Tiêu chuẩn đào hố móng và biện pháp thi công

Đào hố móng là bước đầu tiên trong trước khi bắt đầu quá trình xây dựng của mỗi công trình. Đây là một bước cực kỳ quan trọng khi nó ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc và độ bền của công trình. Vậy tiêu chuẩn đào hố móng là gì? Có những biện pháp thi công nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Đào hố móng có tác dụng gì?

Trước khi tiến hành việc xây dựng mỗi công trình. Các nhà thầu xây dựng sẽ tiến hành công tác đào và san lấp hố móng. Việc đào hố móng cần sẽ đem lại nhiều tác dụng như:

  • Tạo điều kiện cho việc thi công móng tòa nhà, công trình
  • Đảm bảo được khả năng chịu tải chịu lực của toàn bộ công trình lên nền đất
  • Đảm bảo các móng được xây dựng đúng theo tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế công trình
  • Hạn chế tình trạng sụt lún không đồng đều giữa các móng
  • Loại bỏ những vật liệu, hoặc điều kiện không thích hợp bên dưới đáy móng. Từ đó, tránh ảnh hưởng tới cấu trúc phần móng chịu tải của công trình.

Do đó, việc đào và san lấp móng cần phải được thực hiện cẩn thận và nghiêm ngặt để đảm bảo không có bất cứ yếu tố gì gây hư hại tác động đến phần móng nhà.

tiêu chuẩn đào hố móng
Hố móng giúp đảm bảo cấu trúc móng và tòa nhà

Tiêu chuẩn đào hố móng

Chính vì có tác dụng cực kỳ quan trọng đến cấu trúc công trình. Nhà thầu cần phải có những tiêu chuẩn đào hố móng để đảm bảo đến an toàn cũng như cấu trúc công trình.

Tiêu chuẩn đào hố móng trong xây dựng

Đảm bảo công tác thi công thuận tiện

Trước khi thực hiện xây dựng và thi công đào hố cho móng nhà. Cần phải tiến hành giải phóng các chướng ngại trong khu đất thi công. Bao gồm: gạch đá, cây cối hiện trạng nhà cần phá bỏ….Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công đào hố.

Nếu công trình có những cấu trúc đặc biệt yêu cầu công nhân phải làm dưới đáy móng. Khi đó, khoảng cách tối thiểu giữa vách hố móng và kết cấu móng cần lớn hơn 0.7m.

Kích thước và quy cách của tiêu chuẩn đào hố móng

Bề rộng của đáy móng băng nhà 2 tầng cùng móng độc lập cần rộng  tối thiểu là bằng bề rộng kết cấu cùng với lớp có chức năng chống ẩm. Ngoài ra, khoảng cách đặt ván khuôn móng cùng neo chằng và tăng 0.2m

Khi tiến hành đào hố móng cho công trình. Cần phải để lại một lớp bảo vệ. Lớp bảo vệ này có tác dụng là chống sự phá hoại và xâm thực của các yếu tố thiên nhiên như: mưa, gió, nhiệt độ… Cho đến khi công trình tiến hành xây dựng, mới thực hiện việc loại bỏ lớp bảo vệ.

tiêu chuẩn đào đất hố móng

Cần phải đảm bảo tiêu chuẩn về kích thước, quy cách tạo điều kiện thuận lợi khi thi công móng băng 1 phương hay 2 phương

Đảm bảo về kết cấu nền, kết cấu khu vực xung quanh

Với những hố móng đơn có vách dạng thẳng đứng và không được gia cố tạm thời. Lúc này thời hạn tiến hành thi công móng cần phải rút ngắn hết mức. Ngoài ra, nhà thầu cần phải lắp đặt các biển báo về nguy hiểm nếu việc đào hố móng tiến hành ở những nơi có người và phương tiện tham gia giao thông.

Xem thêm  Biện pháp thi công móng băng 1 phương

Trong trường hợp đào hố móng trên nền đất mềm. Nhà thầu hoặc thợ thi công không được đào sâu quá cao trình thiết kế. Khi đất có lẫn đá mồ côi, đá tảng. Phần đào quá cao trình thiết kế phải được bù đắp bằng các vật liệu cùng loại hoặc cát, sỏi…

Bên cạnh đó, cần phải xây dựng các hệ thống thực hiện tiêu nước ở nước ngầm và bề mặt trước khi đào đất hố móng. Hệ thống tiêu nước sẽ ngăn nước xâm nhập vào bên trong hố móng của công trình khiến việc thi công bị đình trệ cũng như ảnh hưởng tới nền đất. Tùy thuộc vào tính chất công trình, điều kiện của địa hình mà hệ thống tiêu nước được thiết kế cho phù hợp nhất.

