Tiêu chuẩn kết cấu móng và bản vẽ móng nhà 1 tầng

Móng nhà là gì? Khi xây dựng cần phải tuân thủ những yếu tố nào về móng nhà để có thể xây dựng công trình đẹp và an toàn? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về các tiêu chuẩn kết cấu móng nhà và tham khảo các bản vẽ móng nhà 1 tầng đơn giản nhé!

Móng nhà là gì? Tiêu chuẩn kết cấu móng

Móng nhà là kết cấu quan trọng nhất khi xây dựng bất cứ công trình nào. Chúng là tổ hợp của gạch, đá hộc hay bê tông và được đặt ở phần kết  cầu cuối cùng của căn nhà. Móng nhà sẽ phải chịu toàn bộ tải trọng của công trình xuống lớp nền đất. Vì thế đòi hỏi việc thiết kế và xây dựng móng nhà bắt buộc phải chất lượng và kiên cố. Nếu không những trường hợp như đổ, lún, nứt tường hoặc mái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn trong quá trình sử dụng. Trong quá trình làm móng nhà, thợ cần phải giác móng công trình cẩn thận nhằm đảm kết cấu và tiêu chuẩn trước khi bắt đầu.

Người ta chia móng nhà thành 4 loại chính: móng băng, móng đơn, móng bè và móng cọc.

Móng băng

Móng nhà 1 tầng dạng móng băng
Kết cấu móng băng

Móng băng là dài móng dài có khả năng chịu lực và nối các điểm cọc của móng. Móng băng có 2 loại bao gồm:

  • Móng 1 phương được thiết kế to và dày do phải chịu toàn bộ tải trọng của ngôi nhà.
  • Móng 2 phương là móng được thiết kế theo 2 phương cả ngang và dọc. Vì có 2 phương chịu tải nên phương pháp dựng móng này thường được sử dụng nhiều hơn.

Móng đơn

Móng nhà 1 tầng dạng móng đơn
Cấu tạo móng đơn

Móng đơn hay có cách gọi khác là móng trụ hay móng cốc trong dân gian. Đây là phương pháp sử dụng cột và đế cột để tạo móng nền. Móng đơn thì thường nằm riêng lẻ với nhau, thường có hình vuông, hình chữ nhật. Đây là phương pháp có thể nói là tốn ít chi phí nhất trong các phương án dựng móng.

Chính vì thế đây cũng là phương án được sử dụng để dựng kết cấu móng nhà 1 tầng, thiết kế bản vẽ móng nhà cấp 4.

 Móng bè

Móng nhà 1 tầng dạng móng bè
Các loại móng bè

Móng bè là phần nền dưới cột rộng theo 2 phương. Đây là phương thức xây móng tận dụng lớp đất tốt phía trên, không thực hiện đào sâu xây móng. Bề dày của lớp móng bè này dày từ 0.5 đến 2m với 2 phương chịu lực để đảm bảo chịu được tải trọng của công trình.

Xem thêm  Các tiêu chuẩn về móng gạch

Móng cọc

Móng nhà 1 tầng dạng móng cọc
Cấu tạo của dạng móng cọc

Phương án dựng móng cọc thường được sử dụng trong điều kiện đất nền yếu và tải trọng công trình khá lớn. Phù hợp hơn với các đa dạng các công trình do cấu tạo và vật liệu học của cọc có đặc tính phong phú.

Tiêu chuẩn chung về kết cấu móng nhà

Để xây dựng về kết cấu móng nhà 1 tầng an toàn và chất lượng, thì cần phải tuân thủ một vài nguyên tắc bao gồm”

  • Biện pháp thi công và các bước thực hiện khâu làm nền móng cần được phối hợp nghiên cứu và khảo sát cùng các bên làm công trình ngầm, xây dựng đường sá và các công tác khác được lưu ý trong quá trình thực hiện “chu trình không” (Chu trình không là chuỗi các công việc bao gồm đào hố móng, xây dựng nền, xây dựng móng và lấp đất lại)
  • Việc lựa chọn phương án thi công nền cần phải cân nhắc giữa các số liệu khảo sát địa chất đã thu thập trong quá trình thiết kế công trình. Và cần thực hiện khảo sát và nghiên cứu bổ sung nếu phát hiện số liệu trong thiết kế không giống với điều kiện thực tế.
  • Các vật liệu, cấu kiện, bộ phận kết cấu dùng cho xây dựng nền móng phải phải đáp ứng được những yêu cầu về thiết kế, thỏa mãn các điều kiện do tiêu chuẩn Nhà nước và điều kiện kỹ thuật tương ứng đã đặt ra.
  • Công tác xây nền móng cần được kiểm tra kỹ thuật bởi các chủ đầu tư, của cơ quan đặt hàng đối với các bộ phận có kết cấu quan trọng đã hoàn thành riêng và có lập các biên bản nghiệm thu trung gian cho các bộ phận đó.
  • Các loại móng được xây dựng trong những loại điều kiện địa chất đặc biệt như đất lún, đất đắp,… hoặc móng của các công trình quan trọng. Thì phải tổ chức theo dõi chuyển vị và biến dạng của móng và công trình trong từng thời kỳ xây dựng. Các đối tượng theo dõi và phương pháp đo được quy định trong thiết kế có tính toán chi phí cần thiết để đặt các mốc đo và thực hiện quá trình theo dõi.
Xem thêm  Sắt làm móng nhà và những tiêu chuẩn cần nắm vững

Tiêu chuẩn về kết cấu của móng nhà 1 tầng?

