Tiêu chuẩn biện pháp thi công móng đơn

Móng đơn là một trong những loại móng được sử dụng rất nhiều và phổ biến trong xây dựng nhà cửa. Vậy cần phải bố trí thép móng đơn tiêu chuẩn thể nào? Cũng như tiêu chuẩn của biện pháp thi công móng đơn. Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tiêu chuẩn quyết định sử dụng thép móng đơn khi xây dựng

Trong mỗi công trình xây dựng. Phần móng luôn là phần được coi trọng nhất. Và móng đơn hay móng băng 1 phương cũng không phải ngoại lệ. Móng đơn sẽ đảm nhiệm chức năng chịu tải, chịu lực toàn bộ công trình. Cũng như đảm bảo công trình có thể đứng vững phục vụ nhu cầu của con người.

Chính vì yếu tố này, khi thực hiện biện pháp thi công móng đơn, phần thép móng đơn sử dụng đặc biệt với móng nhà trên nền đất yếu cần phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định. Để từ đó, phần móng có thể đáp ứng được đúng khả năng của nó.

Những tiêu chuẩn về thép móng đơn khi thực hiện các biện pháp thi công móng đơn là:

  • Thép được sử dụng phải là loại thép có chất lượng tốt nhất.
  • Phần cốt thép có thể thực hiện gia công tay nhà máy hoặc công trường. Tuy nhiên, chúng phải đảm bảo theo các quy cách của bản vẽ kỹ thuật từ trước.
  • Thực hiện phần cốt thép phải đảm bảo các cây thép được làm sạch. Bề mặt không được dính dầu mỡ, bùn đất. Đặc biệt là rỉ sét. Nếu xuất hiện rỉ sét cần phải thực hiện làm sạch trước khi thực hiện.
  • Các thanh thép bị cắt giảm tiết diện hoặc bị méo bẹp không được vượt quá 2%.
  • Mối hàn nối phải đảm bảo >10d
  • Buộc nối>30d
  • Trong thời gian thi công mà chưa thực hiện đổ bê tông phủ kín cốt thép. Các đầu thép và mối hàn nối cần được bọc bằng túi ni lông. Điều này sẽ đảm bảo kết cấu cốt thép đạt được chất lượng cao nhất.
bố trí thép móng đơn
Biện pháp thi công móng đơn có tiêu chuẩn thế nào?

Cách bố trí thép móng đơn tiêu chuẩn

Tùy thuộc vào từng vị trí trên bản vẽ của khu đất công trình xây dựng. Việc bố trí cốt thép móng đơn, hay thép móng băng nhà 3 tầng sẽ được thực hiện khác nhau. Có 3 kiểu bố trí được sử dụng trong biện pháp thi công móng đơn là: bố trí chính tâm, bố trí lệch góc và bố trí lệch giữa.

Xem thêm  Tiêu chuẩn bản vẽ móng băng nhà 2 tầng và quy trình làm móng

Bố trí thép móng đơn chính tâm

Trong 3 trường hợp kể trên. Bố trí thép móng đơn chính tâm là cách bố trí đạt tối ưu nhất. Cách bố trí này thường được sử dụng trong những cột trụ giữa nhà. Hoặc các cột trụ ở vị trí góc, giữa biên nhà nếu khu đất của bạn đủ rộng và không gây ảnh hưởng tới các công trình xây dựng lân cận khi tiến hành làm móng.

Cách bố trí thép móng đơn chính tâm được thực hiện dựa theo những bước sau:

Bước 1: Đổ lớp bê tông lót móng mông tạo mặt phẳng. 

Tiến hành đổ một lớp bê tông mỏng có độ dày khoảng 10cm ở hố móng. Lớp này sẽ có tác dụng bảo vệ và tạo một mặt phẳng trong quá trình đặt thép.

Bước 2: Tiến hành bố trí cốt thép móng đơn

Ở bước này, tùy thuộc vào hình dáng của các loại móng riêng mà cách bố trí các thép chịu lực khác nhau. Nếu sử dụng móng hình vuông, thợ thi công sẽ không phải băn khoăn thép dài nằm trên hay nằm dưới. Trong trường sử dụng móng hình chữ nhật. Những thanh thép chịu lực ngắn cần phải được đặt nằm dưới. Thanh thép chịu lực dài hơn nằm bên trên.