Khi hố móng nằm phía dưới của mực nước ngầm. Nhà thầu thi công cần thiết kế và đề xuất các biện pháp giúp giảm mực nước ngầm. Có thể dùng biện pháp rãnh ngầm, rãnh dạng lộ thiên. Hoặc bố trí các giếng nằm trong sâu trong tầng nước ngầm rồi tiến hành bơm liên tục để hạ mức nước ngầm.

Nếu hố móng công trình nằm cạnh hoặc sâu hơn mặt móng các công trình bên cạnh. Nhà thầu cần có biện pháp chống sụt lún và thực thi theo đúng quy trình công nghệ. Từ đó hạn chế và ngăn chặn sự biến dạng đến những công trình lân cận xung quanh. Tùy từng trường hợp cụ thể mà nhà thầu phải có các bản vẽ thi công cho chúng.

Tiêu chuẩn về khối lượng đào đất

Ngoài những tiêu chuẩn đào hố móng kể trên. Tiêu chuẩn về khối lượng đất được đào để thi công móng băng nhà 3 tầng cũng cần được lưu ý. Việc tính toán chuẩn khối lượng sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất về kinh phí nhân công khi thực hiện đào hố. Tùy thuộc vào hình dáng của hố móng mà khối lượng đào có thể khác nhau, cũng như có cách tính khối lượng khác nhau. Mặc dù vậy, bạn có thể sử dụng công thức dưới đây để tính khối lượng đất cần đào:

V= ⅓H x (S1+S2+SQRT (S1xS2))

Trong đó:

  • V: KHối lượng đất đào hố
  • H: Chiều cao của hố
  • S2: Diện tích đáy nhỏ
  • S1: Diện tích đáy lớn
  • SQRT (S1xS2): Căn bậc hai tích số giữa S1 và S2
biện pháp thi công đào đất hố móng
Tính khối lượng đất đào móng giúp chủ đầu tư tính toán được chi phí cần thiết

Việc tính khối lượng đất được đào sẽ giúp chủ đầu tư dễ dàng xác định chi phí cần bỏ ra khi thực hiện. Mặc dù vậy, trong một vài trường hợp khối lượng đất thanh toán sẽ khác so với khối lượng đào được qua tinh toán như:

Đào hố móng của công trình có sử dụng cọc ván hoặc vòng vây

Với những hố móng sử cọc ván hoặc vòng vây. Khối lượng đất được đào cần xác định bằng thể tích nằm bên trong khung vây. Đồng thời giới hạn hố xác định định bởi cao độ đáy lớp lót móng. Hoặc là cao độ của lớp bê tông bịt đáy với bề mặt đất tự nhiên. Ngoài ra, khoảng cách từ tường khung vây hoặc cọc ván tới mép kết cấu không được lớn hơn 1.5m. Trừ trường hợp đã được nêu trong bản vẽ thi công. Hoặc được sự đồng ý của các kỹ sư tư vấn.

Xem thêm  Tiêu chuẩn biện pháp thi công móng nhà liền kề

Đào hố móng công trình ở hố móng lộ thiên hoặc trên cạn

Ở trường hợp này, khối lượng đất đào cần xác định bằng thể tích của khối đất bị giới hạn bằng cao độ đáy của lớp lót móng với mặt trung bình ở mặt đất tự nhiên cùng mặt phẳng của mái đào. Cùng với đó, kích thước của mặt đáy hố đào phải bằng với kích thước được nêu ra bên trong bản vẽ về thiết kế đã được duyệt.

Ngoài ra, khối lượng đắp đất hố móng đến vị trí cao độ ban đầu sẽ tính trên khối lượng đào trừ đi phần thể tích của kết cấu móng chiếm chỗ.

Lưu ý cần biết về khối đào đất của hố móng

Sau khi thực hiện quá trình làm móng trên nền đất yếu. Khối lượng đất được hoàn trả về hố móng được tính bằng: khối lượng đất đã đào trừ bỏ đi phần thể tích của kết cấu móng chiếm chỗ.

Nếu nhà thầu lấp đất một cách tự ý vào khu vực sẽ tiến hành đào hố móng cho công trình sau này. Phần đất đó không được chủ đầu tư thanh toán. Cùng với đó, khối lượng đào đất của móng công trình sẽ thanh toán không gồm những khối lượng đất sau:

  • Khối lượng đất đào sâu  vượt quá quy định được ký kết
  • Khoản đất lấp bù trả vượt quá yêu cầu. Do trong quá trình nhà thầu thi công đóng cọc gây ra tình trạng sụt, lở đất.