Tiêu chuẩn về kết móng bè nhà 1 tầng

  • Bảo quản móng là một trong những khâu thi công quan trọng nhất. Phải đảm bảo giữ được độ ẩm của đất. Không nên để phơi nắng lâu dẫn đến rạn đất nhưng cần tránh để mưa thấm lâu ngày gây ra hiện tượng xi măng chết. Sẽ mất 1 – 2 ngày để xi măng kết dính với nhau, nên trong thời gian này cần tập trung bảo quản xi măng để không xảy ra sai sót.
  • Tuy rằng móng bè phù hợp với địa hình đất yếu, nhưng việc kiểm tra tính ổn định của nền đất vẫn vô cùng quan trọng. Cần khảo sát kỹ lưỡng chất lượng địa chất và xử lý để tránh xảy ra lún sụt, làm sai lệch độ dày của nền móng. Bên cạnh đó cũng cần khảo sát về nguyên liệu làm móng như sắt làm móng, bê tông, cát nhằm đảo bộ kết dính.
  • Các cọc là điểm quan trọng để truyền tải trọng lực công trình, chính vì vậy cần chú ý tới việc bố trí cọc phù hợp theo yêu cầu của công trình, đảm bảo sự an toàn của công trình

Tiêu chuẩn về kết móng băng nhà 1 tầng

  • Làm móng trên Nền đất yếu như đất bùn, đất ven ao thường xuyên có những biến động bởi những tác động bên ngoài như tự nhiên, môi trường và cả biến đổi khí hậu. Gây ra lún, sạt ở diện rộng, được đánh giá là nền đất không đạt chuẩn.
  • Tốt nhất là nên nghiên cứu và khảo sát mức độ sụt lún của nền đất địa hình đặc biệt nếu định thi công móng băng nhà 3 tầng thì càng cần phải nghiên cứu kỹ. Sau đó mới ra quyết định biện pháp gia cố ở trên nền móng trước nhằm giúp ổn định bề mặt của nền móng trước khi tiến hành xây dựng (ví dụ như đóng cọc tràm, cọc bê tông cốt thép,….)
  • Lưu ý tùy thuộc vào mỗi công trình khác nhau mà bạn nên lựa chọn mỗi loại móng băng 1 phương hay 2 phương khác nhau để giúp cho quá trình xây dựng ở các bước tiếp theo của công trình sẽ luôn được đảm bảo như ý muốn và đạt chất lượng cũng như hiệu quả cao.
Xem thêm  Tiêu chuẩn đào hố móng và biện pháp thi công

Tiêu chuẩn về kết cấu móng đơn nhà 1 tầng

  • Tương tự các loại móng khác, việc khảo sát thực tế về địa hình vô cùng quan trọng. Bởi nó là cơ sở để quyết định giải pháp xây nền và móng thích hợp. Phải tiến hành bổ sung số liệu nếu điều kiện địa chất của khu vực đó không phù hợp với những tính toán trong thiết kế thi công móng đơn.
  • Mọi vật liệu,máy móc hỗ trợ, bộ phận kết cấu dùng khi xây dựng móng đơn phải thỏa mãn những yêu cầu của thiết kế.
  • Khi xây dựng móng đơn cần phải có sự kiểm tra kỹ thuật của cơ quan.

Bản vẽ móng nhà 1 tầng cấp 4?

Dưới đây là bản vẽ móng nhà 1 tầng cấp 4, 1 tầng đơn giản. Bản vẽ ứng dụng phương pháp thiết kế móng băng trong thiết kế công trình.

Mặt bằng kết cấu móng nhà 1 tầng
Mặt bằng móng trong bản vẽ móng nhà cấp 4
Bản vẽ móng nhà cấp 4 móng băng
Bản vẽ móng nhà cấp 4 dạng móng băng

Trong bản vẽ này có một số lưu ý về kỹ thuật như sau:

  • Dầm móng thiết kế phổ thông (cm): b30 x h50
  • Thép chủ, thép đai thiết kế phổ thông: 6Φ18 (thép chủ), Φ8a150 (thép đai)
  • Chiều dày bản móng móng băng thiết kế phổ thông (cm): khoảng 20 – 35, tính đường chéo từ móng ra cạnh.
  • Bề ngang bản móng thiết kế phổ thông (cm): 90
  • Thép bản móng thiết kế phổ thông: Φ12a150

Mong rằng bài viết trên đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho những ai đang có ý định xây dựng công trình nhà ở cấp 4. Lưu ý những tiêu chuẩn kết cấu móng nhà 1 tầng được trình bày ở phía trên để có một nền móng công trình an toàn, chất lượng.