Thép, sắt làm móng nhà được sử dụng thường có kích cỡ là Φ12, khoảng cách giữa các thanh thép dao động từ 10-15 cm.

Bên cạnh đó, cốt thép nên được đặt cách mặt bê tông lót khoảng 5cm. Điều này sẽ đảm bảo cốt thép tránh được tình trạng hoen gỉ. Cũng như giúp tăng sự liên kết giữa móng và lớp lót móng.

bản vẽ móng đơn
Trụ thép cần được bố trí chính giữa phần mặt móng và tiếp xúc với mặt thép móng tăng sự chắc chắn

Bước 3: Bố trí cột thép

Với phần cột trụ của móng. Thép được sử dụng trong thiết kế có kích cỡ là Φ16. Khi tiến hành thi công, đặt trụ, có thể sử dụng trụ 6 hoặc trụ 4 tùy thuộc theo yêu cầu của công trình hoặc chủ đầu tư.Phần chân thép nên được gập thẳng theo 4 góc và có độ dài bằng nhau. Điều này sẽ đảm bảo lực phân bổ của trụ sẽ được trải đều lên toàn bộ mặt móng.

Xem thêm  Sắt làm móng nhà và những tiêu chuẩn cần nắm vững

Khoảng cách giữa các cột thép dao động từ 20-30 cm tùy từng công trình. Các đai thép định hình cột trụ nên đặt cách nhau từ 10-15 cm.

Bên cạnh đó, phần cột thép được chừa lại làm khung nối về sau nên có chiều dài khác nhau. Khi đó, những mối hàn gắn sẽ được tiến hành khác vị trí. Đảm bảo kết cấu trụ.

Bố trí thép móng đơn lệch góc

Móng đơn lệch góc thường được đặt tại các vị trí góc nhà. Do đặc điểm vị trí phải tiếp xúc với những công trình xung quanh. Móng đơn được thiết kế lệch góc để tránh ảnh hưởng tới các công trình xung quanh. Đồng thời vẫn đảm bảo công trình đủ vững chãi.

biện pháp thi công móng đơn
Phần chân thép nên được đặt hướng về góc đối diện giúp việc phân bổ trọng tải lên toàn bộ móng

Cách bố trí thép móng đơn lệch góc cũng tương tự như với bố trí thép chính tâm. Tuy nhiên, thép ở cột trụ cần phải tiến hành đặt ở góc nhưng vẫn phải nằm bên trong bề mặt móng. Các chân trụ ở phần cạnh nên được đặt hướng vào bên trong mặt móng. Điều này sẽ giúp móng có được kết cấu vững chắc.

Bố trí thép móng đơn lệch giữa

Móng đơn lệch giữa thường được sử dụng trong những kết cấu nhà phố, nhà liền kề. Móng đơn lệch giữa thường được đặt ở phần biên tường tiếp xúc với phần móng nhà liền kề. Và giữa 2 móng liên tiếp nhau.

Cách bố trí thép móng đơn lệch giữa cũng tương tự như bố trí thép móng chính tâm. Sự khác biệt của 2 phương pháp nằm ở số lượng cột và bố trí chân trụ.

cách bố trí thép móng đơn
Móng biên chịu lực nhiều hơn móng góc nên cần được gia cố chắc chắn hơn

Nếu cột chính tâm của móng đơn nhà 3 tầng được bố trí 4 hoặc 6 thanh thép trong kết cấu thì. Trụ lệch giữa được bố trí 7 cột. Trong đó, 2 thanh thép ở góc cạnh viền móng và 2 thanh thép kế cận cần được xoay thẳng và chạy song song với thép dài mặt móng. 2 thanh thép góc còn lại được đặt chéo hướng về góc đối diện. Và cuối thanh thép còn lại cần được đặt song song với thép ngắn mặt móng.