Biện pháp thi công đào hố móng

Để việc tiến hành thi công đào hố móng diễn ra suôn sẻ và tuân theo đúng tiêu chuẩn. Nhà thầu thi công cần phải thực hiện đúng trình tự các bước trong biện pháp thi công đào hố móng. Các bước thi công được tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị công tác đào hố móng

Ở bước đầu tiên, nhà thầu cần chuẩn bị tất cả các công tác cần thiết trước khi tiến hành đào hố như:

  • Giải phóng các mặt bằng khu vực xây dựng công trình: cây cối, nhà cửa phá bỏ. Cần phải được di dời trước khi tiến hành đào đất. Tiến hành giác móng công trình.
  • Thực hiện các biện pháp tiêu nước ở trên bề mặt và mạch nước ngầm. Đảm bảo không xuất hiện tình trạng ngập úng trong suốt quá trình thi công.
  • Tiến hành xây dựng đường tạm cho công trình.
  • Định vị dựng khuôn cho công trình, tạo thuận lợi về điều kiện theo tiêu chuẩn đào hố móng.
  • Ngoài ra, thực hiện những yêu cầu, mà 2 bên chủ đầu tư và nhà thầu đã ký kết trong hợp đồng đã được duyệt.
thi công đào đất hố móng
Tiến hành các biện pháp tiêu nước cho hố đảm bảo khô ráo cho hố đất

Bước 2: Công tác đào đất, thi công hố móng

Sau khi đã đảm bảo công tác chuẩn bị diễn ra hoàn tất. Lúc này, nhà thầu bắt đầu tiến hành quá trình đào đất thi công hố móng. Ở bước này gồm có 3 giai đoạn chính bao gồm:

Giai đoạn 1: San mặt bằng công trình.

Trong giai đoạn 1, nhà thầu sẽ sử dụng dòng máy ủi để san lấp mặt bằng. Nếu công trình có diện tích rộng. Khi đó, nhà thầu sẽ sử dụng máy cạp, máy ủi cùng tiến hành làm việc. Máy ủi sẽ đảm nhiệm việc đắp và đào đất. Còn máy cáp sẽ được sử dụng để san đất, đầm đất sơ bộ cho các hố móng.

thuyết minh biện pháp thi công đào đất hố móng
Sử dụng máy đào đất 1 gầu để tránh ảnh hưởng tới cấu trúc đất móng.

Giai đoạn 2: Đào đất ở hố móng

Sau khi giai đoạn 1 hoàn thành. Nhà thầu sẽ bắt đầu tiến hành ngay lập tức giai đoạn 2: Đào hố móng. Thông thường, có 7 kiểu đất xây dựng thường gặp gồm: đất pha cát, đất cát, đất thịt, đất sét, đất sét chắc, đất thịt chắc và cuối cùng là đất lẫn sỏi sạn. Tùy thuộc vào từng loại đất mà độ sâu cần đào sẽ khác nhau. Độ sâu và kích thước hố thông thường sẽ được khảo sát và nêu trước bên trong bản vẽ thi công.

Xem thêm  Các tiêu chuẩn thiết kế móng cọc bê tông

Trong 3 giai đoạn đây là giai đoạn quan trọng nhất khi nó ảnh hưởng đến kết cấu và tuổi thọ của toàn bộ công trình về sau. Chính vì vậy, nhà thầu cần phải thực hiện đúng theo những tiêu chuẩn đào hố móng.

Một số lưu ý nhỏ trong giai đoạn này cần phải chú ý như:

  • Nên sử dụng loại máy đào đất kiểu 1 gầu múc để tránh làm cấu trúc của lớp đất  làm móng bị hư hại hoặc ảnh hưởng.
  • Cần để lại một lớp bảo vệ mỏng để chống sự phá hoại và xâm thực của môi trường xung quanh.
  • Hố móng nên được thi công dạng vát chéo để hạn chế quá trình sụt lún. Trong trường hợp, nhà thầu buộc phải thi công vách thẳng đứng. Cần phải tiến hành gia cố và có biện pháp thay thế. Nếu do điều kiện đất hoặc một số yếu tố khiến nhà thầu không thể gia cố. Khi đó, thi công móng cần phải rút ngắn hết mức có thể.
  • Với công trình thi công ở khu vực có mật độ dân cư cao. Hoặc hạ tầng cấu trúc xung quanh kém. Cần phải có các biện pháp chống sạt lở đi kèm như: khung chống văng, ép cừ thép, khoan mồi….

Giai đoạn 3: Đắp lấp hố đất

Sau khi kết thúc giai đoạn 2: Đào đất ở hố móng. Các trụ móng sẽ được tiến hành thi công ngay lập tức. Trong thời điểm thi công móng, nhà thầu phải đảm bảo rằng các hố đất không được xảy ra suốt quá trình công móng. Khi móng nhà đã được kết cấu ổn định, đảm bảo đủ điều kiện theo như bản vẽ thi công. Công tác hoàn trả hố đất mới được tiến hành.

Tùy thuộc vào quy mô, kết cấu của móng và công trình, mà thời gian được thực hiện lấp hố khác nhau. Thông thường thời gian thực hiện để lấp móng hố là tối thiểu 2 tuần.

Ngoài ra, khi thực hiện hoàn trả hố móng. Nhà thầu cần lấp hố đến đúng với chiều cao ban đầu đã cam kết với chủ đầu tư.