Sàn âm nhà vệ sinh là gì? Nên thiết kế sàn âm nhà vệ sinh không?

Sàn âm nhà vệ sinh là thiết kế sàn được rất nhiều gia đình lựa chọn khi xây và hoàn thiện nhà vệ sinh. Vậy loại sàn này này có đặc điểm gì nổi bật? Có nên sử dụng thiết kế loại sàn này không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu sàn âm nhà vệ sinh

Có thể hiểu đơn giản là sàn âm nhà vệ sinh là kiểu nền nhà được đặt thiết kế chìm xuống, nằm thấp hơn so với nền nhà của những phòng, khu vực khác trong nhà.

Việc thi công thiết kế sàn âm nhà vệ sinh thường được tiến hành trong giai đoạn xây thô của nhà ở hoặc bất  cứ công trình nào. Trong quá trình thi công này, phần cốt nền các phòng hoặc khu vực khác của công trình sẽ được đặt cao bằng cốt đỉnh của dầm. Trong khi đó, cốt nền của sàn vệ sinh được đặt bằng cốt đáy dầm. Cho đến khi kết thúc thi công điện nước của tòa nhà, nhà thầu thi công mới tiến hành bổ sung chiều cao của sàn WC.

sàn âm nhà vệ sinh
Sàn nhà vệ sinh được thi công trong giai đoạn xây thô

Ví dụ như công trình xây dựng với dầm có chiều cao khoảng 30cm. Nền sàn các phòng sẽ được đặt tại đỉnh dầm. Trong khi đó, nền vệ sinh sẽ được đặt tại cốt đáy và thấp hơn 20cm. Tiếp đến, bộ phận thi công điện nước sẽ thực hiện đi đường ống nước kỹ thuật cho ngôi nhà. Do đó, nền sẽ được nâng lên khoảng 15-17cm. Và cuối cùng khi đã hoàn thiện toàn bộ thì nền nhà vệ sinh sẽ thấp hơn từ 3-5cm so với các phòng cùng tầng.

Xem thêm  Hộp kỹ thuật nhà vệ sinh (hộp gen) là gì? Kích thước tiêu chuẩn

Có nên thiết kế sàn âm nhà vệ sinh hay không?

Ưu điểm sàn âm nhà vệ sinh

Sử dụng nền sàn âm nhà vệ sinh có rất nhiều ưu điểm như:

sàn nhà vệ sinh
Sàn âm giúp công trình có tính thẩm mỹ cao
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình.
  • Tính kỹ thuật thi công được đảm bảo, tránh hỏng hóc hay gây ảnh hưởng về mặt kỹ thuật.
  • Việc lắp đặt các hệ thống đường ống nằm bên dưới sàn nhà vệ sinh sẽ được thực hiện nhanh chóng hơn. Đồng thời cũng đảm bảo sự chắc chắn và dễ dàng hơn rất nhiều so với kiểu sàn nhà vệ sinh dạng nổi.
  • Thiết kế nền sàn âm nhà vệ sinh cũng hạn chế được tình trạng nước chảy ngược ra bên ngoài nhà. Qua đó, tránh gây ra tình trạng ẩm ướt hay nấm mốc vì nước đọng lại trên mặt sàn. Bên cạnh đó, nó còn giúp người già, trẻ nhỏ tránh được vấp ngã do sàn trơn trượt hoặc cần sử dụng nhà vệ sinh vào ban đêm.
  • Đặc biệt, khi xét đến yếu tố phong thủy được người Việt Nam sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày.Việc đặt nền nhà vệ sinh thấp hơn so với các mặt sàn nhà khác trong khu vực được tin rằng sẽ giúp cho tài lộc trong nhà thông suốt. Không khí lưu thông sạch sẽ và thoáng hơn.

Nhược điểm sàn âm nhà vệ sinh

Mặc dù sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật như vậy nhưng sàn âm nhà vệ sinh vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm cố hữu sau:

Xem thêm  6 tiêu chí giúp bạn xác định nội thất nhà phố đẹp đạt chuẩn 
sàn âm nhà vệ sinh
Nhà thầu đang thi công sàn âm nhà vệ sinh

Đầu tiên cần phải nói đến việc thi công chống thấm cho nền nhà vệ sinh âm sàn khá là khó do các góc tường được đặt thấp nên việc sơn bả chống thấm đòi hỏi kỹ thuật cao cũng như sự tỉ mỉ khi thực hiện.

Trong khi đó, phòng WC là nơi mọi người sử dụng để tắm rửa, vệ sinh…. Chính vì vậy, lượng nước sử dụng tại đây là rất lớn, nó khiến cho phòng WC luôn có độ ẩm cao. Cũng như lượng nước đọng lại lớn. Bên cạnh đó, nền nhà được đặt thấp hơn cũng khiến cho độ dài sàn chính nhỏ hơn so với vị trí khác. Vì thế khả năng hút ẩm của sàn cũng kém hơn đôi chút.

Nếu việc thi công chống thấm không cẩn thận, nó có thể khiến cho trần của tầng dưới bị ẩm mốc gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ cũng như sức khỏe của con người.

Nhược điểm thứ 2 của thi công sàn âm là tốn nhiều chi phí cải tạo sửa chữa nếu xảy ra sai sót trong quá trình thiết kế và xây dựng. Thi công sàn âm là một kỹ thuật khá phức tạp đòi hỏi nhà thầu của công trình cần phải tiến hành đo đạc và tính toán cẩn thận trước khi bắt tay và thực hiện. Ngoài ra, trong quá trình thi công cần phải giám sát kỹ càng để đảm bảo việc lắp đặt ống nước và ốp lát nền đúng như kỹ thuật.

Xem thêm  Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh mới nhất

Đặc biệt là trong thời điểm lắp chìm các đường ống bến dưới sàn. Chỉ cần một trong số các đường ống đặt sai lệch hoặc khi thực hiện ốp lát sàn bên trên làm vỡ đường ống bên dưới. Thì lúc đó nhà thầu phải tiến hành thực hiện đo đạc và sửa chữa lại một lần nữa.

Mặc dù vẫn còn tồn tại những nhược điểm nhất định. Nhưng với những lợi ích mà sàn âm nhà vệ sinh đem lại, đây vẫn là kiểu sàn được nhiều lựa chọn khi có ý định sửa sang, xây dựng nhà cửa.