng về móng chân vịt hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua thế nào là móng lệch tâm nhé!

Móng lệch tâm là kiểu móng có đặc điểm là tâm của cột không trùng với tâm của đài móng. Phương pháp dựng móng này thường được sử dụng trong thiết kế thi công nhà phố, xây chen với diện tích mặt bằng không thuận lợi.

Tại sao lại xảy ra trường hợp lệch tâm? Người ta cho rằng có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng lệch tâm. Thứ nhất là do độ dịch chuyển cho phép trên mặt bằng và thứ 2 là độ nghiêng của cọc 1%.

Lệch ở đây là lệch tâm so với đài móng. Đặc biệt đối với nhà xây chen thì cột nhà thường sẽ phải nằm sát với ranh giới của nhà bên cạnh. Chính vì thế khi thiết kế hay xây dựng bản vẽ móng, cần khiến cột này lệch qua một bên để không xâm phạm đến nhà bên cạnh. Ứng dụng tạo độ lệch của cột và trọng tâm đài và biến chúng trở thành móng chân vịt.

Ngoài đặc điểm phải nằm lệch sang một bên thì móng chân vịt còn có đặc điểm là được thiết kế hình chữ nhật với cạnh dài nằm trên phương chịu lực chính. Móng chân vịt thường có thể được sử dụng kèm trong quá trình thi công móng cốc hoặc móng cọc tuỳ thuộc vào từng công trình và yêu cầu của công trình đó.

Xem thêm  Tiêu chuẩn kết cấu móng và bản vẽ móng nhà 1 tầng
Định nghĩa móng chân vịt trong xây nhà chen
Móng chân vịt là một dạng của móng lệch tâm

Tiêu chuẩn của móng chân vịt trong nhà xây chen

Cách tính độ lệch tâm móng nhà

Cũng như các loại móng nhà khác như móng băng, móng bè. Móng chân vịt đều có một công thức riêng nhằm tính toán độ lệch tâm, chịu tải chịu lực công trình. Từ đó đảm bảo thiết kế phân bố cọc cho đúng với thiết kế công trình.

Công thức tổng quát để tính độ lệch tâm móng nhà như sau:

F (lệch tâm) = mV2/R

Ngoài những yếu tố trên thì độ lệch tâm còn bị tác động bởi rất nhiều các loại lực khác như: lực dọc (N), lực cắt (Q) và momen (M).

Đối với các công trình có quy mô nhỏ, trọng tâm cột và trọng tâm đài trùng nhau thì momen chân cột thường rất nhỏ. Nhưng đối với móng lệch tâm thì momen lại rất lớn, do công thêm cả momen sinh ra do tình trạng lệch tâm. Lúc này giá trị momen sẽ  bằng: Mo = N x a.

Momen là yếu tố bắt buộc phải tính đến trong quá trình tính toán độ lệch tâm. Bởi có ảnh hưởng trực tiếp đến những khâu làm móng quan trọng như bố trí thép đài móng. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn công trình.

Những tiêu chuẩn cần thiết khi làm móng chân vịt trong nhà xây chen

Bố trị hợp lý cọc trong đài

Có 2 phương án bố trí cọc trong đài được cho là hợp lý nhất, bạn có thể tham khảo trong hình vẽ dưới đây:

Xem thêm  Các tiêu chuẩn móng cần biết khi lựa chọn trong xây nhà cấp 4
Phương án bố trí cọc đều móng chân vịt trong nhà xây chen
Trường hợp bố trí cọc đều
Phương án bó trí cọc sát biên móng chân vịt trong nhà xây chen
Trường hợp bố trí cọc sát biên

Phương án 1 là trường hợp bố trí cọc đều và phương án 2 là bố trí cọc sát biên. Để so sánh 2 trường hợp, đối với bố trí cọc sát biên, tải trọng đầu cọc sẽ đồng đều hơn. Bên cạnh đó, momen trong giằng móng cũng bé hơn so với trường hợp bố trí cọc đều. Nguyên nhân lý giải cho điều này là vì khi đẩy cọc ra sát biên thì trọng tâm nhóm cọc sẽ gần với chân cột hơn, dẫn đến momen lệch tâm cũng nhỏ hơn.

Như trên hình, người ta sử dụng phương pháp tăng giằng móng nối. Đây là giải pháp giúp cân bằng momen lệch tâm. Đối với móng một cọc thì phải thiết kế đài móng và đà giằng để đỡ độ lệch tâm này. Vì sẽ không thể đưa momen lệch tâm này xuống cho cọc chịu. Đối với một nhóm cọc, thì moment lệch tâm này sẽ sinh ra việc nén khác nhau giữa các vùng cọc trong đài, nếu sức chịu tải của cọc vẫn thỏa yêu cầu thì không cần thiết kế đà giằng. Do vậy việc thiết kế đà giằng cũng phải dựa trên giả định về độ lệch của cọc và sẽ phải được hiệu chỉnh nếu kết quả thi công độ lệch cọc lớn hơn giả thiết.

Bổ sung cột chống lật

Một phương pháp để có thể làm giảm momen lệch tâm chính là bổ sung thêm cột chống lật. Đây cũng là một trong những giải pháp được áp dụng rất nhiều.

Móng chống lật có nhiệm vụ chủ yếu là chống lại lực lật làm đổ cột. Ngoài lực ngang, trên móng còn chịu tác động của trọng tải đứng và momen uốn.

Xem thêm  Các tiêu chuẩn về móng gạch

Để có thể bổ sung cột chống lật trong móng móng chân vịt trong nhà xây chen người ta cũng cần công thức tính cụ thể. Khả năng chống lật có liên quan đến sức kháng của đất ở mặt trước và mặt sau móng. Công thức này được tính toán như sau:

K = Sph/Stc 

Trong đó:

  • Sph là tải trọng phá hoại
  • Stc là tải trọng tiêu chuẩn đặt lên móng

Ngoài công thức tính toán tổng quát trên, khi tính toán thực tế, kỹ sư cần thực hiện khảo sát thực tế để có số liệu tính toán hoàn thiện nhất.

Qua những thông tin trên đây, bạn đã hiểu thế nào về khái niệm và tiêu chuẩn về móng chân vịt trong nhà xây chen hay chưa? Nếu muốn biết thêm thông tin về các loại móng và phương pháp thi công móng khác như móng bè, móng gạch hay cách thi công thực hiện tường móng như nào? Hãy truy cập vào website quatest2.com.vn để tham khảo thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!